- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BUỔI SÁNG Ở TRANG TRẠI CHĂN NUÔI BÒ SỮA

11 Tháng Mười Hai 201712:35 SA(Xem: 25792)

 

 

sg mua -UL
SG Mưa - ảnh UL




Xin đừng đùa nữa, nhột lắm rồi!

người ta đưa một anh cán bộ trẻ

con vị quan chức chính phủ lên làm bí thư thành phố

sau một năm chính họ bãi nhiệm anh này

với số phiếu lên cũng như xuống

một trăm phần trăm

 

hahahahaha

 

giám đốc ngân hàng kể cả cán bộ

tham nhũng mỗi người vài ngàn tỷ

đấy là tiền của dân

đổ mồ hôi sôi nước mắt

đấy là tiền của doanh nghiệp

đêm mất ngủ ngày mất ăn

họ chuyển thành nợ xấu

buộc nhà nước mua lại không (0) đồng

 

hahahahaha

 

giáo viên mầm non

dùng thau, xô, chậu, ca, rỗ, dao... đánh các cháu như đập đầu con cá lóc

một thời gian khá dài

chi bộ

ủy ban

phụ nữ

thanh niên

văn hóa

giáo dục

không hề hay biết

 

hahahahaha

 

nay đến chữ viết

người ta muốn thay đổi hệ thống

Tiếq Việt Záo zụk mới

nhằm hất đỗ một nền tảng giáo dục cũ

một kho tàng lịch sử văn hóa dân gian

một quá khứ đấu tranh hào hùng của dân tộc

đi lên từ hình ảnh quê hương đậm đà da diết

thông ngôn ngữ tiếng việt

tượng thanh và tượng hình

mộc mạc dễ hiểu nhưng không kém phần hiện đại

 

hahahahaha

 

xin đừng đùa nữa

hởi các quan thầy giáo sư tiến sĩ

hởi các hiền nhân quân sư quân sĩ

sáng nay tôi đi làm

ăn mỗi đụm xôi năm ngàn

cô bán hàng đêm qua hình như mất ngủ

đôi mắt thâm quầng

khoét rãnh câu thơ

 

huhuhuhuhu

 

 

 

Tình yêu thời @

 

giờ có facebook rồi

em đi đâu làm gì

anh cũng biết

trừ nỗi buồn báu vật

giấu trong lòng đại dương

 

ngọn gió đêm ru cỏ ngủ

đếm từ xửa từ xưa

đến từ nảy từ nay

có cô bé khờ dại

chỉ biết yêu anh

dẫu thuê bao luôn ngoài vùng phủ sóng

 

giờ có facebook rồi

anh nói gì em nghe cũng phải

còn nằm trong chăn

đã lo chúc một ngày vui vẻ

còn ngồi trên xe

đã lo chúc buổi trưa ngon miệng

còn đứng ngoài hiên ngắm trăng

đã lo chúc giấc mơ ngọt ngào

 

chỉ có giọt nước mắt lăn trên gối

thì muôn đời vẫn nóng sôi sôi

bờ môi cắn tưa đêm chờ đợi

thì muôn đời vẫn lạnh căm căm

chén rượu nào cạn đêm trừ tịch

thì cơn say cũng chỉ mới bắt đầu

 

giờ có facebook rồi

mọi thứ đều công khai

xin đừng hỏi em

vì sao biển động

cành san hô tự tình thì mắc gì đàn cá

lội ngược dòng nhấn một nút like

 

 

Giả sử

 

khi nào đó

anh đi xa thiệt xa

không mang theo gì cả

ngoài ông mặt trời già nua

giấu sau giàn bếp

lúc đó em sẽ ngồi xuống đất

vẽ một vòng tròn

một tia chớp

một cơ giông

một bầu trời rằn ri

khi nào đó

anh biệt tăm biệt tích

hành trang trống rỗng

ngoài vầng trăng mười bốn thơ ngây

lãng đãng sau hè mỗi khi em hong tóc

em sẽ không nói gì

đợi gió chiều thổi qua

đón lại

vắt lên giàn mướp trước sân

từng sợi mỏng tan

từng sợi ướm vàng

từng sợi mơ màn

khi nào đó

anh chồn chân mỏi gối

muốn quay về với em nhưng sợ mắng

thì hãy vác ba lô quẳng xuống dòng nước dập dìu

biết đâu bên bờ sông dát nắng

em tình cờ giặt áo

vớt nỗi buồn anh lên

vớt tình yêu anh lên

vớt khóm lục bình cô đơn trôi về nơi xa ngái

chẳng có khi nào cả

bởi em đã theo anh dẫu chân trời góc bể

mặc hoàng hôn rệu rã

mặc bình minh tím tái

mặc cơn dông bất chợt

hất tóc em bay...

 

 

Đấu giá

 

Em bán em một đồng

Anh mua về giúp việc

 

Em bán em hai đồng

Anh mua về làm vợ

 

Em bán em ba đồng

Anh mua về hoàng hậu

 

Em bán em bốn đồng

Anh kì kèo trả giá

 

Cuộc thương lượng bất thành

Em cô đơn trăm tuổi

 

Ngày mai mừng sinh nhật

Lại bắt đầu loa loa

 

Lần này xin hạ giá

Em bán em không đồng

 

Cả ngôi làng chết lặng

Như tàn cuộc binh đao

 

Anh ngày xưa tóc bạc

Giờ lẫn lộn thuê bao

 

Cước làm tình trả trước

Cước làm vợ trả sau

 

Buổi sáng ở trang trại chăn nuôi bò sữa

 

sự thật trang trại năm nghìn mét vuông thuộc dự án cấp quốc gia khá hoành tráng hiễn hiện

sự thật đàn bò giống mười nghìn con nhập từ Australia qua đường chính ngạch đạt chất lượng cao

sự thật ba trăm công nhân thu nhập bình quân mười triệu đồng một tháng ổn định, có khi dư chút đỉnh 

buổi sáng người ta cung cấp thức ăn hỗn hợp cỏ, cám, men bia, thân cây chuối xuát ra từ kho nguyên liệu

cố vấn kỹ thuật chăn nuôi lên lịch pha chế, công nhân phụ trách chuồng trại thực hiện việc cho bò ăn

bò ăn xong tổ sản phẩm tiến hành công đoạn tắm cho bò và chuẩn bị vắt sữa

đàn bò đứng im để người ta bóp vú lấy sữa, sữa đựng trong chiếc xô năm lít màu trắng sạch sẽ

lấy sữa xong những con bò trống rỗng quay đầu lại máng uống nước nhằm tái tạo năng lượng

công đoạn cuối cùng là thả rông bò ra ngoài thảo nguyên bát ngát, xanh cỏ lẫn màu xanh da trời hòa quyện

hương cỏ lẫn sương mù lãng đãng phả vào không gian tĩnh mịch một mùi thơm dịu dàng

đàn bò thản nhiên hít thở không khí trong lành của một vùng núi, đung đưa cái đuôi có chòm lông mướt rượt

sự thật phỏng theo trí tưởng tượng của một nhà thơ chưa hoặc không bao giờ nổi tiếng

bởi đàn bò đã vào lò mổ, biến thành thịt hộp, xúc xích giúp con người tăng thêm lượng đạm vốn quá ít sau ngày giải phóng

 

 

Sài gòn, 12.2017

Bình Địa Mộc

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 95158)
...Người khách đầu tiên tìm đến là một gã đàn ông lùn tè lùn tẹt, gã hỏi mẹ chị đi ”tàu nhanh” giá bao nhiêu? Mẹ chị ngớ người không hiểu, hỏi lại gã tàu nhanh là gì? Gã văng tục:” Đ... mẹ, làm đĩ mà không biết tàu nhanh!”. Mẹ chị nói với gã lần đầu tiên đi bán mình nên chưa biết, gã giảng giải cho mẹ chị, đi tàu nhanh nghĩa là “làm” một cái thôi, giống như ăn bánh trả tiền, còn đi” tàu chậm” là qua đêm, “làm” bao nhiêu cái thì “làm”...
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 114615)
đêm phố cổ tạ ơn một nàng thơ cuối cùng vẫn còn biết giật mình trước mắt đêm chai lì như mắt loài chuột cống
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 87904)
“Theo Trần Trọng Kim nhận rằng thơ là của Lý Thường Kiệt. Nhưng nói chắc là Thường Kiệt làm được thơ thì không có gì làm bằng cứ”[15]. Sau này, Bùi Văn Nguyên phân tích các cứ liệu và đoán định rằng: “Như vậy tác giả bài thơ “thần” này là khuyết danh”[16]. Bùi Duy Tân tiếp tục hướng này và chủ trương rằng “bài thơ này nên để khuyết danh tác giả”[17]...
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 74909)
Hắn tỉnh lại đột ngột. Bốn năm người thanh niên đang kéo hắn ra từ dưới lườn xe. Hắn nếm được vị mặn và máu, một đầu gối bị đau, và khi bị nhấc bổng, hắn phát rên, không chịu nổi sự đụng chạm trên cánh tay mặt. Những tiếng nói như không thuộc về những khuôn mặt treo ở trên hắn đang bông đùa vỗ về và bảo hắn yên tâm.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83267)
Khi tòa báo đề nghị tôi tham gia viết về các nhà văn mà giá trị được cường điệu cao hơn giá trị thật của chính họ, tôi đã nghĩ sẽ từ chối. Tại sao phải tự mình tạo thêm kẻ thù một cách miễn phí? Rồi Robbe-Grillet xuất hiện trong đầu.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 91734)
Sư thày trụ trì ngôi chùa làng là người có học. Chẳng bao lâu hắn đã có thể trò chuyện như một người bạn tâm giao. Giáo lí nhà phật trong nhiều năm đã trở nên mờ nhạt với tuyệt đại đa số những con người tất bật với cuộc sống hôm nay. Cái hiểu biết về đền chùa miếu mạo của hắn cũng chỉ dừng ở mức không nhầm lẫn giữa nơi này với nơi khác. Bởi thế được trò chuyện với sư thày mỗi tháng vài lần là điều làm hắn vô cùng thích thú.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 110997)
Một cái chức nhỏ nhẹ Một cái chức lăn như cỏ lông chông Mơ đeo vào tay xòe ra giữa nắng Mơ đeo vào gót chân mỗi bước mỗi khua vang rổn rảng
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 100412)
Hoa ôm cứng lấy tôi. Hoa bảo: Hãy yêu Hoa đi. Nắng buổi chiều chiếu rọi xuyên qua bản vẽ làm rách nát từng đường trên cơ thể Hoa. Tôi nằm dát người trên chiếu, nghe tiếng súng nổ và hiểu Đà-nẵng đang cơn hấp hối.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109586)
một con thuyền dính bùa ngải của sông ý nghĩ găm đầy tháng năm mắc cạn em cố quên làm gì! khi ngay cả cánh tay anh cũng ảo
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86985)
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngô Thế Vinh còn là một sinh viên y khoa, đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tạp chí Tình Thương, tờ báo của những người sinh viên áo trắng. Trong thời gian này tôi là một sĩ quan rất trẻ của QLVNCH. Cả Ngô Thế Vinh và tôi bị cuốn vào một biến động làm rung chuyển rừng núi Tây Nguyên: vụ nổi loạn đòi tự trị của những sắc tộc thiểu số, mà báo chí thời đó gọi là FULRO.