- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KIẾN TÁNH

15 Tháng Ba 20171:21 SA(Xem: 31671)

pix-ngoquocphuong[4]

Tác giả: Ngô Quốc Phương, sinh năm 1970, nghề nghiệp: Nhà báo, nguyên Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện đang sinh sống tại Kent, Anh Quốc, từng có bài vở đăng trên Talawas, Văn Việt...


Sớm tinh mơ, sư chú đi đâu về mặt hớt ha hớt hải:

‘Bạch Thầy, thầy hoan hỉ giúp con, có một nữ thí chủ cứ đứng ngoài hiên cửa Chánh điện, con nói hoài giờ nhà chùa đang nghỉ, mà vị đó cứ đứng ở đó đợi hoài...”

“Con nói sao, thí chủ nào, đợi hoài là đợi cái chi vậy?”, sư cụ đang ngơi nghỉ trên giường chống tay ngồi dậy hỏi đệ tử trẻ.

“Mô Phật, bạch Thầy, người đó muốn xin nhà chùa một loài hoa cho được.... thanh thản ạ!,” sư chú khẽ khàng và lễ độ đáp.

“Vậy sao, có chuyện như thế mà con cũng phải vô hỏi thầy?”, sư cụ ngồi hẳn dậy, khẽ cười và bảo đệ tử.

“Dạ, bạch Thầy, con hiểu ý ngài ạ, nhưng nếu chuyện chỉ đơn thuần có thế, con đâu dám thất lễ vào làm kinh động ngài đọc sách ạ!”, sư chú chắp tay thưa lại.

“Vậy con đã ứng xử thế nào, con có mời thí chủ ấy vô không, hay là để người ta cứ phải đứng ngoài bất tiện thế,” ngài nói và đưa tay ra làm ý với học trò.

“Bạch thầy, con có mời nữ thí chủ vào trong, nhưng vị ấy nói là chỉ xin một loài hoa rồi đi ngay ạ!”

“Vậy sao, vườn nhà chùa đầy muôn hoa đấy, sao con còn chần chừ?”, sư cụ lấy chiếc quạt phe phẩy và khẽ mỉm cười, nói.

“Dạ, lúc đầu con ra sau ao, tìm vài bông sen, sen mùa này đẹp và thơm ngát Thầy ạ, con mang ra đưa tận tay dâng tặng nữ thí chủ, không quên nói là của nhà Chùa và Thầy trụ trì ban tặng,” sư chú nói.

“Nhưng thí chủ lạ lắm, nàng nhìn con và từ chối hương sen!”

“Có chuyện thế sao, Mô Phật! Vậy vị ấy còn muốn gì?,” sư cụ đỡ lấy chén trà sen từ tay đồ đệ sẽ sàng hỏi.

“Dạ, tín chủ muốn xin hoa hồng mà là hoa hồng đỏ thắm ạ? Và cứ nằng nặc đợi ạ,” chàng sư chú đáp và má ửng hồng cả lên.

“Thôi đến đây ta hiểu rồi, con và nữ thí chủ ấy có quen nhau từ trước không? Thế con có để người ta đợi nữa hay là không?”, sư cụ hạ chén trà xuống chiếc bàn nhỏ cạnh đầu giường, nơi có vài cuốn kinh sách ngài đang đọc dở dang.

“Dạ, bạch Thầy, con không dám ạ, con phải vào đây để vấn ý thầy ạ,” sư chú mặt đỏ hết cả lên và hình như hai tay của chàng hơi rung động.

“Mô Phật, con hãy nghe ta, ra ngay sau vườn, tìm khóm hồng nào thắm nhất mà tặng người ta, đừng bao giờ chấp cái gì là sen cái gì không phải là sen cả”, ngài hơi nghiêm giọng nói với học trò.

“Con phải biết ở đời đừng nên chấp bất cứ sự gì, hãy làm ngay những gì có thể, đặng để cho người ta thanh thản, hạnh phúc, an lạc thì làm, con nhé”, ngài nói rồi khẽ xua tay bảo đồ đệ lui ra và nhấc một cuốn kinh lên, khẽ lật trang rồi đọc tiếp.

Ngoài kia, hương thơm của muôn loài hoa theo làn gió mát chợt ùa vào, nghe đâu trong ấy có cả mùi oải hương nào tím lắm một ngày Xuân!

NGÔ QUỐC PHƯƠNG

(08/3/2017- Kent, Anh quốc)







Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Mười Một 20178:59 CH
Khách
"Chiếu kiến ngũ uẩn giai không" chính là đỉnh cao nhất của Phật pháp: “Con phải biết ở đời đừng nên chấp bất cứ sự gì, hãy làm ngay những gì có thể, đặng để cho người ta thanh thản, hạnh phúc, an lạc thì làm, con nhé”. Ở đây "thầy" là biểu tượng của người đạt đạo, còn "trò" là biểu tượng của người đang tu học. Không rõ tác giả có ý nào khác ?
14 Tháng Tư 20176:39 SA
Khách
Quá hay anh Phương câu chuyện tuy ngắn nhưng bao hết từng hơi thở của cuộc sống ,những gì làm được cho Tha nhân nên làm nếu có cơ hội
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Tám 20153:20 CH(Xem: 31881)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Đoàn Khuê định cư ở Canada, anh có một lối viết thật đặc biệt... Nói một cách khác là Đoàn Khuê viết "trúng tim đen" và thật hay. Chúng tôi hân hạnh mời quí bạn đọc và văn hữu cùng đi vào thế giới tạp bút của tác giả "Tạp bút, tìm tôi".
01 Tháng Tám 20153:37 SA(Xem: 32790)
Sàigòn ngày trở lại. Bầu trời nắng vẫn một màu bơ vơ. Tôi đi giữa dòng người xuôi ngược, giữa những hàng quán, những ánh nhìn căng thẳng, giữa những bước chân vội vã. Tôi nhìn Sàigòn vừa quen, vừa lạ - cái đã vỡ tan - cái mới dựng lên - tất cả đều xa khuất như không thể nắm giữ, cũng chẳng thể lìa bỏ.
21 Tháng Bảy 20154:54 CH(Xem: 28148)
Căn phòng im như một góc quá khứ, dù Má chỉ mới rời nhà chưa quá một tuần. Mây ngồi lên chiếc giường đôi, chỗ Má vẫn nằm. Tấm chăn phủ giường xô lệch, chiếc xe đẩy tay của Má đứng xéo góc với tủ đựng quần áo, soi bóng cô đơn trong tấm gương.
19 Tháng Bảy 20152:31 SA(Xem: 31779)
Ai cũng có những bí mật của riêng mình sống để trong dạ, chết mang theo, cả một cuộc đời rồi đào sâu, chôn chặt. Huống chi đó lại là bí mật của người mình yêu thương.
19 Tháng Bảy 20151:15 SA(Xem: 31199)
- Cô hát hay lắm. - Ông làm tôi giật mình. Ông ở đâu đến? Ông rình rập tôi? - Xin lỗi cô, tôi không rình rập cô, tôi đang nằm chỗ kia thì giọng hát của cô theo gió đến với tôi. Giọng cô hay lắm. - Thật không? - Giọng hát cô đã ru tôi ngủ được một lúc. - Ông nói gì? - Xin lỗi, tôi quên là đối với người Mỹ thì một giọng hát dở mới làm người khác ngủ gục nhưng trong văn hóa Việt của chúng tôi thì chỉ những giọng hát hay mới có thể ru người nghe vào giấc mộng.
19 Tháng Bảy 201512:43 SA(Xem: 32943)
chủ nhật già nua màu xám tôi con lắc ngã nghiêng đời đêm tôn nghiêm níu gọi về đi một cõi rong chơi
19 Tháng Bảy 201512:29 SA(Xem: 29364)
Ta dám thề rằng hương ngày cũ Đã theo ai vào tận giấc mơ Sớm mai trách cứ thiên hà một Vì sao sót lại ngày ham chơi
19 Tháng Bảy 201512:10 SA(Xem: 29990)
từ tía sang đỏ tự phê mặt mũi một đống cắc kè thầy bói bảo anh này có phong cách búa rìu cho ngồi ghế kiểm sát
18 Tháng Bảy 201511:56 CH(Xem: 33621)
Cứ bỏ đó,cứ để lòng thanh thản Mưa chiều nay lất phất gió muôn chiều Cười với lá mùa xuân hay mùa hạ Phía cuối đời sẽ vỡ lẽ tình yêu.
18 Tháng Bảy 201511:31 CH(Xem: 29765)
Sự nghiệp viết điếu văn của tôi bắt đầu từ Tạ Văn Thế, Thế trước đây học Văn khoa, công tác ở công ty mai táng quận, đã từng giữ đến chức trưởng phòng tổ chức nhân sự và thuộc diện quy hoạch cán bộ nòng cốt nhưng sau đợt bình chọn người đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, mặc dù ba năm liền là chiến sĩ thi đua nhưng vẫn bị loại nên Thế bất mãn và xin về nghỉ mất sức.