- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÊM Ở BIỂN ĐÔNG

07 Tháng Hai 20172:11 SA(Xem: 26528)

 


20170103065050-da-vanh-khan-ehzq
đảo Đá Vành Khăn


( Như một nén tâm hương…)

 

 

 

Đêm hôm nay trăng sáng. Mặt biển êm ả chỉ lăn tăn gợn sóng. Hộ tống hạm HQ10 Nhật Tảo đã vùi dưới đáy biển trên 40 năm, đêm nay dường như đang giũ mình lấp lánh dưới đáy trăng.

 

Như mọi đêm, hạm trưởng trung tá Ngụy Văn Thà điểm danh, giọng âm âm lất phất trong ánh nước :

- Nguyễn Thành Trí

- Có !  - Thiếu tá hạm phó dáng vẻ thư sinh, đứng lên trên chiếc chân còn lại dõng dạc.

- Hoàng Duy Thạch

- Dạ có… Thưa trung tá, xương cốt của tôi bị bùn cát vùi quá sâu rồi.

Một giọng rổn rảng phía sau vang lên :

- Đù má ! Vùi như vậy mới còn nguyên vẹn. Không hiểu vì sao tướng tá tôi to như thế này mà xương cốt nhẹ tênh tênh, trôi đầu một nơi tay chân một ngã.

Một con cá vừa nghiêng mình, ánh vảy bạc chui qua lỗ thủng trên ngực đầy rong rêu của thượng sĩ người nhái Đinh Hữu Từ.

- Nguyễn Thành Trọng – Người hạm trưởng tiếp tục

- Có.

- Phạm Tiến Chung.

- Có.

- …

- …

- Người cuối cùng, người thứ 75…

Giọng trung tá Thà bỗng ngèn ngẹn :

- Chúng ta vừa mới tìm được trung sĩ Phạm Ngọc Đa, anh đã cô độc trôi nổi trên biển những 42 năm nay.

Bóng một người lướt thướt đi lên, tái nhợt. Anh ta ôm từng người và khóc :

- Các anh tề tựu ở đây, dù lạnh lẽo nơi đáy biển vẫn còn có chiến hạm tránh mưa tránh nắng. Riêng tôi thân xác trôi dạt ba ngày nhưng hồn phách phiêu linh nơi đầu gềnh cuối thác, cho tới nay mới tìm được các anh.

Tiếng khóc râm ran vang lên. Đàn cá vội dạt ra xa.

 

Hạm trưởng Thà ngửa mặt lên trời :

- Các anh em có nghe mùi gì đang thoảng đến không ? Mùi gì mà trên 40 năm nay chúng ta mong đợi mà chưa được một lần thưởng thức ?

 

- Mùi hương hoa ! – Lại gã người nhái họ Đinh to xác mau đói trả lời.

 

- Phải rồi ! – Hạm trưởng xúc động : Từ đất liền tưởng niệm chúng ta. Ba miền đất nước đang tưởng niệm chúng ta. Sài Gòn, Đà Nẵng và cả Hà Nội đang xuống đường tưởng niệm chúng ta.

 

- Nghe bảo ở Vũng Tàu nhóm anh Trần Bang bị côn đồ giật vòng hoa. Ở Sài Gòn, nơi tượng đài đức thánh Trần bọn chúng xua lũ quét dường ra ngăn cản. - Hạm phó Thành Trí nói trong buồn bực.

 

- Đù móa ! – Gã người nhái tên Từ hét lên : Để tui về vặt cổ chúng nó hết cho xong!

 

Cũng hạm phó, Nguyễn Thành Trí, người có dáng thư sinh giơ cao chiếc nạng làm bằng thân rong, bảo :

- Không cần. Sẽ có người xử bọn chúng ngay thôi.

 

- Nhưng sao là nghĩa sĩ Hoàng sa mà không phải liệt sĩ ?- Ai đó hỏi vọng lên

 

- Chúng ta không cần. – Hạm phó Thành Trí ồn tồn : Khẩu hiệu của chúng ta là : Đất nước là trên hết, khác với những liệt sĩ hiện nay.

 

- Nghe bảo, người ta đang khởi công xây khu tưởng niệm cho chúng ta, vậy chúng ta có về trú ngụ nơi đó không?

 

Ngụy Văn Thà đưa mắt dò nhìn từng người một, sau ông phất tay :

-Không. Chúng ta phải ở lại đây. Chúng ta và chiến hạm còn phải canh chừng Hoàng Sa cho đến khi nào Hoàng Sa trở về tay Việt Nam chúng ta.

Hạm phó Thành Trí :

-Đất nước Việt Nam chúng ta dễ tới ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ, nhưng cha ông chúng ta vẫn dành lại được trọn vẹn lãnh thổ. Hôm nay cũng vậy, nhất là thời khắc chuyển giao này,Hoàng Sa là của chúng ta nay mai thôi.

 

-Đù móa Trung cẩu ! - Gã người nhái Đinh Hữu Từ lại văng tục : Đổ Mười nó, hôm qua tui thấy máy bay chúng chở vợ ra đảo Chữ Thập bên Trường Sa chụp hình tự sướng.

 

 

- Chúng nó bán hết rồi ! – Thành Trí lẩm bẩm.

 

Bổng hạm trưởng Thà đứng phắt dậy :

- Phạm Văn Qúy đâu ?

- Có mặt.

- Chuẩn bị khởi động chiến hạm. Tất cả vào vị trí. Chúng ta lần này không đi tuần tra Hoàng Sa như mọi đêm. Nhiệm vụ chúng ta là bảo toàn lãnh thổ đất nước, Trường sa cũng vậy. Đêm nay chúng ta trực chỉ hướng nam. Đại úy Hoàng Duy Thạch, mở hết tốc lực chạy về Trường Sa.

 

Và HQ1O Nhật Tảo rẻ nước, lao vun vút trong đêm. Và như một con tàu ma, và đúng là một con tàu ma.

Đêm đã khuya, mảnh trăng đã ngã về tây. Đáy biển lờ mờ trong ánh lân tinh. Bỗng nhiên vẳng đâu xa xa tiếng ai nỉ non ai oán :

- Việt Nam ơi, thời gian quá nửa đời người và ta đã tỏ tường rồi…

Nguyễn Thành Trí rùng mình :

- Uả, hình như ai đang hát bài ‘ Việt Nam tôi đâu » của Việt Khang ?

Hạm trưởng quay lại hỏi Duy Thạch :

- Chúng ta đang ở đâu ?

 

- Dạ gần đảo Gạc Ma

 

 

- Có những bóng đen đang ẩn nấp trong các dãy san hô, thưa hạm trưởng. - Nguyễn Thành Trọng đang xoay nòng pháo nói vọng xuống.

 

- Từ từ, không được bắn. Hình như không phải bọn Tàu.

Những bóng đen lần lượt ra khỏi nơi ẩn nấp, tiếng hát càng rõ dần.

- Có tất cả 65 người. – Tay người nhái hét lên : Đù móa Việt Cộng !

Thành Trọng chòm chòm trên tháp pháo :

- Bắn chưa chỉ huy ?

 

- Bắn chết mẹ chúng đi ! – Aí đó hét lên.

Hạm trưởng phất tay :

- Không được bắn.

Rồi ông bước tới phía đám đông, hỏi một người đang cầm một cán cờ đã gãy :

- Các anh là ai ?

 

- Chúng tôi là những oan hồn đã chết ở đảo Gac Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988.

 

- Sao gọi là oan hồn ?

- Vì chúng tôi chết mà không được bắn như các anh. Chúng tôi là những tấm bia. – Nói xong anh ta chỉ vào những lỗ thủng to như miệng chén trên cơ thể : Các anh thấy đó, đạn 12ly 7 xuyên qua và chúng tôi ngã xuống như những vật tế thần !

 

 

- Anh tên gì ?

 

- Thiếu úy Trần Văn Phương.

 

- Tôi nghe nói trận chiến đảo Gac Ma các anh có 64 người, sao hôm nay 65 ? Người mặc thường phục kia là ai ?

 

Một người đàn ông gầy gò đen nhẻm bước lên :

- Tôi là Trương Đình Bảy, ngư dân Bình Sơn Quảng Ngãi mới bị Trung Quốc sát Hại.

 

- Chúng tôi nghe báo chí nói là tàu lạ ?

 

- Tàu lạ cái con đĩ mẹ nó ! – Người đàn ông nổi giận : Tàu là Tàu chứ lạ chó gì !

 

- Tại sao hồn phách anh không về với xác thân anh ?

 

- Vì tôi là một oan hồn. Không ai bênh vực cho tôi, không ai dám nói kẻ đã giết chết tôi là ai.

 

Nguyễn Thành Trí quay qua hỏi đám đông đang liêu xiêu theo sóng nước :

 

- Vì sao các anh hát bài hát khi nãy ?

 

- Chúng tôi không còn tổ quốc. Chúng tôi không biết Việt Nam tôi đang ở đâu. Chúng tôi sống dật dờ trên những mõm san hô, thân xác chúng tôi cũng như thân xác các anh tan rửa trong lòng đại dương, nhưng hồn phách các anh còn có chiến hạm và trọng pháo che chở, chúng tôi không một tấc sắt trong tay.

Hạm phó Nguyễn Thành Trí hỏi tiếp :

- Nếu chúng tôi mời các anh lên tàu các anh có đi không ?

Dứt lời đã nghe thấy hai bên nhao nhao. Hạm phó dang hai cánh tay về phía hai bên tiếp tục :

- Ân oán 30 năm nhồi da xáo thịt đã qua lâu rồi. Tôi và các anh đều là những người hy sinh cho đất nước. Đất nước, dân tộc là trên hết. Trên cả hận thù . Chúng ta cùng một kẻ thù chung. Chúng ta cùng là người Việt. Tất cả điều đó lẽ nào không làm nên một cuộc hòa giải dân tộc, điều mà trên dương gian người thật đang cố làm. Vậy hãy để những con ma chúng ta làm gương trước họ.

Lời nói vừa dứt thì tất cả hai bên nhào tới ôm chầm lấy nhau khóc lóc râm rang một góc biển.

Tất cả cùng lên tàu. Tiếng hát lại cất lên. Lần này lời hát vang lên hùng tráng , trong pha lẫn giọng Bắc và Nam :

- Từng đoàn người đi chẳng nề chi / Gìa trẻ gái trai giơ cao tay / Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược…

 

Và hộ tống hạm HQ 10 Nhật Tảo hú lên một hòi còi lanh lảnh, mở hết tốc lực phăm phăm rẽ sóng về phía mảnh trăng trôi đằng tây, nơi đất liền mong đợi.

 

 

NGUYỄN HUỲNH

Ngày 19/01/2016.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Hai 20173:24 SA
Khách
Có lẽ khi đọc câu chuyện này, mọi người cũng cho rằng đây là một truyện ngắn hư cấu từ những câu chuyện có thật. Riêng tôi, tôi tin rằng câu chuyện này cũng có thật. Các anh ra đi, hồn vẫn bám tàu bám biển. Gần bốn mươi năm qua, không có bao người tưởng nhớ đến các anh (ngoại trừ những người thân). Hồn của các anh vì thế càng khó tụ lại, cứ thế lang thang trong giá lạnh, nước buốt hằng mấy mươi năm. Chỉ đến gần đây, nhờ tấm lòng của người còn sống hướng về các anh mà nỗi băng giá của các vong linh được sưởi ấm. Điều đó sẽ giúp các anh được siêu thoát.

Người viết câu chuyện này hẳn cũng là người hiểu về thế giới tâm linh. Cầu mong cho tất cả các anh được siêu thoát nhẹ nhàng.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 20236:02 CH(Xem: 4805)
Sau mấy stt. của hắn trên MXH về chuyện vu cáo tồi tệ của vài vị “chức sắc” ở Hội Kiều học (Hội khoa học nghiên cứu Nguyễn Du & Truyện Kiều), cô con gái hắn - sinh viên năm thứ hai ĐH KHXH&NV vừa về tới nhà đã xộc tới bàn làm việc của hắn, với gương mặt đỏ bừng mà ngày thường vẫn lạnh như bà hoàng Băng giá, nó tức tối chất vấn, như hành hạ ông bố đã thất bại đủ thứ và đang khốn khổ đủ điều
16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 4592)
Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.
16 Tháng Mười 20235:20 CH(Xem: 5042)
Nắng lạc lõng nắng tàn trên hè phố / Chiều bơ vơ chiều té xuống sông / Tôi im lặng tôi ngồi nghe sóng vỗ / Đời vô thường nên có cũng như không
16 Tháng Mười 20235:01 CH(Xem: 5534)
phương đông có quê hương là mặt trời / phương tây có thành phố đầy cổ tích / gửi về nàng chìm đắm / thanh thản những đóa hoa mộc lan / thì thầm điều to nhỏ / trong khu vườn hoang dã / ngơ ngác như mây mưa…
16 Tháng Mười 20234:35 CH(Xem: 5245)
Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ / Chắt chiu hạt gạo đồng tiền / Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó / Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 4603)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 4969)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 7225)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 6547)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4681)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi