- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc
Lượt người xem
207,374

LIỆU CÓ BẮT HẾT ĐƯỢC CHÚNG TÔI KHÔNG?

30 Tháng Giêng 20172:36 SA(Xem: 22495)

NGUYET QUYNH 1

Người ta bảo rằng Mahatma Gandhi có một khả năng thuyết phục tuyệt vời khi giúp cho người dân Ấn Độ nhận ra rằng  vận mệnh của kẻ cầm quyền đang nằm trong chính bàn tay của họ, chỉ cần quăng đi nỗi sợ hãi họ có thể đối diện để nói chuyện sòng phẳng với chính quyền. So với VN ngày nay, số phận dân tộc VN cũng thế. Có thực sự đáng tiếc là chúng ta không có một Gandhi không?

Điểm đáng nói hơn cả là cái cảm giác Tự Do mà Gandhi đã trao truyền cho các thế hệ thanh niên Ấn Độ. Như một Jawaharlal Nehru, nhà cách mạng trẻ, người trở thành Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ chia sẻ rằng ông đã say sưa với cái cảm giác can đảm mà Gandhi đã mang đến cho ông. Nehru bị chính quyền thuộc địa bắt bỏ tù cả thảy 10 lần trong vòng 27 năm, nhưng ông luôn cảm thấy mình là người tự do với một niềm tự hào mãnh liệt dành cho sự tự do mà ông chọn lựa.

Nhìn ở một khía cạnh khác, có thể nói Ấn Độ nhờ có thật nhiều người tự tháo xiềng như Nehru, hàng triệu triệu người đã theo bước chân Gandhi từ Ashram Ahmedabad đến bờ biển Danhi trong cuộc diễu hành muối; chính họ đã tạo nên Gandhi và sự độc lập của Ấn Độ. Cho nên đừng vội bi quan khi thấy VN mãi  không thấy xuất hiện một Mahatma Gandhi hay một Aung San Suu Kyi. Nếu chịu nhìn, bạn sẽ thấy càng ngày càng có thật nhiều người trẻ Việt Nam đang tự tháo xiềng. Và họ đang trao truyền cho nhau cái cảm giác tuyệt vời của “tự do”.

Hãy đọc những chia sẻ của Paulus Lê Sơn, Nguyễn Hồ Nhật Thành, MC Phan Anh,… bạn sẽ cảm nhận được rằng họ đang sống với tự do. Như thi sĩ Paul Elluard, họ đang viết tự do trên “đá, máu, giấy hay tro bụi”

Nhìn thái độ bình tĩnh của Lê Sơn trước những đe dọa bắt bớ từ công an; nghe MC Phan Anh chia sẻ “hãy nói những điều có trách nhiệm” trước một hội trường đầy các đảng viên CS trẻ với đề mục rất giáo điều “Đảng trong lòng thanh niên”, và nghe Nguyễn Hồ Nhật Thành tâm sự sau khi bị công an đánh hội đồng chúng ta không hề cảm thấy tuyệt vọng… Ngược lại, tự do được viết bằng những nhục nhằn, những vết bầm trên cơ thể, đôi khi có cả máu và nước mắt nhưng sao nó lại tươi thắm như những câu thơ của Paul Elluard:

Trên những trang vở học sinh

Trên bàn học trên cây xanh

Trên đất cát và trên tuyết

Tôi viết tên em

 

Nếu nói chúng ta bất hạnh vì sanh nhầm thế kỷ để phải chứng kiến hoàn cảnh cạn kiệt của đất nước; hoặc nói chúng ta may mắn được nhìn thấy những hy sinh, những vươn dậy mãnh liệt của con người cho sự đổi thay thì cả hai đều đúng.

Chỉ ở thời điểm này chúng ta mới nghe được nỗi trăn trở sâu thẳm của bằng hữu, của đồng chí, khi phải vượt qua chính mình để làm cái quyết định rời bỏ nơi làm việc, rời bỏ đảng, rời bỏ cái lý tưởng mà họ đã hy sinh cống hiến cả cuộc đời. Gần đây nhất, là tâm sự của nhà báo Hoàng Đức Truật khi ông xin thôi việc ở báo Quảng Trị: “Thật tình chưa bao giờ tôi thấy thanh thản và nhẹ nhõm như mấy hôm nay, khi quyết định vứt bỏ công việc mà suốt gần 30 năm hằng đeo đuổi với những trăn trở, đam mê. Tôi được trở lại với chính con người thật của mình, ngay thẳng, cương trực, quyết liệt đấu tranh với cái xấu, cái thấp hèn và những thói đạo đức giả…”

Và cũng tại thời điểm này, người dân VN đang sẵn sàng chấp nhận mọi bất trắc để tự tay mình viết lại lịch sử. Những hy sinh của người lính trong các trận chiến “Hoàng Sa - Biên Giới - Trường Sa” đang được khẳng định bằng các buổi lễ tưởng niệm ở khắp các thành phố lớn. Những đàn áp, ngăn trở, bắt bớ từ công an chỉ có thể vẽ nên hình ảnh ảm đạm, ô nhục của một thể chế sắp bị đào thải.

 NGUYET QUYNH 2

Những ngày cuối năm Thân đang được khép lại bằng những sự kiện nổi bật của cuộc đấu trí âm thầm và cả công khai giữa dân và nhà cầm quyền. Cuộc hải chiến với quân Trung Quốc ở Hoàng Sa chỉ được biết đến một vài năm trở lại đây với thế hệ trẻ, thế nhưng buổi lễ tưởng niệm những người lính miền nam đã được tổ chức đồng loạt gần như ở khắp nơi từ Hà Nội, Nghệ An cho đến Sài Gòn… Người dân với khăn xanh in hàng chữ Hoàng Sa - Biên Giới - Gạc Ma chít trên đầu và những băng rôn khẳng định chủ quyền đất nước là những hành động quyết liệt được gởi tới chính quyền như lời hô “Sát Thát”. Đám đông phía sau họ đang tăng dần, khi con số ấy đáng kể, số phận dân tộc VN được cứu rỗi.

Đáp trả lại từ chính quyền là vụ bắt giam thanh niên Nguyễn Văn Hóa, TNLT Nguyễn Văn Oai và bà Trần Thị Nga vào những ngày giáp tết. Tuy nhiên, động thái này của lãnh đạo CS đang gây tác dụng ngược. Bắt giam những người phụ nữ có con nhỏ như blogger Mẹ Nấm hay chị Trần Thị Nga chỉ tạo nên hình ảnh côn đồ, kém cỏi của chính quyền. Nó không đủ sức làm chùn bước những nhà hoạt động khác. Ngược lại, nó đang dấy lên niềm căm phẫn từ khắp nơi. Nhiều cá nhân, nhiều tổ chức XHDS đã lên tiếng, thậm chí một số các blogger đã chụp hình với tấm bảng mang hàng chữ “Tôi là Trần Thị Nga, hãy bắt tôi”. Một tấm bảng khác của facebooker Bạch Hồng Quyền còn ghi rõ nỗi ám ảnh của lãnh đạo CS “Liệu có bắt hết được chúng tôi không?”

Rõ ràng bắt bớ tù đầy, nay chỉ tôi luyện thêm sự mạnh mẽ cho các nhà hoạt động và tăng dần con số các nhà hoạt động khác. Đám đông sẽ chỉ tăng chứ không giảm bởi lãnh đạo CS vừa bỏ thêm củi vào “nồi súp-de căm phẫn”.

Mặc cho lãnh đạo tự bịt mắt, người dân VN ngày càng nhận biết ra rằng chính bản thân họ chứ không ai khác, bấy lâu đã câm lặng chấp nhận sự nắm quyền của một chính quyền bất xứng. Họ đang khát khao muốn chuyển đổi xã hội. Và để được sống trong một xã hội văn minh, tốt đẹp, không ai còn có thể quay lưng lại với cái ác.

***

Xin từ giã năm Thân bằng lời nhắn của facebooker Bạch Hồng Quyền. Con đường trước mặt chắc còn nhiều gian nan, nhưng đó là thử thách của toàn thể con dân VN. Chủ nghĩa Cộng Sản đã bùng phát mạnh mẽ ở thế kỷ 20 nhưng nó cũng sụp đổ khi chưa tàn thế kỷ và lụi tàn ngay chính tại cái nôi đã sản sinh ra nó. Những dân tộc khác đã hoàn thành sứ mạng thiêng liêng của họ.

Trong những giờ khắc giao mùa xin được gọi tên và tạ ơn những hy sinh cao quý của Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Văn Đài, Đoàn Huy Chương, Hồ Đức Hòa, Trần Anh Kim, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Bùi Minh Hằng, Trần Thị Thúy, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Hóa…

Xin được cám ơn những bạn trẻ có tên và không tên đang trao truyền cho nhau cái cảm giác tuyệt vời của tự do. Một cách nhìn khác, tôi nhìn thấy thật nhiều Gandhi nơi các bạn. Hãy luôn là lực nâng của người khác và hãy trao cho nhau niềm tin mãnh liệt rằng VN rồi sẽ có tự do vì chính các bạn đang Là Tự Do.

NGUYỆT QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 2228)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 4123)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 2992)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
01 Tháng Mười Một 202110:17 CH(Xem: 11597)
CUỘC CÁCH MẠNG 1/11/1963 / Vũ Ngự Chiêu / Trích: Ngô Đình Nhu, Chết Khó Nhắm Mắt
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 56620)
R ồi đến cuộc sụp đổ của miền Nam mùa Xuân 1975 và nhiệm kỳ Tổng thống vừa tròn 40 tiếng đồng hồ của Tướng Minh. Lệnh buông súng đầu hàng của Tướng Minh sáng ngày 30/4/1975 khiến nhiều người, vốn chẳng biết nhiều về những diễn biến tại hậu trường sân khấu chính trị, trút mọi trách nhiệm việc “ mất nước ” (sic) lên đầu ông “ hàng Tướng ” này. [Những lời thở than, khóc lóc “ mất nước ” cũng chẳng khác gì việc đồng hoá một chế độ chính trị với “ Tổ Quốc ” trên trình độ hiểu biết chữ Việt!]
27 Tháng Mười Một 20236:15 CH(Xem: 770)
Được tin Cụ Bà quả phụ Đặng- văn- Ngữ / Nhũ danh ĐẶNG-TRẦN-THỊ- Y / Pháp danh TỊNH-Ý / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại nam CA / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại Quận Cam, nam CA , Hưởng thượng thọ 87 tuổi .
27 Tháng Mười Một 20236:01 CH(Xem: 739)
Được tin Thân Mẫu nhà thơ Đặng- Hiền, Chủ Biên Tạp Chí Hợp Lưu là / Cụ Bà quả phụ Đặng- văn- Ngữ / Nhũ danh ĐẶNG-TRẦN-THỊ- Y / Pháp danh TỊNH-Ý / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại nam CA , Hưởng thọ 87 tuổi .
14 Tháng Mười Một 202312:15 SA(Xem: 1589)
Anh về nhà không có em ! Anh đẩy cửa bước vào, anh xô cửa bước ra. Sắc sắc không không , một trời vô vọng. Em ở đâu ? Anh dáo dác tìm tìm kiếm kiếm. Em đi rồi ư? Ô chao ! Sao nghe buồn nẫu ruột.
14 Tháng Mười Một 202312:01 SA(Xem: 1712)
Bước qua sóng biếc / Ngu ngơ dấu chân còng / Vỏ ốc bơ vơ khoắc khoải / Cánh cò vụng dại Lao xao xanh / Và những người con gái trinh nguyên vá lưới tím hoàng hôn
12 Tháng Mười Một 20239:09 CH(Xem: 1557)
Nhận được tin buồn /Thân mẫu của nhà văn Trần Thanh Cảnh /Cụ bà DƯƠNG THỊ BÉ / Đã từ trần lúc 19h05 phút ngày 11/11/2023 (ngày 28/9 Quý Mão). / Hưởng thọ 84 tuổi.