- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LIỆU CÓ BẮT HẾT ĐƯỢC CHÚNG TÔI KHÔNG?

30 Tháng Giêng 20172:36 SA(Xem: 25020)

NGUYET QUYNH 1

Người ta bảo rằng Mahatma Gandhi có một khả năng thuyết phục tuyệt vời khi giúp cho người dân Ấn Độ nhận ra rằng  vận mệnh của kẻ cầm quyền đang nằm trong chính bàn tay của họ, chỉ cần quăng đi nỗi sợ hãi họ có thể đối diện để nói chuyện sòng phẳng với chính quyền. So với VN ngày nay, số phận dân tộc VN cũng thế. Có thực sự đáng tiếc là chúng ta không có một Gandhi không?

Điểm đáng nói hơn cả là cái cảm giác Tự Do mà Gandhi đã trao truyền cho các thế hệ thanh niên Ấn Độ. Như một Jawaharlal Nehru, nhà cách mạng trẻ, người trở thành Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ chia sẻ rằng ông đã say sưa với cái cảm giác can đảm mà Gandhi đã mang đến cho ông. Nehru bị chính quyền thuộc địa bắt bỏ tù cả thảy 10 lần trong vòng 27 năm, nhưng ông luôn cảm thấy mình là người tự do với một niềm tự hào mãnh liệt dành cho sự tự do mà ông chọn lựa.

Nhìn ở một khía cạnh khác, có thể nói Ấn Độ nhờ có thật nhiều người tự tháo xiềng như Nehru, hàng triệu triệu người đã theo bước chân Gandhi từ Ashram Ahmedabad đến bờ biển Danhi trong cuộc diễu hành muối; chính họ đã tạo nên Gandhi và sự độc lập của Ấn Độ. Cho nên đừng vội bi quan khi thấy VN mãi  không thấy xuất hiện một Mahatma Gandhi hay một Aung San Suu Kyi. Nếu chịu nhìn, bạn sẽ thấy càng ngày càng có thật nhiều người trẻ Việt Nam đang tự tháo xiềng. Và họ đang trao truyền cho nhau cái cảm giác tuyệt vời của “tự do”.

Hãy đọc những chia sẻ của Paulus Lê Sơn, Nguyễn Hồ Nhật Thành, MC Phan Anh,… bạn sẽ cảm nhận được rằng họ đang sống với tự do. Như thi sĩ Paul Elluard, họ đang viết tự do trên “đá, máu, giấy hay tro bụi”

Nhìn thái độ bình tĩnh của Lê Sơn trước những đe dọa bắt bớ từ công an; nghe MC Phan Anh chia sẻ “hãy nói những điều có trách nhiệm” trước một hội trường đầy các đảng viên CS trẻ với đề mục rất giáo điều “Đảng trong lòng thanh niên”, và nghe Nguyễn Hồ Nhật Thành tâm sự sau khi bị công an đánh hội đồng chúng ta không hề cảm thấy tuyệt vọng… Ngược lại, tự do được viết bằng những nhục nhằn, những vết bầm trên cơ thể, đôi khi có cả máu và nước mắt nhưng sao nó lại tươi thắm như những câu thơ của Paul Elluard:

Trên những trang vở học sinh

Trên bàn học trên cây xanh

Trên đất cát và trên tuyết

Tôi viết tên em

 

Nếu nói chúng ta bất hạnh vì sanh nhầm thế kỷ để phải chứng kiến hoàn cảnh cạn kiệt của đất nước; hoặc nói chúng ta may mắn được nhìn thấy những hy sinh, những vươn dậy mãnh liệt của con người cho sự đổi thay thì cả hai đều đúng.

Chỉ ở thời điểm này chúng ta mới nghe được nỗi trăn trở sâu thẳm của bằng hữu, của đồng chí, khi phải vượt qua chính mình để làm cái quyết định rời bỏ nơi làm việc, rời bỏ đảng, rời bỏ cái lý tưởng mà họ đã hy sinh cống hiến cả cuộc đời. Gần đây nhất, là tâm sự của nhà báo Hoàng Đức Truật khi ông xin thôi việc ở báo Quảng Trị: “Thật tình chưa bao giờ tôi thấy thanh thản và nhẹ nhõm như mấy hôm nay, khi quyết định vứt bỏ công việc mà suốt gần 30 năm hằng đeo đuổi với những trăn trở, đam mê. Tôi được trở lại với chính con người thật của mình, ngay thẳng, cương trực, quyết liệt đấu tranh với cái xấu, cái thấp hèn và những thói đạo đức giả…”

Và cũng tại thời điểm này, người dân VN đang sẵn sàng chấp nhận mọi bất trắc để tự tay mình viết lại lịch sử. Những hy sinh của người lính trong các trận chiến “Hoàng Sa - Biên Giới - Trường Sa” đang được khẳng định bằng các buổi lễ tưởng niệm ở khắp các thành phố lớn. Những đàn áp, ngăn trở, bắt bớ từ công an chỉ có thể vẽ nên hình ảnh ảm đạm, ô nhục của một thể chế sắp bị đào thải.

 NGUYET QUYNH 2

Những ngày cuối năm Thân đang được khép lại bằng những sự kiện nổi bật của cuộc đấu trí âm thầm và cả công khai giữa dân và nhà cầm quyền. Cuộc hải chiến với quân Trung Quốc ở Hoàng Sa chỉ được biết đến một vài năm trở lại đây với thế hệ trẻ, thế nhưng buổi lễ tưởng niệm những người lính miền nam đã được tổ chức đồng loạt gần như ở khắp nơi từ Hà Nội, Nghệ An cho đến Sài Gòn… Người dân với khăn xanh in hàng chữ Hoàng Sa - Biên Giới - Gạc Ma chít trên đầu và những băng rôn khẳng định chủ quyền đất nước là những hành động quyết liệt được gởi tới chính quyền như lời hô “Sát Thát”. Đám đông phía sau họ đang tăng dần, khi con số ấy đáng kể, số phận dân tộc VN được cứu rỗi.

Đáp trả lại từ chính quyền là vụ bắt giam thanh niên Nguyễn Văn Hóa, TNLT Nguyễn Văn Oai và bà Trần Thị Nga vào những ngày giáp tết. Tuy nhiên, động thái này của lãnh đạo CS đang gây tác dụng ngược. Bắt giam những người phụ nữ có con nhỏ như blogger Mẹ Nấm hay chị Trần Thị Nga chỉ tạo nên hình ảnh côn đồ, kém cỏi của chính quyền. Nó không đủ sức làm chùn bước những nhà hoạt động khác. Ngược lại, nó đang dấy lên niềm căm phẫn từ khắp nơi. Nhiều cá nhân, nhiều tổ chức XHDS đã lên tiếng, thậm chí một số các blogger đã chụp hình với tấm bảng mang hàng chữ “Tôi là Trần Thị Nga, hãy bắt tôi”. Một tấm bảng khác của facebooker Bạch Hồng Quyền còn ghi rõ nỗi ám ảnh của lãnh đạo CS “Liệu có bắt hết được chúng tôi không?”

Rõ ràng bắt bớ tù đầy, nay chỉ tôi luyện thêm sự mạnh mẽ cho các nhà hoạt động và tăng dần con số các nhà hoạt động khác. Đám đông sẽ chỉ tăng chứ không giảm bởi lãnh đạo CS vừa bỏ thêm củi vào “nồi súp-de căm phẫn”.

Mặc cho lãnh đạo tự bịt mắt, người dân VN ngày càng nhận biết ra rằng chính bản thân họ chứ không ai khác, bấy lâu đã câm lặng chấp nhận sự nắm quyền của một chính quyền bất xứng. Họ đang khát khao muốn chuyển đổi xã hội. Và để được sống trong một xã hội văn minh, tốt đẹp, không ai còn có thể quay lưng lại với cái ác.

***

Xin từ giã năm Thân bằng lời nhắn của facebooker Bạch Hồng Quyền. Con đường trước mặt chắc còn nhiều gian nan, nhưng đó là thử thách của toàn thể con dân VN. Chủ nghĩa Cộng Sản đã bùng phát mạnh mẽ ở thế kỷ 20 nhưng nó cũng sụp đổ khi chưa tàn thế kỷ và lụi tàn ngay chính tại cái nôi đã sản sinh ra nó. Những dân tộc khác đã hoàn thành sứ mạng thiêng liêng của họ.

Trong những giờ khắc giao mùa xin được gọi tên và tạ ơn những hy sinh cao quý của Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Văn Đài, Đoàn Huy Chương, Hồ Đức Hòa, Trần Anh Kim, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Bùi Minh Hằng, Trần Thị Thúy, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Hóa…

Xin được cám ơn những bạn trẻ có tên và không tên đang trao truyền cho nhau cái cảm giác tuyệt vời của tự do. Một cách nhìn khác, tôi nhìn thấy thật nhiều Gandhi nơi các bạn. Hãy luôn là lực nâng của người khác và hãy trao cho nhau niềm tin mãnh liệt rằng VN rồi sẽ có tự do vì chính các bạn đang Là Tự Do.

NGUYỆT QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 117029)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91679)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89184)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105953)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89234)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101793)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96826)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89455)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 119024)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105324)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.