- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TƯỞNG NIỆM NGÀY GIỖ ĐẦU NHÀ VĂN MẶC ĐỖ 1917 - 2015 VÀ BÀI THƠ HAIKU CUỐI CÙNG

18 Tháng Chín 20167:54 CH(Xem: 30890)

 


 

mac do-gio dau

Nhà văn Mặc Đỗ ký hoạ của Tạ Tỵ

 

      Bài viết "Con Đường Mặc Đỗ Từ Hà Nội - Sài Gòn Tới Trưa Trên Đảo San Hô" hoàn tất ngày 20.06.2015, biết nhà văn Mặc Đỗ không dùng internet, qua Priority Mail tôi đã gửi ngay tới Anh một bản in, tôi nghĩ Anh cũng đã nhận được và đọc bài viết ấy. Thỉnh thoảng tôi vẫn có dịp nói chuyện điện thoại với anh, vẫn một Mặc Đỗ giọng nói còn sang sảng và tinh thần thì rất ư là minh mẫn.

      Riêng các con Anh Mặc Đỗ tất cả các chị - trong gia đình thì đọc bài viết qua links cùng với email tôi gửi.

 

_ Diễn Đàn Thế Kỷ: http://www.diendantheky.net/2015/06/ngo-vinh-con-uong-mac-o-tu-ha-noi-sai.html#more

 

Anh Vinh,

Vì quá bận rộn nên đến hôm nay mới có thì giờ hồi âm thư anh. Tôi có được đọc một vài bài trong số bài anh gửi cho. Nay có được nguyên bộ để lưu lại, thật thích, cám ơn anh rất nhiều.

Thuý-Nhi

P.S. Tôi đã chuyển email anh đến tất cả các chị em trong gia đình.

 

      Chị Thuý-Nhi, là con gái thứ của nhà văn Mặc Đỗ, cũng là người con gần gũi chung sống và chăm sóc thân phụ cho những năm tháng cuối đời.

 

       Đúng 3 tháng sau 20.09.2015 thì được tin Anh Mặc Đỗ mất. Khi đã bước qua tuổi 98, Anh đã như một cây cổ thụ khô và tự héo dần. Sự ra đi của anh theo quan điểm y khoa truyền thống được coi như một cái chết tự nhiên/ natural death. Nhưng với nền y khoa Mỹ bao giờ cũng phải tìm cho ra một nguyên nhân "bệnh" để ghi trên Death Certificate của người đã khuất cho dù ở bất cứ ngưỡng tuổi nào.

...

      Qua điện thoại, tôi gửi lới phân ưu tới chị Thuý-Nhi và toàn gia đình. Cũng được chị cho biết, theo ý nguyện của cụ, tang lễ sẽ chỉ được tổ chức rất đơn giản trong phạm vi gia đình, không có phần thăm viếng và phúng điếu. Chị cũng cho biết ông cụ đã ra đi rất thanh thản, trong sự đoàn tụ của toàn gia đình với các con và rất đông các cháu ở Mỹ và từ Pháp về. Chị Thuý-Nhi cho biết, nhà văn Mặc Đỗ có đọc cho các con ghi lại một bài thơ Haiku chỉ ít giờ trước khi Anh mất. Và sau đó thì tôi nhận được một email từ gia đình Anh Mặc Đỗ.    

 

Anh Vinh,     

Tôi xin gởi đến anh bài thơ Haiku cuối cùng Bố tôi sáng tác lúc 4 giờ 30 sáng ngày 19 tháng 9 năm 2015.

 

Nhớ sống muốn tìm thơ

Khi nào thơ đến bắt đầu sống

Sống cuộc đời như xưa

                                Mặc Đỗ

     

Các cháu [từ Mỹ từ Pháp] đã dịch thơ ông như sau:

 

Longing for life I seek poetry

With poetry life begins anew 

Back to the life I knew

 

Nostalgie de vie, recherche de poésie

Avec la poésie recommence la vie

La vie tout comme avant

    

Tang lễ đã cử hành...

 

Thuy-Nhi D. Morel

Attorney-at-Law

Austin, Texas 78731

     

      Bài thơ thể Haiku (俳句) của Nhật Bản được nhà văn Mặc Đỗ thanh thản đọc cho các con Anh ghi lại chỉ ít giờ trước khi Anh nhắm mắt lâm chung. Thật cảm động và thanh thoát. Chỉ vỏn vẹn có 17 âm tiết cô đọng trong 3 dòng thơ, với 5 âm tiết cho dòng thứ nhất và thứ ba, và 7 âm tiết cho dòng thứ hai. Không thừa, không thiếu, lão giả Mặc Đỗ đã diễn tả được cảm nghĩ về điểm chấm dứt và cũng chính là điểm khởi đầu, hay đúng hơn là cảm nhận được "cái vô thuỷ vô chung" trong dòng chảy miên viễn của sự sống. Kẻ hành giả Mặc Đỗ không chết nhưng là đang bước vào một cảnh sống khác. Mặc Đỗ sống quy ẩn từ bao năm như một hành giả không ngừng đi tìm một chữ AN trong đạo Phật và nay thì bậc lão giả ấy đã tìm được chữ AN khi bước qua ngưỡng cửa của tử sinh.

 

      Buổi chiều cùng ngày, tôi phone tới chị Thuý-Nhi, và ngỏ ý muốn được phổ biến bài thơ ấy. Một ngày sau tôi nhận được một eMail thứ hai cũng từ chị Thuý-Nhi.

 

Anh Vinh,

Đây là đoạn cuối thơ đang viết cho anh. Lễ hoả táng cụ cử hành lúc 1 giờ trưa hôm nay. Tôi đã bàn chuyện với gia đình về đề nghị viết bài của anh và mọi người đều tán thành. Tôi nghĩ Bố tôi sẽ hài lòng việc phổ biến bài thơ Haiku cuối cùng của cụ,

Chào anh.

Thuý-Nhi

 

Tin Buồn Trong Làng Báo Làng Văn

Nhà văn, nhà báo, dịch giả Mặc Đỗ (Đỗ Quang Bình) đã thanh thản quy tiên vào ngày 20-09-2015 tại Austin, Texas (USA), hưởng đại thọ 98 tuổi. Theo ý nguyện của anh, tang lễ chỉ được tổ chức trong phạm vi gia đình, và miễn phần thăm viếng hoặc phúng điếu.   

 

 

mac do-gio dau 2

 

Một bức hình rất quý hiếm chụp từ 36 năm trước [10.04.1980] tại Houston, Texas; từ phải: Mặc Đỗ, Bs Trần Văn Tính, Hoàng Ngọc Ẩn, Võ Phiến, Trần Ngọc Bích, Huy Lực [bút tích ghi sau hình của Võ Phiến, tư liệu Viễn Phố] 

 

 

 mac do-gio dau 3

 

      Đây là một bài viết muộn màng một năm sau, thay cho một nén nhang tưởng nhớ nhà văn Mặc Đỗ nhân ngày giỗ đầu tiên của Anh [20.09.2015 - 20.09.2016]

 

NGÔ THẾ VINH

California 18.09.2016

 

 Bài viết "Con Đường Mặc Đỗ Từ Hà Nội - Sài Gòn Tới Trưa Trên Đảo San Hô", LINKS:

 Hợp Lưu

  http://hopluu.net/p130a2640/con-duong-mac-do-tu-ha-noi-sai-gon-toi-trua-tren-dao-san-ho

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33831)
R ồi cũng đến lúc không còn để nói câu tiên tri nở trắng cánh phù dung rồi cũng đến lúc không còn để đợi khúc tình xa rớt lại giữa lưng chừng
22 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33550)
B ạn tôi dậy cho tôi viết ca khúc Sau 3 tuần bắt tôi viết 8 tiểu đoạn Tôi ghi note cho từng tiểu đoạn Tất cả đều không có gì sai Bạn dạo những note kia bằng dương cầm Tôi nghe những âm thanh là lạ Bạn nói với tôi  Cái này không phải nhạc Hiền ơi…
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31724)
MKDSNM được phát hành vào một thời điểm rất ý nghĩa, ngay sau Hội nghị Thượng Đỉnh Mekong II / MRC Summit II vừa diễn ra tại Thành Phố Sài Gòn ngày 5 tháng 4, 2014. Hội nghị này đã được giới quan sát quốc tế và các nhà hoạt động môi sinh đánh giá như một thất bại về phía Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ sự phát triển bền vững hệ sinh thái Sông Mekong, và ĐBSCL, cũng là mạch sống của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực.
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 36229)
K hi về đã lạnh vườn xưa Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi Giờ em heo hút phương trời Biết chăng đây có một người nhớ thương
19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34571)
Q ua một loạt truyện gởi đến độc giả Hợp Lưu gần như liêu trai và siêu thực, Uyên Lê tâm sự: “ Em chỉ thích viết về quê hương này, về Việt nam, có những điều đẹp như hoang đường ... Chỉ có yêu thật lòng người ta mới thấy cái đẹp của người mình yêu. Em viết về Phan Thiết và nước mắm rất nhiều, em cho đó là cái đẹp và tình! Em cũng viết nhiều về Huế… em không biết HL có thích chất tự tình quê hương đó của em không…” Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc một bài viết về Phan Thiết của tác giả Uyên Lê.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37185)
C hỉ còn một góc phố Và một ngã tư chơ vơ không người chờ đợi Em đi qua hôm nào anh đâu biết Một nửa tình buồn lạc nhịp ngoài đêm
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32143)
Đ ồng hồ cũng dừng lại đối với những người phải bỏ nước ra đi, sau khi ông Trần Mai Hạnh và bạn bè của ông vào Sài Gòn. Họ ra đi từng đợt: đợt di tản, đợt thuyền nhân, đợt đoàn tụ gia đình, đợt H.Ọ Mỗi đợt ra đi mang theo một loại quê hương, và trong hoài niệm, không ai muốn thay đổi hình ảnh thân yêu ấy. Bạn bè, nhà cửa, phố xá, tên đường tên đất, cả đến ngôn ngữ trao đổi thường ngày...giống như một cuốn phim đột ngột bị đứt, ngưng lại, thành tĩnh vật.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37635)
T hế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34568)
T ôi mãi bước trên con đường uốn cong chữ S móc nhau nối xích lại gần để biến dạng một hình lưỡi câu đu đưa trước cuống họng khát giữa tiếng rền than
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35119)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.