- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ NGUYỄN ĐĂNG KHƯƠNG

08 Tháng Bảy 20162:49 SA(Xem: 28925)


BIEU TINH MOT MINH
Biểu tình một mình- photo Internet


KÝ ỨC CHIẾC ẤM ĐẤT

 

Ta nói với người cái sôi sục của lửa u ám sớm mai gay gắt buổi chiều

ẩn trong đắng chát dược tính cựa mình

hai phần ba cuộc đời ta hát bằng giọng phì phò uất nghẹn

ta nghe lời biển nói

bông hoa lạc mùa khóc mẹ

ta đi qua đời này bằng những dấu vân tay

trái khô rụng mùa mưa ẩm ướt

mộng bám đất mấy trăm năm

ký ức người xa xăm đồi cỏ

kìa xanh hơn

qua đồi kia lại thấy cỏ đồi này

 

Ta tìm mình chỉ gặp lại cỏ cây nói bình minh khuất sau tay áo

bầy chim ra đi mang theo tuổi thanh xuân cùng tiếng thủ thỉ trong chiếc tổ từ lâu im bặt tình lau sậy oằn mình hơi ấm

anh trở lại làm gì trong tiếng dấu rêu xanh

bạn nói ta đốt đời ta bằng một que diêm

phải ta biết từ môi lửa này cái sục sôi khởi điểm

 

Ta tìm mình chỉ gặp lại những mảnh vỡ của ông lò ông táo dưới gốc lũy tre sau góc vườn chìm khuất

gặp triết lý dân nông thà rằng cho nát giỏ

bầy chuột khôn ranh ngồi ăn trên bẫy rập sáng ra hết mồi mà bẫy có sập đâu

ta sẽ làm tan những hạt sỏi trong hai trái thận em bàn chân đau nhảy qua bờ bệnh tử

cho ý niệm phân thân

môi xuân tròn đầy ta là siêu đất đang nung.

 

 

NGẪU TƯỢNG

 

Ngư phủ cuối cùng đẩy kỳ vọng

sông thốc tung

đôi chim lớn từ tóc ông bất động

 

Nước không làm ai say

rắn hổ mang rít lòng giếng cổ

điểm mù ánh sáng hoài nghi

 

Màu lam ngủ thung sâu

lay lắc tiếng cồn cào vỏ ốc

chạy trốn vào vô minh

 

Thông cuộn tóc Cao Nguyên

mưa nối bình minh ráng chiều 

bụi gai nguyện cầu âm ĩ 

 

Họp đảo an mềm mại

vượt đường biên linh ảnh

nhìn ảo giác

rùa giữ bí mật đáy hồ

 

Sóng tranh

bầy sơn cẩu quần nhau

phương pháp chế ngự thị giác

 

Đóng chặt thể xác

hương ngoài người

đi trên mặt nước, lượn cõi vô hình

để trở về với ban mai sạch bệnh.

 

 

NHÌN QUA Ổ KHÓA

 

Mang chất giọng ngọt ngào của gà mẹ

trên đỉnh quyền lực

chim cắt giương đôi mắt ước

 

Tươi xuân nắng xanh

bọn bọ chét vây quanh

giọt mật vàng óng ánh

 

Đôi mắt hờ khép

sau chuyến lãm du

thấy bụi lồng lộn trong chiếc ba lô

 

Phoóc môn bảo quản bộ xương

thông tin cho hay rằng

nhan sắc ấy từng là hoa hậu.

 

                                   

Nguyễn Đăng Khương

Bến Tre, tháng 6 năm 2016.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 100532)
Hoa ôm cứng lấy tôi. Hoa bảo: Hãy yêu Hoa đi. Nắng buổi chiều chiếu rọi xuyên qua bản vẽ làm rách nát từng đường trên cơ thể Hoa. Tôi nằm dát người trên chiếu, nghe tiếng súng nổ và hiểu Đà-nẵng đang cơn hấp hối.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109712)
một con thuyền dính bùa ngải của sông ý nghĩ găm đầy tháng năm mắc cạn em cố quên làm gì! khi ngay cả cánh tay anh cũng ảo
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 87082)
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngô Thế Vinh còn là một sinh viên y khoa, đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tạp chí Tình Thương, tờ báo của những người sinh viên áo trắng. Trong thời gian này tôi là một sĩ quan rất trẻ của QLVNCH. Cả Ngô Thế Vinh và tôi bị cuốn vào một biến động làm rung chuyển rừng núi Tây Nguyên: vụ nổi loạn đòi tự trị của những sắc tộc thiểu số, mà báo chí thời đó gọi là FULRO.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 90054)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75843)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103997)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 87394)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92876)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109533)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84566)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].