- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

RANH GIỚI, ANH HÙNG VÀ BẠO CHÚA

15 Tháng Năm 201611:36 CH(Xem: 27831)

Mat na - Internet
Mặt nạ- ảnh Internet


 

Nguyễn Ánh bị Huệ ép cho cùng đường đành sang cầu cứu Xiêm La và người Pháp. Một mưu thần dưới trướng bảo Ánh.

- Thưa minh công, theo ngu ý của tôi ngài nên nằm gai nếm mật đợi thời chờ cho lực lượng nhà Tây Sơn suy yếu rồi hãy phản công bằng thực lực của chính mình. Nếu bây giờ dựa vào sức ngoại bang có thể ngài sẽ dành lại được giang sơn mau chóng nhưng tôi e là sẽ xảy ra thảm cảnh rước voi dày mả tổ chăng?

Ánh trợn trừng hai con ngươi mà rằng.

- Nhà ngươi có đứng vào vị trí của ta mới hiểu được lòng ta. Toàn bộ gia tộc nhà ta bị một tay bè lũ Tây Sơn giết hại nếu ta không trả được thù thì có xứng làm kẻ đứng trong trời đất hay chăng?

Kẻ đó nói.

- Thưa tôi hiểu mối uất hận của ngài. Nhưng thiển nghĩ thù nhà tuy quan trọng nhưng non sông này còn quan trọng hơn ngàn vạn lần.Nếu một mai ngài trả được mối hận nhà mà non sông lại lọt vào tay giặc thì biết tính sao?

Ánh vắt tay lên trán suy nghĩ rất lung. Những thây người đẫm máu, những tiếng than khóc xé ruột của người thân lần lượt hiện về trong tâm trí Ánh. Ánh ngẩng đầu lên dứt khoát.

- Đúng sai gì hãy để hậu thế phẩm bình, nay ta hãy cứ thỏa mãn chí tang bồng của ta. Ngươi có biết không, ai cũng nghĩ ta chỉ vì thù tư mà dựa dẫm người Xiêm La và người Pháp để tiêu diệt nhà Tây Sơn. Thật sự tất cả các ngươi đều lầm, các ngươi biết một mà không biết hai.

Ánh nghĩ một lát lại thở dài nói tiếp.

- Hiện nay nền chính trị cũng như đời sống xã hội nước ta đang sa vào vũng lầy cổ tục, nếu không chấn hưng thì e là sẽ tụt hậu trầm trọng so với các nước lân bang.  Ta nhìn ra phương Tây thấy tư tưởng cũng như nền văn hóa của họ vượt xa chúng ta cả mấy trăm năm, nếu được sau khi mượn tay họ trả mối thù giết hại dòng tộc ta muốn dựa vào họ để cải cách lại nền văn hóa nước nhà.

Kẻ mưu sĩ nhìn Ánh đầy nghi hoặc. Ánh cười ha hả.

- Ôi chí của chim hồng chim hộc loài cỏ lác có thể hiểu được sao?  Ta nói cho ngươi hay Huệ là một tay thân thịt áo lông, lòng chồn dạ cáo.  Bên ngoài hắn tỏ vẻ vì dân nước và phục tùng nhà Tây Sơn nhưng thật sự trong bụng hắn chứa đầy tham vọng.
Kẻ mưu sĩ lắc đầu cười thầm cúi mình xá Ánh rồi cáo lui. 



Ba hôm sau kẻ mưu sĩ ấy bỏ Ánh mà chạy sang đầu quân cho Huệ.  Huệ nhìn kẻ ấy thấy mình hạc mặt chuột thì nghĩ.

- Cổ nhân bảo mình hạc thì ác mặt chuột thì gian, kẻ này ta có nên sử dụng hay chăng?

Tính Huệ xưa nay vốn hào sảng yêu chuộng người tài bởi vậy chỉ nghĩ thoáng qua một chút rồi cười nói.

- Ta áo vải cờ đào, một niềm đau đáu vì non sông nòi giống nay ngươi bỏ chỗ tối sang nơi sáng nguyện giúp ta tiêu trừ tên chuột nhắt Nguyễn Ánh âu cũng thuận theo lẽ tự nhiên vậy.

Kẻ mưu sĩ cúi gập mình mà rằng.

- Cảm tạ sự ưu ái thâu nhận của ngài tôi nguyện óc gan lầy đất cũng không từ nan.

Huệ hỏi.

- Nhà ngươi ở dưới trướng của hắn bao lâu?

Kẻ sĩ đáp.

- Dạ thưa gần mười năm.

Huệ nói.

- Vậy là người theo hắn từ thuở hắn còn trứng nước?  Ta muốn ngươi nói rõ cho ta về tính cách cũng như suy nghĩ của hắn liệu có được chăng?

Kẻ sĩ sửa áo đáp.

-Ánh là kẻ bên ngoài cương nhưng bên trong nhu.  Điểm yếu chết người của hắn là luôn mang nặng trong lòng mối thù gia tộc.  Tôi nghĩ kẻ nào mà chỉ đau đáu trả tư thù thì trí tuệ sẽ luôn bị bó buộc bởi hai chữ vì thân.  Nếu Ánh nghĩ thông suốt đem lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu hắn sẽ là một tay anh hùng lật đất đổi trời.

Kẻ có tham vọng làm vương mà hạ mình cầu cứu ngoại bang đã là một sai lầm nghiêm trọng, theo ngu ý của tôi tốt nhất mình hãy tự lực tự cường. Muốn đất nước phát triển có thể nhìn vào nền văn minh của người ta mà thay da đổi thịt nhưng không đồng nghĩa với việc để cho người kiềm tỏa mình. Ánh nói thì hay mà suy nghĩ của Ánh tôi nghĩ còn nhiều điều chưa thoát ly khỏi gấu váy đàn bà.

Huệ cười thầm tự nhủ.

- Tên này ăn nói cũng khéo đấy, vừa nói về Ánh nhưng đồng thời hắn “dạy khéo” cả ta.

Kẻ mưu sĩ chưa lập gia đình nên Huệ cho hắn tạm thời sang ở cùng Ngô Thời Nhậm.

Từ đó kẻ mưu sĩ đã ngày đêm cống hiến nhiều kế hay giúp cho Huệ lắm phen khiến quân của Ánh khốn đốn. Ánh thề một ngày tiêu diệt được Tây sơn sẽ băm vằm kẻ phản tặc.



Năm 1792 Huệ đột ngột lâm trọng bệnh qua đời khi mới 40 tuổi. Con trai Huệ là Quang Toản lên nắm quyền.  Quang Toản trí hèn, tài sơ cuối cùng bị Ánh tiêu diệt, vương triều Tây Sơn hoàn toàn sụp đổ. Sau khi giành thắng lợi Ánh bắt đầu cuộc trả thù bỉ ổi nhất trong lịch sử Việt Nam (1)

Ánh cho người lùng xục khắp hang cùng ngõ hẻm quyết tìm cho được kẻ mưu sĩ. Hơn mười ngày quân lính xục xạo từ hang chuột góc bếp vẫn không thấy kẻ ấy.

Mấy năm sau, vào một buổi sáng Ánh lúc này đã lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, đang thiết triều thì được quân lính canh cổng thành vào bẩm báo có một kẻ cụt chân hò hét bên ngoài đòi diện kiến cho bằng được nhà vua.

Ánh cho là sự lạ liền khiến quân lính cho kẻ đó vào.

Nhìn kẻ đứng dưới vóc hạc mặt chuột Ánh hơi nghi nghi nhưng kẻ này râu ria xồm xoàm lại chột một bên mắt nên Ánh chưa dám chắc bèn hỏi.

- Ngươi là ai muốn gặp trẫm có chuyện gì?

Kẻ cụt chân cười ha hả nói.

- Cách xa chưa bao lâu lẽ nào ngài vội quên kẻ mưu sĩ đã theo ngài từ thuở còn hàn vi?

Ánh ồ lên một tiếng, rồi cười nói.

- Quả nhiên là ngươi, nếu là mấy năm trước khi ta vừa tiêu diệt xong Huệ tìm được ngươi hẳn ta đã ban cho ngươi cái chết không nhẹ nhàng, nhưng bây giờ ta đã ở ngôi cao muôn dân trong vào ta cũng chả thèm chấp một kẻ đã thành đứa vô dụng như ngươi.

Kẻ cụt chân con mắt còn lại long sòng sọc nhìn Ánh.

- Khi các người kéo quân đánh vào quân Tây Sơn lẽ ra ta đã bị vùi xác trong chiến loạn nhưng ta đã gắng gượng chạy thoát và cố gắng sống cho đến ngày hôm nay, ngài có biết vì sao chăng?

Ánh lắc đầu.

- Ta không biết, ngươi có thể nói rõ ta nghe được chăng?

Ánh nhìn kẻ ấy vẻ tò mò. Kẻ cụt chân vung gậy chỉ vào mặt Ánh.

- Là để gặp lại ngươi đấy.

Ánh giật nảy mình suýt chút nữa thì đứng bật dậy.Nhưng Ánh cố kìm nén ngồi im.

Kẻ cụt chân nói tiếp.

- Ngươi từng nói với ta sẽ không vì tư thù mà rước ngoại bang vào dày xéo non sông, ngươi lại còn vung vít rằng sẽ thay da đổi thịt cho đất nước này. Nay thì sao?

Ngươi diệt nhà Tây Sơn trả thù một cách bỉ ổi táng tận lương tâm đến cầm thú cũng phải ghê sợ. Nay người ngồi ngôi cao lại đặt ra sưu cao thuế nặng khiến sinh linh khốn khổ. Ta đã từng nghĩ ngươi rốt cuộc cũng chỉ là kẻ miệng chó mõm quạ nay thì thật đúng lắm thay.

Nếu ta là ngươi thì gạt bỏ mối tư thù...Nếu ngươi làm được như vậy thì hậu thế ngàn đời ngợi ca ngươi thay vì ngươi trở thành mảnh gương xấu cho muôn đời phỉ nhổ.

Nghe những lời ấy Ánh rúng động tâm can lẩm bẩm.

- Huệ là tay tham vọng không hề nhỏ.

Kẻ cụt chân nói.

- Đúng vậy Huệ tham vọng không nhỏ nhưng tấm lòng vì dân vì nước của Huệ là vô cùng bao la.

...

 

Kẻ cụt chân thở dài.

- Dù sao mọi sự cũng đã rồi nói nhiều cũng chả được gì. Từ nay ta mong ngươi hãy suy nghĩ thấu đáo vì nhân dân mà thay đổi những đạo luật hà khắc. Dân là gốc triều đình là ngọn không có nhân dân thì ngôi cao quyền trọng cũng chỉ là phù du, kẻ nào dùng cái ác để quản lý đất nước lấy bất công để cai trị bá tánh thì sớm muộn cũng bị diệt vong mà thôi.

Kẻ cụt chân nặng nề lê tấm thân tàn rời hoàng cung.  Ánh ra lệnh cho quân lính không được cấm cản hắn.

Đêm đấy Ánh đang nằm ngủ, giật mình choàng dậy vì một giấc mơ kinh hoàng. Ánh thấy rất nhiều người máu me be bét quây quanh mình khóc lóc, chửi bới đòi đền mạng.  Khuôn mặt Huệ uy nghi hai mắt như điện chiếu thằng vào Ánh mà nói.

- Ta sẽ được ngàn đời nhắc đến với sự ngưỡng vọng nuối tiếc còn ngươi sẽ bị hậu thế nguyền rủa.

Ánh hét lớn.

- Không, không ta không phải thế, ta không phải thế.

Một tiếng sét đinh tai, rồi mưa như trút. Ánh hốt hoảng chạy lại mở toang cửa nhìn ra sân. Từng dòng nước mưa chảy tràn, dưới làn chớp sáng ngời đỏ quạch như máu người...

 

TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG

 

(1) Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì[170].

Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị năm voi xé xác[171][172], đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục[171].

Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày[172], chồng bà là Trần Quang Diệu do trước đó đã có lần tỏ ra khoan thứ cho quân Nguyễn[172] nên xin được Nguyễn Ánh tha cho mẹ già 80 tuổi trước khi bị xử chết...

Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi[171], đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối[173][174][175].

Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường trước có thù riêng nên cho người đánh chết.

(trích từ bách khoa toàn thư điển tử Wikipedia)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 96506)
C ái Tôi nội cảm cộng hưởng với cảnh đời riêng, tâm thế sáng tạo riêng đã hình thành kiểu tư duy kỳ lạ của thơ Loạn. Thơ Loạn ra đời dựa trên sự thăng hoa nghệ thuật của những nỗi đau, sự bung phá những giới hạn, sự phân ly và hòa hợp những đối cực, sự hợp lưu của nghệ thuật, tôn giáo và cuộc đời. Thế giới nghệ thuật trường thơ Loạn là ánh xạ đầy biến ảo của những cái Tôi trữ tình đau thương và khát vọng.
17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 115883)
X a không chỉ từ thân xác Cái tổ nhỏ nhoi kết bằng ý nghĩ về nhau cũng quá đỗi xa xôi Dải sương mù cuối năm kéo ngôi đền lùi lại Nấp sau bao lí lẽ tỏ mờ
09 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95616)
K hi ta nói chuyện một con sông, thì chủ yếu là nói đến một khúc sông, như khúc sông Hương chảy qua thành phố Huế. Nói về một tác giả cũng vậy, thường ưu đãi ấn tượng về một tác phẩm nào đó. Với một sự nghiệp văn học đã trải qua nhiều ghềnh nhiều thác như của Thảo Trường, đánh giá toàn bộ là một việc khó.
28 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 93972)
Đ êm qua tôi thấy Mèo con trong giấc mơ. Vẫn nét mặt bầu bầu, vành môi cong lên cười tươi thắm. Trong mơ tôi thấy 2 đứa vẫn trẻ như một ngày năm cũ, nhưng lại có một thoáng ngại ngần, rồi Mèo con lên tiếng như giữa chúng tôi chưa hề có khoảng cách 15 năm. Mười lăm năm, mười lăm năm ấy biết bao tình[...]Chả biết là phòng hội hay phòng ăn, tôi vào lấy thức ăn như khi xưa từng lấy cho nhau.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 81030)
B ao nhiêu năm qua ở xứ ngưới, anh vẫn còn nhớ lại có những chiều trên đảo, anh đứng một mình trên đồi, nhìn biển rộng mênh mông, nhìn những đám mây bay lang thang trên nền trời xanh, nhìn những đám cỏ may theo gió thổi chạy vờn về cuối đảo, tự nhiên làm cho anh thấy mong nhớ một cái gì xa xôi. Mây và cỏ may thường làm gợi nhớ đến dĩ vãng...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 95210)
C huyện này chắc ít ai biết. Nhạc sĩ Thu Hồ ngày xưa vốn là ca sĩ. Lần đầu tiên ông xuất hiện hát ở Huế vào năm 1936, ông đã trình bày bài “La Chanson du Gondolier” và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Lúc đó tôi chưa ra đời. Nhưng bài hát anh chèo thuyền gondola thì chúng ta hầu như ai cũng biết.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 95486)
S huhun mang ánh mắt của một lời nguyền, thứ ánh mắt in trên một thỏi sắt. Nhìn hắn như một lưỡi kiếm bén mang linh hồn của Musashi Miyamoto. Tôi biết đến Musashi khi nào tôi không thể xác định, tên của võ sĩ vang danh trên khắp lục địa Bắc Á. Musashi trao cho Nhật Bản sức mạnh của kẻ yếm thế: Go rin no sho. Thuật xâm chiếm của vũ trụ như hai giải ngân hà nhập một, như hai lưỡi kiếm của hai mắt phải nhập một.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 93413)
H ằng đêm tôi sống trong lo sợ. Chung quanh tĩnh lặng, tối ám đến hoang mang. Gió lộng đánh phần phật trên các cánh cửa. Cứ độ giữa đêm, tiếng chân thình thịch đến từ xa, từng bước dẫm nặng nề. Tôi thu mình, rúc sát vào vách. Tôi trong suốt trong màu mực của đêm, không nhìn thấy cả chính mình...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 118273)
t a đã nhiều năm xa tổ quốc nhưng nào tổ quốc có xa ta sờ tay lên ngực nghe còn ấm hơi thở cỏ cây ở quê nhà
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 92431)
P hật giáo đã đồng hành cùng dân tộc gần hai nghìn năm qua, có những đóng góp quan trọng không chỉ trong sự phát triển văn hóa dân tộc, mà còn trong công cuộc kiến thiết và bảo vệ đất nước thời kỳ đầu quốc gia tự chủ vô vàn gian khó... nhận thức rõ hơn cái “nhiệm trọng đạo viễn” của mình trước đất nước và dân tộc, chứ không phải chỉ biết chăm chú xây chùa đúc tượng...