- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VUA

12 Tháng Năm 20163:10 SA(Xem: 29029)

    

DAU LENIN
Đầu tượtng của tượng Lenin sau khi bi giật sập ở Nga.-ành Internet




Đầu đã không còn. Đấy là khi Vua sờ soạng lên cổ, thấy trống không. Cần cổ vẫn lồi lên và cụt ngủn như khúc gỗ. Những hầu cận của Vua phần lớn đã bỏ mạng bởi cơn giận dữ vì mất đi cái đầu. Cái phẩy tay quyền phép đã hủy diệt mọi thứ quanh Vua. Ngài khổng lồ như trái núi, bàn tay bằng với năm dãy núi ghép lại. Tiếng của Vua không thể vọng ra. Không thể nghe, cũng không thể nhìn thấy gì cả. Trước mặt chỉ là khoảng đen vô tận. Đôi bàn tay từng xua đi bóng tối bao phủ ngàn năm nay quờ quạng trong bóng tối. “Tìm đầu cho ta…”- Vua muốn hét lớn để quân lính dưới trướng nghe thấy và phụng mệnh. Cũng chẳng thể viết ra cái chiếu chỉ đó được vì Vua không thấy đường. Cơn giận dữ không dứt mỗi khi sờ lên cái cổ cụt giờ đã liền thịt. Sấm sét giáng xuống và thiêu cháy những bộ hạ. Cung điện vàng ngự trên mười tầng trời sập từng mảnh. Máu quân lính nhuốm đỏ cung điện.

  “Cái đầu mất từ khi nào?” – Vua tự hỏi mình trong im lặng và tiếp tục im lặng.

    Vua không luống cuống, dễ vấp ngã như kẻ phàm mù lối. Vẫn thế đứng thẳng, bất khuất của đấng toàn năng, Vua đi quanh cung điện. Tiếng chân giẫm như núi lở, chẳng hụt lấy một nhịp. Quân lính chạy trốn.

 

    Vua đi xuống. Vẫn đi theo một hướng vô định. Vua có thân bất diệt, không món vũ khí nào có thể đâm thủng. Lũ quỷ từ lâu đã bị quét sạch, vậy chắc chắn việc mất đi cái đầu không phải tại chúng. Nhưng nếu một toán lính ô hợp từ lâu mang lòng phản trắc? Có thể lắm chứ nhưng chúng sẽ làm gì với cái đầu. Chúng không thể hủy nó đi vì chính chúng sẽ tan biến. Ý nghĩ về việc nhét cái đầu vào một cái rương hoặc bao bố xem chừng có lý hơn. Nhiều khả năng cái đầu đã rơi xuống cõi dưới. Phải rồi, dưới cung điện, dưới chín tầng mây là một thế giới khác. Chính nơi này Vua gieo mầm sự sống và ngày ngày theo dõi từ trên cao. Đấy vốn là vùng đất được bóng tối tôi luyện nhiều năm. Cái đầu dù rơi xuống đâu cũng là đại họa. Trước khi trở thành một phế tích cổ, cái đầu sẽ tàn phá mặt đất, xóa sổ mọi thứ trên đó bằng cú va chạm gây động đất.

 

    Vua đứng một lúc. Mấy ngón tay quờ quạng trên cần cổ và cơn phẫn nộ lại bùng lên như cơn hồng thủy. Đất đai vỡ tung, cây cối bị bốc hết rễ, hàng chục ngôi làng bị san bằng, chẳng ngọn núi nào đủ chắc để kìm chân Ngài.

 

    Con người gọi Vua và cầu cứu. Ngài không nghe thấy và tiếp tục san phẳng mọi thứ để tìm lại cái đầu. Mặt đất hoang tàn. Các vương quốc bị tuyệt diệt trong một dấu chân. Xác chết la liệt khắp nơi. Quân lính nhìn thấy những cái tay vùng vẫy hướng lên cổng trời. Mắt phàm không thấy được cung điện. Người của cung điện thấy hết, và nhìn lên cao hơn. Thảm cảnh khiến quân lính phải chắn hết cổng trời, hạ mặt trời xuống để dương gian mãi say sưa trong đêm tối.

    Người chạy, va vào nhau, va vào núi đá, rơi xuống đầm cá sấu, hoặc chôn thây dưới một rãnh hốc khổng lồ hình dấu chân. Sóng biển luôn cuộn trào. Sóng vỗ cao ngàn trượng. Mọi kiến trúc bị táp đổ sau một đợt sóng. Mỗi lần thủy triều rút đi, thứ đùn lên mặt cát chỉ là một đống đổ nát lổn nhổn gạch đá, cốt thép, thân cây gẫy, và những mảnh tử thi trương thối.

 

    Vua vẫn điên cuồng vì mất cái đầu. Một cái đầu khổng lồ lạc lối trong hàng ngàn cái đầu vô tội. Bóng tối dày như bức vách và thăm thẳm kéo dài thành cái giếng không đáy. Thứ màu tối đen đủi như ngọn đuốc mù dẫn đường Vua đi hết dãy mê cung này đến dãy mê cung nọ. Mọi con đường bị bịt kín bởi núi rừng, nhà cửa hoặc lãnh thổ đều bị san phẳng thành đống hoang tàn. Tưởng rằng đã đi rất xa, và sẽ nhanh chóng lần được manh mối về cái đầu thế nhưng Ngài chỉ luẩn quẩn một chỗ như con mèo mắc vào cuộn len. Bức màn bóng tối vốn chỉ đe dọa. Lúc này, màu tối như cái miệng cười khoét rộng hai mang tai và sâu hoắm như lỗ huyệt. Còn Ngài, lại tiếp tục dẫm đạp mọi thứ cản đường. Cái đầu quyền quý, vương miện của chín tầng trời như mặt trăng dưới hồ, hiện hữu nhưng chẳng thể sở hữu. Đôi tay Vua có thể tạo lửa và đốt cháy tất cả. Ánh lửa sẽ chiếu tới cung điện, nơi ngai vua bỏ trống. Vua không thấy gì ngoài sự tối thui trùng điệp như lãnh địa không mặt trời. Vua gầm lớn. Không tiếng vang. Vua im lặng và chậm chạp đi.

    Ngài ngồi xuống. Mặt đất lõm sâu thành hồ cạn.

 

    Quân lính tìm được đầu của Vua và rụt rè dâng lên. Cặp mắt bật mở. Vua có thể nhìn thấy, bắt đầu nghe và nói được. Quân lính đang quỳ dưới chân và miệng tung hô vạn tuế. Cái đầu Vua đang trên tay, giờ chỉ cần gắn lên cổ.

  “Sao ta vẫn không thấy gì?” – Vua nói.

 

    Vua dùng quyền năng để tạo ra một ngọn lửa. Ánh sáng tỏa rộng rồi tắt ngay đi. Quanh Ngài cảnh vật hoang tàn như vừa trải qua một trận động đất lớn nhất thế kỷ. Không có tiếng người, chỉ có xác người. Đâu đó trong màn đêm thăm thẳm vẫn vang lên tiếng cầu cứu. Lời khẩn cầu, và tiếng nguyền rủa một con quái vật không đầu.

    Bầy chó hoang nghe thấy tiếng vọng và thu người cho một cú vồ sát thủ. Tiếng người biến mất trong tiếng gầm gừ nhai xương rôm rốp.

  “Lại tối om.”- Vua nói.

  “Mọi thứ sáng lại ngay thôi ạ. Chỉ cần còn Vua.” – Quân lính nói vậy.

  “Ta có lỗi.”

  “Đức Ngài không có lỗi.”

  “Ta có lỗi.”

  “Vua không có lỗi.”

  “Tại sao…”

  “Vua.”

    Ngài im lặng. Vạn vật ngừng chuyển động trong cái im lặng chậm chạp.

    Đầu được tra lên cổ. Không vừa. Vua xoay để khớp. Vẫn không vừa. Vua phủi lớp đất bẩn dính trên cổ và gắn đầu lại. Vẫn không vừa. Đúng là đầu Vua, cổ Vua. Đâu phải cổ lớn hơn hoặc đầu to ra. Đầu khớp vào cổ nhưng không ăn vào nhau.

    Vua im lặng. Cái đầu vẫn trên tay. Cái cổ cụt trơ ra, phẳng lỳ.

    Thêm một lần gắn đầu, và không vừa. Quyền phép không giúp gì được.

    Quân lính vẫn quỳ dưới đất. Họ không thắc mắc gì và chỉ đợi lệnh bề trên.

  “Vua là ai?” – Ngài hỏi quân lính

  “Ngài là Vua.”- Quân lính nói.

  “Ta không phải Vua.”

  “Ngài là Vua.”

  “Ta không phải Vua.”

  “Ngài chính là Vua.”

  “Vua…”

  “Là ngài.”

  “Vua, ha, ha, Ngài Vua…”

    Tiếng cười chấn động cả đất trời. Sấm sét nổi đùng đùng. Biển cuộn trào sóng. Chợt vang lên một tiếng rất lớn. Nghe như tiếng xương vỡ, nghe như tiếng núi lở, cũng nghe như tiếng sụp lở của đất…Quân lính vẫn phủ phục dưới đất. Có vẻ vì quỳ quá lâu nên chân họ đã lún xuống và liền vào mặt đất. Họ không thấy gì ngoài một vật khổng lồ đi xuyên vào bóng tối. Họ thấy như bóng tối rách toác ra, và họ cũng thấy như bóng tối đóng khép lại như cổng thép nghìn cân.

    Lúc trời đất hé nhá nhem, quân lính thấy đầu Vua lăn lóc dưới đất. Một cái đầu vẫn to lớn với cặp mắt đóng chặt.

  “Vua…”

  “Ai là Vua?”

    Quân lính loay hoay. Ai cũng đã rút chân đứng thẳng nhưng đều đi lòng vòng. Chân họ bước loạng choạng, ngoặt bên này, rẽ bên kia, có lúc lại xoay mòng mòng như bị bị gió cuốn. Không còn Vua. Họ đi tìm Vua. Họ được phép bay. Họ đi tìm cái phất tay bảo rằng bay đi. Và rồi, họ quỳ gục sát đất, thấp hơn cả cái đầu khổng lồ. Tất cả cùng khiêng cái đầu lên cung điện. Quân lính đặt đầu vào ghế ngai bỏ trống.

    Tiếng tung hô vạn tuế. Mặt trời được kéo lên.

    Ngày hôm sau, một trang sử mới…

      

   

TRU SA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106123)
LTS : Nguyễn Thi Quyên, hiện là Nghiên cứu sinh ngành Văn học so sánh tại Đại học Strasbourg, Cộng Hòa Pháp. Câu chuyện về Trương Chi đã được tác giả viết trong một đêm mưa như gửi tiếng lòng về với quê hương xa xôi.Tạp chí Hợp Lưu trân trọng giới thiệu “Trương Chi” đến cùng quí độc giả và văn hữu khắp nơi. Tạp Chí Hợp Lưu
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105683)
P l ease help us to secure the immediate and unconditional release of Viet Khang
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 127785)
l à ngày em không còn nghĩ về anh nữa sự tự tin của anh không đủ giữ gìn những kí ức về nhau
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 41588)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 95103)
Q uốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ cổ nhất hiện nay chúng ta còn giữ được. Trước nay, tập thơ này luôn được các nhà nghiên cứu coi là tư liệu đặc biệt quý hiếm để nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam thời Cổ- Trung đại, cụ thể là ngôn ngữ thơ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Đã có nhiều bản phiên âm chú thích của nhiều thế hệ học giả trong hơn năm mươi năm qua về văn bản này, cũng đã có nhiều bài viết và một số ít chuyên luận nghiên cứu riêng biệt về nguồn ngữ liệu phong phú này. Bài viết sẽ tiến hành khảo sát một số trường hợp trong ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 90365)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 104061)
C on tàu lùi lũi rời thành phố giữa lúc từng cơn mưa bụi gối lên nhau mê mải, những cung đường lồng lộng mở ra trước mắt. Phía sau lưng, thành phố đông đúc và ẩm ướt khuất dần. Ngày ra mắt họ hàng, anh cũng đưa chị về trên chuyến tàu như thế. Cũng một ngày mưa bụi gối lên nhau.
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 93960)
AUSTIN, Texas (VAHF) -- Vietnam Center thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock vừa thông báo một tin vui cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF). Đó là, trung tâm này vừa nhận được ngân khoản tài trợ 144,120 Mỹ kim từ Ủy Ban Xuất Bản Sử liệu và Tài liệu Quốc Gia (National Historical Publications and Records Commission – NHPRC) để giúp trung tâm hoàn tất việc vi tính hoá (digitize) trên 200,000 trang tài liệu để đưa lên Thư viện Điện tử Quốc gia bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, mà hội VAHF đã và đang hợp tác với Việt Nam Center từ năm 2005.
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 114009)
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 104036)
A nh đã lớn lên với những bát phở ở Hanoi, sau khi đất nước chia đôi, anh lại trưởng thành với những bát phở ở Saigon. Anh ăn phở gần như hàng ngày, tại những quán phở có tên tuổi như Tàu Bay, 79, Tương Lai, phở Hòa, Hòa Cựu... hay những xe phở đầu đường không ai cần nhớ tên và cũng chỉ gọi bằng những biệt danh, như các gánh phở ngày xưa.