- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tạ Chí Đại Trường, Đời Thường

04 Tháng Tư 20161:28 CH(Xem: 28681)
mot khoang VNCH noi dai



Như một nén tâm hương tưởng nhớ anh Tạ Chí Đại Trường, 24- 3- 2016.



Năm 1964, lần đầu tiên tôi gặp anh Tạ Chí Đại Trường, sau khi chúng tôi rời trường Bộ binh Thủ Đức để về trường Quân Y học giai đoạn 2, ngành Hành chánh Quân y. Cùng thời gian này anh học cao học, chuẩn bị lấy bằng Thạc sĩ và đang sưu tập, nghiên cứu về tiền cổ. Anh từng cho tôi xem những đồng xu mà anh sưu tập được. Trường là người kín đáo, có lẽ do bản tính của anh. Ngày chọn đơn vị phục vụ, anh và tôi có tên sát nhau và đều cùng muốn chọn Đại đội Quân y Thủy quân lục chiến ở Thị Nghè. Với tôi chỉ vì muốn ở Sài Gòn, trong khi anh cần ở đây để học và viết cho xong luận văn Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802, mà bấy giờ tôi hoàn toàn không biết. Anh thuyết phục tôi nên về Tổng y viện Duy Tân ở Đà Nẳng cho gần nhà. Không ngờ sự chọn lựa này đã đẩy chúng tôi mỗi người lao đao một cách chỉ vài năm sau.

Bẵng đi một thời gian dài, từ đó, chúng tôi không gặp nhau, mà cũng không liên lạc cho đến lúc tôi qua định cư ở Mỹ. Chúng tôi có người bạn thân chung là Nguyễn Mộng Giác, gặp gỡ nhau thường xuyên, có thể nói là hàng tuần, lúc tôi làm việc cho hãng Craftech ở Anaheim. Giác thường xưng hô với Trường là anh em, cũng như với anh chị Võ Phiến là chú thím. Tôi không hiểu sự liên hệ giữa những anh chị gốc Bình Định này như thế nào. Tôi thường chỉ nghe mà không bao giờ hỏi. Anh Trường lớn tuổi hơn anh Giác nhiều, nhưng anh rất hồn nhiên, ít nói; đã nói là có chút khôi hài nhẹ nhàng. Những ngày Nguyễn Mộng Giác còn khỏe, đã chở chúng tôi đi ăn sáng, uống cà phê ở quán Factory, đôi khi cùng ăn trưa ở một nhà hàng.

Tạ Chí Đại Trường sống giản dị. Anh âm thầm làm việc. Có lần anh nói với tôi về Ải Nam Quan, tôi giật mình, vì cả đời mình không nghĩ tới. (Những ý tưởng tôi không thể viết ra trong  bài tùy bút này, để  dành cho các nhà sử học, thế nào cũng có lúc họ nhìn ra.)

Gần như chỉ có nhà Nguyễn Mộng Giác là anh thường lui tới. Niềm vui đời thường của anh là đi casino. Anh Giác thường chở hai đứa. Sau này Giác không lái xe được thì cả bọn đi bus. Chúng tôi thích cái không khí của casino. Anh Trường chỉ chơi kéo máy và hồn nhiên kể chuyện thắng thua trên đường về.

Gần như các sách của anh từ Thần, Người và đất Việt đến Sử Việt đọc vài quyển, anh đều ký tặng tôi. Mấy năm trước, lúc anh nằm ở nursing home (hình), tôi và Đinh Cường vào thăm. Anh nằm gác tay lên trán, nói chuyện về sức khỏe. Anh cười, dù chỉ nhếch môi, nhưng tôi thấy là nụ cười an nhiên tự tại.

Nhớ lại, khoảng cuối năm 2004, lần đầu tiên anh Trường về Việt Nam, sau hơn mười năm đến Mỹ. Tôi cũng có mặt ở quê nhà, nhân dịp tết nguyên đán. Vào một trong những ngày đầu năm, anh điện thoại cho tôi hỏi địa chỉ, muốn đến nhà chơi. Tôi dành một buổi sáng chờ anh. Từ nhà ở An Dương Vương Chợ Lớn, đến nhà tôi đường Hồ Biểu Chánh Phú Nhuận, anh phải đi ba chuyến xe buýt. Bây giờ tôi không nhớ chúng tôi đã nói gì với nhau hôm đó. Chỉ thấy lòng vui. Ưu tư và đồng cảm. Quá trưa, tôi tiễn anh ra đầu hẻm. Nhìn dáng anh cao, gầy, khuất sau con đường chính.

Anh Tạ Chí Đại Trường, có những điều đến lúc mất nhau rồi, mới nhận ra mình đã kín tiếng, đôi khi thấy không cần thiết. Với Nguyễn Mộng Giác cũng thế. Bây giờ các anh đã bên nhau rồi. Quê hương lẫy lừng Bình Định với sông Côn, đầm Thị Nại, một vùng đất anh kiệt đang chờ đón anh về.

 

LỮ QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94973)
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94342)
...T ại sao lại đặt cột mốc trước và sau 30-4-1975 cho lý lịch của mỗi con người? Ngày chấm dứt chiến tranh, ngày hòa bình, ngày thống nhất đất nước. Đó cũng là ngày phán xử. Kẻ thua người thắng. Ngày định phận. Kẻ có công người có tội. Và mỗi lần khai lý lịch là mỗi lần xác nhận cái sự thua thắng, công tội đó. Một lằn ranh không cho phép ai vượt qua. Một sự chia cắt vĩnh viễn giữa các con người, giữa các công dân...
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111238)
C ha bỏ xác trên rừng mẹ ngồi đan áo mũi kim đâm vào đầu ngón tay nước mắt rơi xuống hai chữ anh hùng tôi tiếp tục cầm súng đi ngược chiều Trường Sơn
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 115144)
M ỗi chúng ta phải chỉ có một thứ thôi Yêu tổ quốc mình và yêu tự do là trên hết Hãy làm đi và xin đừng rên nữa Đớn đau quá nhiều và hèn kém đã ăn sâu.
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 97628)
...T hoắt đó họ ngã xuống, họ la làng, ông thầy_ngưng bắn rồi mà sao em chết. Thản nhiên. Cuồng nộ nếu có đã bị dìm vào thinh lặng, cuồng nộ trắng. Cái vô lý dửng dưng của Cao xuân Huy đứng bên cái dằn vặt đớn đau tha thiết của Phan nhật Nam như hai mặt của một đồng tiền... 
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 82791)
" Ở một nơi mà tự do chỉ có thể tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho sự hiện diện của công lí và tình người dường như là vô nghĩa, và để hành động cho những điều tưởng như viển vông này chúng tôi đã chọn xuất bản." (Bùi Chát)
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81891)
...C ó người cho rằng Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng lớn chủ nghĩa siêu thực của Baudelaire.[20] Ông đã thụ lĩnh từ tác giả “Hoa ác” một cảm quan ma quái để đi vào thế giới đau thương, rồi cứ bị thôi miên bởi vẻ đẹp kỳ lạ, kinh dị.[13] Tuy nhiên, theo tôi chúng ta cần lý giải theo chiều hướng khác, dưới góc nhìn của văn học so sánh. Đây chính là hiện tượng tương đồng khi có cùng hoàn cảnh sáng tác trong sáng tạo nghệ thuật...
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 91570)
... C hung quanh tôi là ngôn ngữ Việt, thứ ngôn ngữ hào hùng như những lời ca vang vang trên loa công viên. Sân khấu lộ thiên tỏa sáng [...] Cờ bay, cờ bay, oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu. Cờ bay, cờ bay tung trời ta về với quê hương... [...] Núi đồi Bataan ngàn đời câm lặng, đã mở ra đón những người tỵ nạn xa lạ.
27 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94370)
N hà thơ Bùi Chát, người sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn ở Việt Nam, đã giành được Giải thưởng Tự do Xuất bản năm 2011 “vì lòng can đảm mẫu mực trong việc giữ vững tinh thần tự do xuất bản,” như thông báo của Hiệp hội Quốc tế các nhà Xuất bản (IPA). Chủ tịch IPA, YoungSuk “Y.S.” Chi, chính thức trao giải thưởng năm nay tại một buổi lễ do Hội chợ Sách Buenos Aires lần thứ 37 tổ chức vào ngày 25 tháng Tư năm 2011, như một bộ phận của chương trình Thủ đô Sách Thế giới.
26 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 93804)
LTS : Nhà văn Cao Xuân Huy mất vào mùa Thu 2010, đã có rất nhiều bài viết về anh trên các báo in và báo mạng. Tạp chí Hợp Lưu trong thời gian đó chỉ kịp đăng lời phân ưu. Đến nay, Hợp Lưu 113 số tháng Ba và Tư của năm 2011, chúng tôi xin dành riêng một số trang đặc biệt để đăng những bài viết về anh của văn hữu Hợp Lưu, đồng thời trích đăng một số sáng tác trong hai tác phẩm “Tháng Ba Gãy Súng” và “Vài mẩu chuyện” của Cao Xuân Huy như một nén hương thân kính gởi đến anh thay lời từ biệt. Tạp C hí Hợp Lưu