- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tạ Chí Đại Trường, Đời Thường

04 Tháng Tư 20161:28 CH(Xem: 28598)
mot khoang VNCH noi dai



Như một nén tâm hương tưởng nhớ anh Tạ Chí Đại Trường, 24- 3- 2016.



Năm 1964, lần đầu tiên tôi gặp anh Tạ Chí Đại Trường, sau khi chúng tôi rời trường Bộ binh Thủ Đức để về trường Quân Y học giai đoạn 2, ngành Hành chánh Quân y. Cùng thời gian này anh học cao học, chuẩn bị lấy bằng Thạc sĩ và đang sưu tập, nghiên cứu về tiền cổ. Anh từng cho tôi xem những đồng xu mà anh sưu tập được. Trường là người kín đáo, có lẽ do bản tính của anh. Ngày chọn đơn vị phục vụ, anh và tôi có tên sát nhau và đều cùng muốn chọn Đại đội Quân y Thủy quân lục chiến ở Thị Nghè. Với tôi chỉ vì muốn ở Sài Gòn, trong khi anh cần ở đây để học và viết cho xong luận văn Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802, mà bấy giờ tôi hoàn toàn không biết. Anh thuyết phục tôi nên về Tổng y viện Duy Tân ở Đà Nẳng cho gần nhà. Không ngờ sự chọn lựa này đã đẩy chúng tôi mỗi người lao đao một cách chỉ vài năm sau.

Bẵng đi một thời gian dài, từ đó, chúng tôi không gặp nhau, mà cũng không liên lạc cho đến lúc tôi qua định cư ở Mỹ. Chúng tôi có người bạn thân chung là Nguyễn Mộng Giác, gặp gỡ nhau thường xuyên, có thể nói là hàng tuần, lúc tôi làm việc cho hãng Craftech ở Anaheim. Giác thường xưng hô với Trường là anh em, cũng như với anh chị Võ Phiến là chú thím. Tôi không hiểu sự liên hệ giữa những anh chị gốc Bình Định này như thế nào. Tôi thường chỉ nghe mà không bao giờ hỏi. Anh Trường lớn tuổi hơn anh Giác nhiều, nhưng anh rất hồn nhiên, ít nói; đã nói là có chút khôi hài nhẹ nhàng. Những ngày Nguyễn Mộng Giác còn khỏe, đã chở chúng tôi đi ăn sáng, uống cà phê ở quán Factory, đôi khi cùng ăn trưa ở một nhà hàng.

Tạ Chí Đại Trường sống giản dị. Anh âm thầm làm việc. Có lần anh nói với tôi về Ải Nam Quan, tôi giật mình, vì cả đời mình không nghĩ tới. (Những ý tưởng tôi không thể viết ra trong  bài tùy bút này, để  dành cho các nhà sử học, thế nào cũng có lúc họ nhìn ra.)

Gần như chỉ có nhà Nguyễn Mộng Giác là anh thường lui tới. Niềm vui đời thường của anh là đi casino. Anh Giác thường chở hai đứa. Sau này Giác không lái xe được thì cả bọn đi bus. Chúng tôi thích cái không khí của casino. Anh Trường chỉ chơi kéo máy và hồn nhiên kể chuyện thắng thua trên đường về.

Gần như các sách của anh từ Thần, Người và đất Việt đến Sử Việt đọc vài quyển, anh đều ký tặng tôi. Mấy năm trước, lúc anh nằm ở nursing home (hình), tôi và Đinh Cường vào thăm. Anh nằm gác tay lên trán, nói chuyện về sức khỏe. Anh cười, dù chỉ nhếch môi, nhưng tôi thấy là nụ cười an nhiên tự tại.

Nhớ lại, khoảng cuối năm 2004, lần đầu tiên anh Trường về Việt Nam, sau hơn mười năm đến Mỹ. Tôi cũng có mặt ở quê nhà, nhân dịp tết nguyên đán. Vào một trong những ngày đầu năm, anh điện thoại cho tôi hỏi địa chỉ, muốn đến nhà chơi. Tôi dành một buổi sáng chờ anh. Từ nhà ở An Dương Vương Chợ Lớn, đến nhà tôi đường Hồ Biểu Chánh Phú Nhuận, anh phải đi ba chuyến xe buýt. Bây giờ tôi không nhớ chúng tôi đã nói gì với nhau hôm đó. Chỉ thấy lòng vui. Ưu tư và đồng cảm. Quá trưa, tôi tiễn anh ra đầu hẻm. Nhìn dáng anh cao, gầy, khuất sau con đường chính.

Anh Tạ Chí Đại Trường, có những điều đến lúc mất nhau rồi, mới nhận ra mình đã kín tiếng, đôi khi thấy không cần thiết. Với Nguyễn Mộng Giác cũng thế. Bây giờ các anh đã bên nhau rồi. Quê hương lẫy lừng Bình Định với sông Côn, đầm Thị Nại, một vùng đất anh kiệt đang chờ đón anh về.

 

LỮ QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98815)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32242)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110659)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128061)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84032)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.