- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tạ Chí Đại Trường, Đời Thường

04 Tháng Tư 20161:28 CH(Xem: 28508)
mot khoang VNCH noi dai



Như một nén tâm hương tưởng nhớ anh Tạ Chí Đại Trường, 24- 3- 2016.



Năm 1964, lần đầu tiên tôi gặp anh Tạ Chí Đại Trường, sau khi chúng tôi rời trường Bộ binh Thủ Đức để về trường Quân Y học giai đoạn 2, ngành Hành chánh Quân y. Cùng thời gian này anh học cao học, chuẩn bị lấy bằng Thạc sĩ và đang sưu tập, nghiên cứu về tiền cổ. Anh từng cho tôi xem những đồng xu mà anh sưu tập được. Trường là người kín đáo, có lẽ do bản tính của anh. Ngày chọn đơn vị phục vụ, anh và tôi có tên sát nhau và đều cùng muốn chọn Đại đội Quân y Thủy quân lục chiến ở Thị Nghè. Với tôi chỉ vì muốn ở Sài Gòn, trong khi anh cần ở đây để học và viết cho xong luận văn Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802, mà bấy giờ tôi hoàn toàn không biết. Anh thuyết phục tôi nên về Tổng y viện Duy Tân ở Đà Nẳng cho gần nhà. Không ngờ sự chọn lựa này đã đẩy chúng tôi mỗi người lao đao một cách chỉ vài năm sau.

Bẵng đi một thời gian dài, từ đó, chúng tôi không gặp nhau, mà cũng không liên lạc cho đến lúc tôi qua định cư ở Mỹ. Chúng tôi có người bạn thân chung là Nguyễn Mộng Giác, gặp gỡ nhau thường xuyên, có thể nói là hàng tuần, lúc tôi làm việc cho hãng Craftech ở Anaheim. Giác thường xưng hô với Trường là anh em, cũng như với anh chị Võ Phiến là chú thím. Tôi không hiểu sự liên hệ giữa những anh chị gốc Bình Định này như thế nào. Tôi thường chỉ nghe mà không bao giờ hỏi. Anh Trường lớn tuổi hơn anh Giác nhiều, nhưng anh rất hồn nhiên, ít nói; đã nói là có chút khôi hài nhẹ nhàng. Những ngày Nguyễn Mộng Giác còn khỏe, đã chở chúng tôi đi ăn sáng, uống cà phê ở quán Factory, đôi khi cùng ăn trưa ở một nhà hàng.

Tạ Chí Đại Trường sống giản dị. Anh âm thầm làm việc. Có lần anh nói với tôi về Ải Nam Quan, tôi giật mình, vì cả đời mình không nghĩ tới. (Những ý tưởng tôi không thể viết ra trong  bài tùy bút này, để  dành cho các nhà sử học, thế nào cũng có lúc họ nhìn ra.)

Gần như chỉ có nhà Nguyễn Mộng Giác là anh thường lui tới. Niềm vui đời thường của anh là đi casino. Anh Giác thường chở hai đứa. Sau này Giác không lái xe được thì cả bọn đi bus. Chúng tôi thích cái không khí của casino. Anh Trường chỉ chơi kéo máy và hồn nhiên kể chuyện thắng thua trên đường về.

Gần như các sách của anh từ Thần, Người và đất Việt đến Sử Việt đọc vài quyển, anh đều ký tặng tôi. Mấy năm trước, lúc anh nằm ở nursing home (hình), tôi và Đinh Cường vào thăm. Anh nằm gác tay lên trán, nói chuyện về sức khỏe. Anh cười, dù chỉ nhếch môi, nhưng tôi thấy là nụ cười an nhiên tự tại.

Nhớ lại, khoảng cuối năm 2004, lần đầu tiên anh Trường về Việt Nam, sau hơn mười năm đến Mỹ. Tôi cũng có mặt ở quê nhà, nhân dịp tết nguyên đán. Vào một trong những ngày đầu năm, anh điện thoại cho tôi hỏi địa chỉ, muốn đến nhà chơi. Tôi dành một buổi sáng chờ anh. Từ nhà ở An Dương Vương Chợ Lớn, đến nhà tôi đường Hồ Biểu Chánh Phú Nhuận, anh phải đi ba chuyến xe buýt. Bây giờ tôi không nhớ chúng tôi đã nói gì với nhau hôm đó. Chỉ thấy lòng vui. Ưu tư và đồng cảm. Quá trưa, tôi tiễn anh ra đầu hẻm. Nhìn dáng anh cao, gầy, khuất sau con đường chính.

Anh Tạ Chí Đại Trường, có những điều đến lúc mất nhau rồi, mới nhận ra mình đã kín tiếng, đôi khi thấy không cần thiết. Với Nguyễn Mộng Giác cũng thế. Bây giờ các anh đã bên nhau rồi. Quê hương lẫy lừng Bình Định với sông Côn, đầm Thị Nại, một vùng đất anh kiệt đang chờ đón anh về.

 

LỮ QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 34848)
M uốn kể với em về ngày tháng của anh như trang thư xanh ngày xưa luôn thơm nồng mùi khát khao như hàng chữ nguệch ngoạc ngang tàn từ mọi góc phố cuộc đời nơi ta mải mê rong đuổi bắt những chiếc bóng phù du
22 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35001)
Đ ôi khi phải nuốt trọng những điều ngụy tín Đôi khi phải ngồi gỡ thời gian từ những vảy chân Đôi khi con chữ bốc hơi từ mặt phẳng cuả giấy như đàn chim ùa bay khỏi nghiã trang.
22 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 33277)
T ôi nói với bà: mẹ, nếu con và chồng con không sống nổi với nhau, con sẽ về ở với mẹ đẻ. Mẹ chồng tôi thất sắc: con ơi, con đã phải khó khăn nhọc nhằn, cố nhẫn nại lên con. Tôi cười. Nụ cười chứa những tia lạnh lẽo như kiếm.
22 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 38379)
L àm sao người ta có thể hãm hiếp một con vật được. Một con chó, một con mèo, một con ngựa, một con bò. Thật là ghê tởm. Tưởng tượng nửa thân trước của con vật bị kềm chặt qua một lỗ hổng trên hàng rào hoặc trên vách tường. Thằng đàn ông dã thú lên cơn điên ở bên này vách tường đâm sâu cái của nó vào thân thể con vật.
22 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 37098)
N hững căn phòng vuông hộp gỗ Có khung cửa sổ đóng kín đêm ngày Em có nghe trong từng tiếng mưa bay Nỗi nhớ của anh nương theo giọt nước
22 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 33584)
Đ ốt thêm điếu thuốc này thôi Đêm đã nằm nghiêng…
22 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 31178)
T ây Nguyên mùa mưa, hiếm có ngày tạnh ráo, sự tàn úa của mùa khô vẫn còn hiển hiện đâu đó, nứt toác những thân cây úng nhựa. Dòng nhựa trắng ứa ra như nước mắt. Đi giữa cánh rừng toàn cây hùng dũng vươn mình trong gió núi mà sao Kiên lại nghĩ đến những người đàn bà đang khóc. Những người đàn bà anh đã gặp, bao gồm cả em đều hóa thân vào những cái cây này.
22 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 37092)
anh còn yêu em không? một ngày ánh nắng cắt con đường thành hình thù rối loạn chập chờn vẽ lại ảo ảnh nhiều màu
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 30171)
Theo tốc độ của truyền hình và internet, thói quen của con người cũng dần dần thay đổi. Với mức độ tự do gần như tuyệt đối, internet chuyển tải mau chóng những thông tin, phục vụ con người hữu hiệu hơn, đại chúng hơn. Nhưng, internet cũng đang đưa đến sự phá sản của một số nhật báo, tạp chí và nhà xuất bản trên thế giới. Những tạp chí chuyên về nghệ thuật văn chương Việt Nam ở hải ngoại cũng không ngoại lệ, lần lượt đình bản...
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 38078)
T rang đầu chạy tít lớn “Lễ truy điệu các phục quốc quân hy sinh vì Tổ quốc”. Tôi lơ đãng mở các trang trong. Những tấm ảnh đen trắng với khuôn mặt của các phục quốc quân tử trận trong nước cùng với vị thủ lãnh của họ. Một cái ảnh đập vào mắt tôi. Trời! Thịnh đó, ảnh Thịnh... Tôi đọc vội sơ qua những cột tin về cuộc đụng độ cuối cùng trong vùng tam biên. Tô phở bưng ra, tôi chợt không thấy đói, không nuốt gì được.