- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nhà Sử Học Tạ Chí Đại Trường qua đời tại Sài Gòn

26 Tháng Ba 20162:40 SA(Xem: 24759)

TCDT- TranTriet
Nhà Sử Học Tạ Chí Đại Trường - ảnh Trần Triết / Người Việt


Theo tin Nhật Báo Người Việt- Nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, ông Tạ Chí Đại Trường, vừa qua đời tại Sài Gòn, thọ 81 tuổi. Người chị dâu của ông Tạ Chí Đại Trường, là bà Nguyễn Thị Minh Hiền, xác nhận với Người Việt tin này.

Theo bà Minh Hiền, ông Tạ Chí Đại Trường mất vào khoảng từ 4 giờ đến 4:30 sáng ngày 24 tháng Ba (giờ Việt Nam), tại tư gia ở Quận 5 của người anh ruột, là ông Tạ Chí Đông Hải.

Bà Minh Hiền cho biết ông Tạ Chí Đại Trường sinh năm 1935 (nhưng trên giấy tờ ghi 21 tháng Sáu, 1938), tại tỉnh Bình Định. Và vì ông có quốc tịch Hoa Kỳ nên gia đình phải khai báo để cơ quan hữu trách thực hiện khám nghiệm tử thi. Gia đình cho biết người quá cố sẽ được hỏa thiêu tại Việt Nam.

Bác Sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả “Vành Đai Xanh” và “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng,” nói với Người Việt: “Tạ Chí Đại Trường là một nhà nghiên cứu sử học quan trọng, không chỉ với miền Nam, mà của cả Việt Nam.”

Theo Wikipedia, tên của ông, Đại Trường, được ghép từ hai địa danh của tỉnh Khánh Hòa là Đại Lãnh và Trường Giang (sông Cái). Ông là con trai Cử Nhân Hán Học Tạ Chương Phùng, một nhà cách mạng hoạt động trong phong trào toàn dân chống Pháp giành độc lập dân tộc thập niên 40 - 50.

Vẫn theo Wikipedia, năm 1964, Tạ Chí Đại Trường tốt nghiệp cao học Sử tại Đại Học Sài Gòn rồi nhập ngũ. Ông phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1964, cấp bực cuối cùng là đại úy. Trong thời gian chiến tranh, Tạ Chí Đại Trường bắt đầu sưu tập tiền cổ và tập trung nghiên cứu về đề tài này. Những bài viết của ông về tiền cổ trong thời gian sau đó được giới nghiên cứu sử học quốc tế đánh giá cao.

Năm 1964, trong thời gian học Cao Học, Tạ Chí Đại Trường cho ra đời một cuốn tiểu luận lịch sử Việt Nam giai đoạn 1771 đến 1802, trong đó ghi lại những sự kiện xoay quanh cuộc nội chiến giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Tác phẩm này đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn Sử năm 1970 và được nhà xuất bản Văn Sử Địa in thành sách năm 1973 với tựa đề Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802.

Wikipedia viết, sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, cuốn sách với nội dung đặt lại vấn đề về nhà Tây Sơn đã khiến Tạ Chí Đại Trường gặp nhiều rắc rối. Lịch sử nội chiến bị cho là “hạ thấp Quang Trung, đề cao Gia Long” và bị cấm lưu hành tại Việt Nam trong một thời gian dài và chỉ được in lại trong nước từ cuối thập niên 2000.

Sau năm 1975 ông bị tù “cải tạo” đến năm 1981.

Tháng Tám năm 1994, Tạ Chí Đại Trường định cư tại Hoa Kỳ. Do điều kiện cuộc sống, phải tới 10 năm sau ông mới quay trở lại Việt Nam và khó có cơ hội tiếp xúc với tài liệu sử học trong nước, vì vậy Tạ Chí Đại Trường phải từ bỏ những đề tài chuyên biệt để tập trung nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung thông qua các tư liệu thu thập được qua nhiều nguồn ở Mỹ, kể cả từ các chợ sách ngoài trời.

Tại Mỹ ông bắt đầu cho in các tác phẩm chính của mình, như Những bài dã sử Việt (1996), vốn là tập hợp các bài viết ở Việt Nam của ông giai đoạn 1984-1986; hay cuốn Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000). Cuốn Thần, Người và Đất Việt khi xuất hiện không chính thức ở Việt Nam được đánh giá cao, nhiều nhà sử học Việt Nam nhận xét rằng Tạ Chí Đại Trường là một chuyên gia sử học, dân tộc học đáng tin cậy.

Kể từ cuối thập niên 2000, sách của Tạ Chí Đại Trường mới được chính thức in và phát hành tại Việt Nam. Năm 2014, Tạ Chí Đại Trường được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng Văn Hóa Phan Chu Trinh về ngành nghiên cứu.

Các tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường đã được xuất bản tại Hoa Kỳ: Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000), Những bài văn sử (1999), Những bài dã sử Việt (1996), Việt Nam nhìn từ bên trong (viết cùng Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, 1994), Một khoảng Việt Nam Cộng hòa nối dài (1993), Lịch sử nội chiến Việt Nam (1771-1802) (1991, in lại từ bản gốc năm 1973). (T.Đ.)

Nguồn:

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=224906&zoneid=1

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 28020)
Sau thời gian dài lâm trọng bệnh, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, một cây bút lỗi lạc từ thời VNCH, đã thất lộc vào lúc 10:50 thứ Bảy, ngày 13/9/2014 tại nhà Dưỡng Lão (Nursing Home) Mission De La Casa trên đường Alvin, San Jose, California, hưởng thọ 74 tuổi.
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33668)
SAN JOSE (VB) -- Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc vừa gửi tin rằng, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từ trần tại San Jose lúc 10:30 giờ sáng Thứ Bảy 13 tháng 9-2014. Tin này thông báo từ chị Trương Gia Vy, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và là người chăm sóc bên giường bệnh của nhà văn.
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33851)
Dường như có rất nhiều người đến tưới rượu lên mộ Trịnh Công Sơn, nhưng chỉ là để nhớ một bạn nhậu chứ không phải nhớ tiếng đàn, tiếng hát của Trịnh. Anh, nhớ bạn, vào quán một mình, kêu một ly rượu đầy và một chiếc ly không. Lặng lẽ ngồi, lặng lẽ uống. Hết ly mình, đến ly bạn. Mà ly bạn chỉ có ngụm nắng tàn.
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 35464)
Đọc truyện Thái Bảo đưa người đọc vào những bất ngờ và con đường đưa đến những bất ngờ đầy những lôi cuốn đưa đẩy với các chi tiết được bố trí khéo léo xung quanh nhiều khúc mắc hấp dẫn.Thái Bảo viết phong phú, trải rộng từ Đông sang Tây, đi ngược về quá khứ, trở về hiện tại, đi sâu vào những giấc mơ ác mộng rồi quay về thực tại...Thái Bảo tốt nghiệp bác sĩ tại Việt Nam và hiện nay đang nghiên cứu khoa học, lãnh vực nano sinh hóa tại tiểu bang Florida, Hoa Kỳ. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu các truyện ngắn đặc sắc của Thái Bảo đến quí độc giả và văn hữu.
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 31513)
“Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?” là một tranh luận lâu đời giữa các nhà văn. Tại Việt Nam, câu hỏi này chìm khuất vào trong chiến tranh rồi chịu kiểm soát của Ban Tuyên giáo. Tại Nam Mỹ, dấn thân vẫn còn là nguyên liệu của sáng tác và Santiago Sylvester nhắc lại một lần nữa ý nghĩa cùng điều kiện của dấn thân. [Trần Vũ]
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33907)
Khiếm khuyết lớn của dân tộc Việt là đã say mê khía cạnh chính trị của chiến tranh mà lãng quên khía cạnh thuần học thuật, quân sự của chiến tranh. Clausewitz nổi tiếng với mệnh đề thường xuyên được trích dẫn: "Chiến tranh là cánh tay nối dài của chính trị." Nhưng Clausewitz không viết duy nhất một mệnh đề này, mà soạn thảo tám tổng tập Cẩm nang Chiến tranh mà cho đến phút này vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt, ngay cả tóm lược .
01 Tháng Chín 20141:42 SA(Xem: 32231)
Tôi người mộng du - nhập vào mộng du - bước xuống cánh đồng . Tôi từ cánh đồng - lội tìm Suối khe - ngược lên đồi núi .. Tôi nghe hương hoa , tôi nghe mùi vị gió , tôi nghe mưa , tôi nghe hơi thở là lạ lá Tôi bắt gặp con Sâu .
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 36803)
LTS. “Nghệ Sĩ Lưu Vong”, đó là nhan đề cuốn sách của Jane Katz, phỏng vấn các văn nghệ sĩ thế giới tới tỵ nạn trên đất Mỹ...Cuộc phỏng vấn Mai Thảo, được thực hiện ngày 10 tháng 07, 1980...Và sau đây là bản lược dịch của Tâm Bình từ nguyên bản tiếng Anh, trích từ cuốn sách Artists in Exile, American Odyssey của Jane Katz do Stein & Day Publishers, New York xuất bản 1983.
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34811)
Gia đình chúng tôi có mười bốn anh chị em, gồm năm anh em trai và chín chị em gái. Anh Mai Thảo là người thứ năm trong gia đình. Hai người chị và một người em gái mất sớm. Tới năm 1975, chúng tôi còn lại là mười một người. Tính theo anh em trai, anh là con trai thứ ba. Anh cả tôi là Nguyễn Đăng Thiện, anh kế là Nguyễn Đăng Viên rồi đến chị Tuyết là người chị gái đã mất vì bệnh thương hàn năm chị hai mươi tuổi. Tiếp đến là anh Mai Thảo...
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 37273)
Tôi ít thấy ai yêu thơ như Mai Thảo. Thuộc rất nhiều thơ, đặc biệt thơ tiền chiến và thơ những năm đầu kháng chiến, Mai Thảo có thể nói chuyện về thơ miên man từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác. Dường như chỉ khi nói chuyện về thơ, Mai Thảo mới hoạt bát, sôi nổi, say sưa, gửi hết hồn mình trong từng tiếng trầm tiếng bổng. Ly rượu trên tay, đầu lắc lư, mắt lim dim, Mai Thảo nói về thơ với giọng vừa xúc động như khi người ta kể lại một mối tình đầu, vừa thành kính như một con chiên kể về cuộc đời của Người Cứu Thế. Với Mai Thảo, thơ là cái gì thiêng liêng, rất đỗi thiêng liêng, như một tôn giáo. Với Mai Thảo, thơ, "chỉ thơ, mới là ngôn ngữ, là tiếng nói tận cùng và chung quyết của văn chương"