- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Trò Chuyện Cùng Nhà Thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư, Phần Không Tính Cách Tạo Nên Sự Sáng Tạo Riêng Của Mỗi Tác Giả

14 Tháng Ba 20163:26 CH(Xem: 37232)

 

NHAT-PV
Nguyễn Hoàng Anh Thư - Huế 2016



Mỗi người viết đều cần phải có tư duy độc lập, không bị ràng buộc hay giới hạn bởi một đường lối hay chủ trương nào từ các hiệp hội văn học của nhà nước. Bởi văn chương là sáng tạo, mà sáng tạo thì vô cùng. Nếu sáng tạo văn chương mà có thể giới hạn được, thì tôi nghĩ là chỉ có thể là khoanh một vòng tròn độc lập trong cái ý niệm sống của mỗi một cá thể con người. Tôi vẫn vấp phải những trở ngại trong cuộc sống khi sáng tác tự do, nhưng tôi luôn thấy rõ rằng, tôi không vi phạm gì đến pháp luật, tất cả đều vì sáng tạo văn chương. Cảm ơn Như Quỳnh de Prelle đã chia sẻ với tôi về công việc sáng tác này (n.h.a.t.)

 

 

Như Quỳnh de Prelle (từ Brussels):

 

Phần không tính cách trong các tác phẩm tạo nên cái Tôi của nhiều tác giả đương đại. Chị thấy sao từ cá nhân và những người bạn viết mà chị biết?

 

Tôi giải thích một chút về ý nghĩa của Phần không tính cách ở đây. Theo tôi, đó là cách đón nhận suy nghĩ, cảm xúc đến rất nhanh có khi vội vàng của tác giả. Cũng là cách nhìn thế giới trong một khoảnh khắc như là vô tận, hiện hữu và vụt biến ngay đi. Tác phẩm ra đời như thế, không dấu vết ngay cả khi lịch sử đang tồn tại trong đó. Người đọc được cảm nhận và sẻ chia lúc ấy, thậm chí không dấu ấn, không nhớ họ đọc gì nhưng tác phẩm nó đã tồn tại như cách nó ra đời. Người viết thể hiện cái Tôi một cách rõ ràng trong những đứa con tinh thần của mình bằng những khoảnh khắc rất hiện sinh. Câu chuyện ấy được kết thành như sự tồn tại vốn có của loài người và con người đang sống, hoặc đã chết.

 

Nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư (từ Huế):

 

Bạn đã giải thích rõ về Phần không tính cách, Như Quỳnh de Prelle. Tôi nghĩ đơn giản đó là cảm hứng, không mang luận lý của cái nhìn đa chiều từ tính cách cá nhân. Tôi thường hay làm thơ theo cảm hứng ngẫu nhiên, nhưng càng viết thì càng phát hiện nhiều điều thú vị trong thế giới mà mình cảm nghiệm đó. Sự phát hiện như một lăng kính ảo diệu đã làm mình say mê thế giới trong thơ. Như bạn nói: “người viết thể hiện cái Tôi một cách rõ ràng trong những đứa con tinh thần của mình bằng những khoảnh khắc rất hiện sinh”. Đúng như vậy, khi mới viết, bắt đầu từ ý tưởng, thì cảm hứng đã gợi mở những con chữ lạ, đẹp, ngỡ như những mảnh li ti nhiều sắc màu xoay xoay dưới đôi mắt trẻ thơ trong cái kính vạn hoa, mình chỉ việc lắp ghép các ngôn từ ấy lại như một trò game ma thuật cuốn hút (đó là cảm giác của sự say mê rất riêng).

 

Đến với thế giới thơ, mỗi người có một sự quan sát riêng, một không gian thơ riêng, một cảm nghiệm riêng và rộng hay hẹp, nông hay sâu là tùy thuộc vào thế giới quan ấy. Nhiều khi mình hay nói đùa: tính cách của tôi là bẩm sinh, như cốt cách con người vậy, không phải chịu ảnh hưởng gì từ môi trường sống. Thật ra đó là vốn sống là nhiều, sự trải nghiệm trong sách cũng là vốn sống. Điều này vừa hay vừa dở, hay là vì tôi luôn được sống tự do với bản thể, không cần gò mình vào khuôn mẫu nào đó; cái dở là khó hòa đồng với đám đông, khó thăng tiến sự nghiệp (theo nghĩa danh chức). Và mỗi người sáng tạo đều có dấu ấn riêng về thời đại của họ, nhưng vẫn có rất nhiều người đã đánh thức được ký ức của thời đại trước. Nhiều khi tôi thấy việc làm thơ cũng như là mình trình bày thái độ, suy nghĩ của mình với những gì mình thấy. Như tôi đã từng viết rất nhiều bài Thơ nói về Thơ, ví dụ như bài: “Thơ thách đố: với toán học/ nó làm phép cộng trừ yêu và ghét/ không nằm trong công thức gạn lọc/ thơ vẽ đồ thị bình phương lên chiếc bóng/ gieo nỗi buồn lên mỗi bông hoa bồ công anh/rơi trên thảm cỏ xanh/và mắc rối…” Thơ cũng cần sự rõ ràng như toán học, dù thơ là điều gợi ra từ cảm hứng bất chợt, dù khi ý niệm sống của mình có mở ra ba cõi nhân sinh. Thơ tôi lý trí hơn là cảm giác bay bổng, chỉ là tôi khéo léo che đậy sự khô cứng của lý trí bằng những ẩn dụ hoặc ngôn từ hài hước, đời thường, hay bằng giọng điệu giễu cợt… Khi đọc thơ tôi, mọi người sẽ nhận ra ngay tính cách, lứa tuổi, thời đại, thế hệ  của tôi. Vậy nên, nói là “phần không tính cách” nhưng lại mang tính cách rất riêng của mỗi người.

 

Như Quỳnh de Prelle: Là tác giả duy nhất được giải về thơ của Văn đoàn Việt, chị có cảm xúc và suy nghĩ gì?

 

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Về giải thưởng Thơ của Văn đoàn Việt, tôi rất quý trọng điều này, vì nhờ đó mà tôi biết thơ của tôi đã có được sự đồng cảm, chia sẻ của đông đảo người đọc và những người làm công việc sáng tạo phê bình văn chương. Đó là sự khởi đầu rất thuận lợi cho con đường sáng tạo của tôi.

 

Như Quỳnh de Prelle: Giải thưởng mở cánh cửa cho chị vào con đường sáng tác chuyên nghiệp, chị sẽ theo sáng tác hoàn toàn hay vẫn song hành là một cô giáo dạy Văn ở trường trung học?

 

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Về từ “chuyên nghiệp” này dành cho người viết thì hơi khó phân biệt, bởi tôi thấy nhiều người viết “chuyên nghiệp” bởi họ làm công việc liên quan đến văn chương nhưng chưa hẳn họ sáng tác “chuyên nghiệp”. Và đa số những nhà văn nhà thơ đều tìm cho mình một nghề để mưu sinh, không thể mưu sinh bằng thơ văn được, từ thời của Tản Đà đến bây giờ thì giá của văn chương càng ngày càng tuột dốc giữa chợ trời. Thêm nữa, tôi chỉ là người mới viết, nghề nghiệp chính của tôi mãi là giáo viên cho đến 15 năm nữa nghỉ hưu, hy vọng lúc ấy tôi sẽ có cơ hội chuyển nghề.

 

Như Quỳnh de Prelle: Có nhiều khó khăn với chị khi đi theo hướng sáng tác tự do và không có chủ trương như của các hiệp hội văn học trong nước?

 

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Mỗi người viết đều cần phải có tư duy độc lập, không bị ràng buộc hay giới hạn bởi một đường lối hay chủ trương nào từ các hiệp hội văn học của nhà nước. Bởi văn chương là sáng tạo, mà sáng tạo thì vô cùng. Nếu sáng tạo văn chương mà có thể giới hạn được, thì tôi nghĩ là chỉ có thể là khoanh một vòng tròn độc lập trong cái ý niệm sống của mỗi một cá thể con người. Tôi vẫn vấp phải những trở ngại trong cuộc sống khi sáng tác tự do, nhưng tôi luôn thấy rõ rằng, tôi không vi phạm gì đến pháp luật, tất cả đều vì sáng tạo văn chương. Cảm ơn Như Quỳnh de Prelle đã chia sẻ với tôi về công việc sáng tác này.

 

Như Quỳnh de Prelle: Cảm ơn cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư.

 

Brussels-Huế 13/3/2016
Ý kiến bạn đọc
19 Tháng Chín 20171:57 CH
Khách
Nhà văn hóa
19 Tháng Chín 20171:56 CH
Khách
Một cái robot
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 88290)
Bạn có thấy đâu đó, người ta bày bán ba hình tượng ngồi riêng rẽ với hai bàn tay bịt kín hai mắt, bịt kín đôi tai, bịt kín miệng? Hay có lúc ba người ngồi chồng lên nhau theo thể hình tháp. Đứng nhìn lâu, có chút sảng khoái ở nghệ thuật mời chào. Nhưng đem về tập tành chủ nghĩa sống theo. Không thấy. Không nghe. Không nói. Bạn mới thấy nỗi niềm của từng nhịp thở ở đôi tay người.
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 114508)
Em Người đàn bà sống dậy lúc nửa đêm icon bật sáng Lang thang trong thế giới ngôn từ Đi về bằng đôi chân giả Dối gạt nhau qua lũ hình nhân sặc sỡ Sắc màu
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 73851)
Một cái chết tức tưởi, phi lí như thân phận con người trên cõi đời, như Albert Camus đã nhận xét trước kia. Ở tuổi 46, hai năm sau ngày lãnh giải Nobel. Trong túi xách của ông có đựng bản thảo cuốn tự sự hư cấu còn dang dở Le Premier Homme (Người đầu tiên), kí ức tặng mẹ, “người sẽ không đọc được nó’’. Cây ngô đồng (không hiểu sao) nay không còn nữa, chỉ có đài tưởng niệm dựng ở ven làng. (1)
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 95769)
Sự thật là tôi không khóc khi chị cướp mất người đàn ông của tôi. Chị trơ trẽn mơn trớn anh ngay trước mắt tôi, rồi lại giả đò lúng túng vì những hành động ấy. Giá tôi có thể đẩy chị về nơi thật xa. Đẩy chị vào khoảng không vô chừng của bóng tối, trong sa mạc, cát bụi.
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 82894)
Thật trơ trẽn, chúng nó hít hà, giá mà bóp vú em - dù chỉ qua lớp áo bà ba và áo nịt - được cái thì dù tử thần bảo phải nhượng cho mươi tuổi thọ, chúng cũng ký cả hai tay. Chàng cười diễu, bọn mày chẳng biết thế nào là tình ái. Chẳng chịu khó tìm phương đến đích. Nếu chinh phục được họ, sá gì hai quả đào mưng sữa kia chứ, bao nhiêu hầm mỏ ruộng nương mà các cô không dâng sạch cho tình lang?
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94495)
...Cô y tá nựng tôi! Tôi chồm lên ngang vai rồi liếm vào mồm, cô ngã ngửa ra, tôi tiếp tục vồ lấy. Tôi hôn cô. Tôi hít cô. Tôi xé quần áo cô. Tôi kiên quyết không rời cô. Tôi không có ý thức, mà cũng chẳng biết đạo đức là gì? Tôi đã tấn công cô y tá, đấy là họ bảo tôi thế, có người bàn thiến hai hạt dái của tôi...
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94018)
Nơi nào mùa xuân bắt đầu? Mùa Xuân bắt đầu từ những mầm cây non còn ngủ sâu dưới lòng đất giữa mùa Đông giá buốt. Chúng là những đứa con của các cây bố cường tráng, khỏe mạnh; và những cây mẹ dẻo dai, sum suê kết quả suốt mùa Hạ thơm lừng; sau những đêm ấm nồng lửa nhiệt đới và mặt trời không bao giờ tắt giữa đôi tay. Các bố mẹ cây gửi tình yêu của họ trong bọc lụa theo gió, để những đứa con mang mùa Xuân đến cho mặt đất và muôn loài.
15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 96808)
Chuyên đề Tạp chí Văn : Nhiều Tác Giả (văn hóa) Sau chuyên đề về Tập san văn chương Ý THỨC, Văn Chương Việt hân hạnh được giới thiệu chuyên đề về Tạp chí Văn và chân dung những người đã dựng nên tờ tạp chí một thời vang bóng này.
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 120148)
Cũng chẳng cần mầu xanh của lá mầu đỏ của hoa hồng chỉ thấy trong veo như nước lọc nước tan trên môi nước hòa trong mắt làm thế nào mà tách được nước ra
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 122710)
Tháng sáu bắt đầu bằng cành hoa mong manh Trưa nắng chói chang lấp lánh mảnh thuỷ tinh vỡ Theo vòng tay buông lơi Mùa hè trở lại ở góc 360 Những cánh phù du trĩu nặng mắt chiều