- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Trò Chuyện Cùng Nhà Thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư, Phần Không Tính Cách Tạo Nên Sự Sáng Tạo Riêng Của Mỗi Tác Giả

14 Tháng Ba 20163:26 CH(Xem: 37286)

 

NHAT-PV
Nguyễn Hoàng Anh Thư - Huế 2016



Mỗi người viết đều cần phải có tư duy độc lập, không bị ràng buộc hay giới hạn bởi một đường lối hay chủ trương nào từ các hiệp hội văn học của nhà nước. Bởi văn chương là sáng tạo, mà sáng tạo thì vô cùng. Nếu sáng tạo văn chương mà có thể giới hạn được, thì tôi nghĩ là chỉ có thể là khoanh một vòng tròn độc lập trong cái ý niệm sống của mỗi một cá thể con người. Tôi vẫn vấp phải những trở ngại trong cuộc sống khi sáng tác tự do, nhưng tôi luôn thấy rõ rằng, tôi không vi phạm gì đến pháp luật, tất cả đều vì sáng tạo văn chương. Cảm ơn Như Quỳnh de Prelle đã chia sẻ với tôi về công việc sáng tác này (n.h.a.t.)

 

 

Như Quỳnh de Prelle (từ Brussels):

 

Phần không tính cách trong các tác phẩm tạo nên cái Tôi của nhiều tác giả đương đại. Chị thấy sao từ cá nhân và những người bạn viết mà chị biết?

 

Tôi giải thích một chút về ý nghĩa của Phần không tính cách ở đây. Theo tôi, đó là cách đón nhận suy nghĩ, cảm xúc đến rất nhanh có khi vội vàng của tác giả. Cũng là cách nhìn thế giới trong một khoảnh khắc như là vô tận, hiện hữu và vụt biến ngay đi. Tác phẩm ra đời như thế, không dấu vết ngay cả khi lịch sử đang tồn tại trong đó. Người đọc được cảm nhận và sẻ chia lúc ấy, thậm chí không dấu ấn, không nhớ họ đọc gì nhưng tác phẩm nó đã tồn tại như cách nó ra đời. Người viết thể hiện cái Tôi một cách rõ ràng trong những đứa con tinh thần của mình bằng những khoảnh khắc rất hiện sinh. Câu chuyện ấy được kết thành như sự tồn tại vốn có của loài người và con người đang sống, hoặc đã chết.

 

Nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư (từ Huế):

 

Bạn đã giải thích rõ về Phần không tính cách, Như Quỳnh de Prelle. Tôi nghĩ đơn giản đó là cảm hứng, không mang luận lý của cái nhìn đa chiều từ tính cách cá nhân. Tôi thường hay làm thơ theo cảm hứng ngẫu nhiên, nhưng càng viết thì càng phát hiện nhiều điều thú vị trong thế giới mà mình cảm nghiệm đó. Sự phát hiện như một lăng kính ảo diệu đã làm mình say mê thế giới trong thơ. Như bạn nói: “người viết thể hiện cái Tôi một cách rõ ràng trong những đứa con tinh thần của mình bằng những khoảnh khắc rất hiện sinh”. Đúng như vậy, khi mới viết, bắt đầu từ ý tưởng, thì cảm hứng đã gợi mở những con chữ lạ, đẹp, ngỡ như những mảnh li ti nhiều sắc màu xoay xoay dưới đôi mắt trẻ thơ trong cái kính vạn hoa, mình chỉ việc lắp ghép các ngôn từ ấy lại như một trò game ma thuật cuốn hút (đó là cảm giác của sự say mê rất riêng).

 

Đến với thế giới thơ, mỗi người có một sự quan sát riêng, một không gian thơ riêng, một cảm nghiệm riêng và rộng hay hẹp, nông hay sâu là tùy thuộc vào thế giới quan ấy. Nhiều khi mình hay nói đùa: tính cách của tôi là bẩm sinh, như cốt cách con người vậy, không phải chịu ảnh hưởng gì từ môi trường sống. Thật ra đó là vốn sống là nhiều, sự trải nghiệm trong sách cũng là vốn sống. Điều này vừa hay vừa dở, hay là vì tôi luôn được sống tự do với bản thể, không cần gò mình vào khuôn mẫu nào đó; cái dở là khó hòa đồng với đám đông, khó thăng tiến sự nghiệp (theo nghĩa danh chức). Và mỗi người sáng tạo đều có dấu ấn riêng về thời đại của họ, nhưng vẫn có rất nhiều người đã đánh thức được ký ức của thời đại trước. Nhiều khi tôi thấy việc làm thơ cũng như là mình trình bày thái độ, suy nghĩ của mình với những gì mình thấy. Như tôi đã từng viết rất nhiều bài Thơ nói về Thơ, ví dụ như bài: “Thơ thách đố: với toán học/ nó làm phép cộng trừ yêu và ghét/ không nằm trong công thức gạn lọc/ thơ vẽ đồ thị bình phương lên chiếc bóng/ gieo nỗi buồn lên mỗi bông hoa bồ công anh/rơi trên thảm cỏ xanh/và mắc rối…” Thơ cũng cần sự rõ ràng như toán học, dù thơ là điều gợi ra từ cảm hứng bất chợt, dù khi ý niệm sống của mình có mở ra ba cõi nhân sinh. Thơ tôi lý trí hơn là cảm giác bay bổng, chỉ là tôi khéo léo che đậy sự khô cứng của lý trí bằng những ẩn dụ hoặc ngôn từ hài hước, đời thường, hay bằng giọng điệu giễu cợt… Khi đọc thơ tôi, mọi người sẽ nhận ra ngay tính cách, lứa tuổi, thời đại, thế hệ  của tôi. Vậy nên, nói là “phần không tính cách” nhưng lại mang tính cách rất riêng của mỗi người.

 

Như Quỳnh de Prelle: Là tác giả duy nhất được giải về thơ của Văn đoàn Việt, chị có cảm xúc và suy nghĩ gì?

 

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Về giải thưởng Thơ của Văn đoàn Việt, tôi rất quý trọng điều này, vì nhờ đó mà tôi biết thơ của tôi đã có được sự đồng cảm, chia sẻ của đông đảo người đọc và những người làm công việc sáng tạo phê bình văn chương. Đó là sự khởi đầu rất thuận lợi cho con đường sáng tạo của tôi.

 

Như Quỳnh de Prelle: Giải thưởng mở cánh cửa cho chị vào con đường sáng tác chuyên nghiệp, chị sẽ theo sáng tác hoàn toàn hay vẫn song hành là một cô giáo dạy Văn ở trường trung học?

 

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Về từ “chuyên nghiệp” này dành cho người viết thì hơi khó phân biệt, bởi tôi thấy nhiều người viết “chuyên nghiệp” bởi họ làm công việc liên quan đến văn chương nhưng chưa hẳn họ sáng tác “chuyên nghiệp”. Và đa số những nhà văn nhà thơ đều tìm cho mình một nghề để mưu sinh, không thể mưu sinh bằng thơ văn được, từ thời của Tản Đà đến bây giờ thì giá của văn chương càng ngày càng tuột dốc giữa chợ trời. Thêm nữa, tôi chỉ là người mới viết, nghề nghiệp chính của tôi mãi là giáo viên cho đến 15 năm nữa nghỉ hưu, hy vọng lúc ấy tôi sẽ có cơ hội chuyển nghề.

 

Như Quỳnh de Prelle: Có nhiều khó khăn với chị khi đi theo hướng sáng tác tự do và không có chủ trương như của các hiệp hội văn học trong nước?

 

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Mỗi người viết đều cần phải có tư duy độc lập, không bị ràng buộc hay giới hạn bởi một đường lối hay chủ trương nào từ các hiệp hội văn học của nhà nước. Bởi văn chương là sáng tạo, mà sáng tạo thì vô cùng. Nếu sáng tạo văn chương mà có thể giới hạn được, thì tôi nghĩ là chỉ có thể là khoanh một vòng tròn độc lập trong cái ý niệm sống của mỗi một cá thể con người. Tôi vẫn vấp phải những trở ngại trong cuộc sống khi sáng tác tự do, nhưng tôi luôn thấy rõ rằng, tôi không vi phạm gì đến pháp luật, tất cả đều vì sáng tạo văn chương. Cảm ơn Như Quỳnh de Prelle đã chia sẻ với tôi về công việc sáng tác này.

 

Như Quỳnh de Prelle: Cảm ơn cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư.

 

Brussels-Huế 13/3/2016
Ý kiến bạn đọc
19 Tháng Chín 20171:57 CH
Khách
Nhà văn hóa
19 Tháng Chín 20171:56 CH
Khách
Một cái robot
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Năm 201511:28 CH(Xem: 31679)
Trăng đang vỡ trên ngọn đồi ký ức Bóng tim tôi vướng nhánh giao mùa Tiếng hát ai vỡ tràn đêm đắng Tôi vỡ vô vàn trong ánh trăng xanh
14 Tháng Năm 201510:01 CH(Xem: 30762)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Việt Thanh với lối viết nhẹ nhàng và sâu lắng sẽ đưa chúng ta trở về nông thôn Việt Nam bằng những “Ao làng”, “Nắm lá ngày Đoan ngọ”, và lối đánh bắt cá độc đáo của rất ít người và bây giờ cũng không còn ai sử dụng nữa đó là “Bơi dể”. Chúng tôi trân trọng gởi đến quí văn hữu và độc giả những tản văn của Nguyễn Việt Thanh.
14 Tháng Năm 20159:40 CH(Xem: 34746)
Chúng tôi lên Thăng Long Tết Ất Mùi, mặt hồ Dâm Đàm mỏng như ý nghĩ khoa cử trong đầu Kiệt. Kinh sư đầu triều Lý mang sắc đẹp bán khai dữ dội của những cánh rừng bàng chưa phát quang. Kiệt hay đứng ở bờ nước, mắt dõi theo những cuống sen già trôi quả quyết về hướng Cấm Đình. - Nay mai đỗ đầu tiến sĩ thì ngồi nhà mát ăn bát vàng.
14 Tháng Năm 20159:34 CH(Xem: 30876)
Trong số mười người chúng tôi bị bắt bởi chiến dịch khủng bố mùa thu tháng 9 năm 2008 thì Ông Nguyễn Kim Nhàn là người duy nhất hiện vẫn đang còn bị tù đày. Tôi thường gọi những người dân oan như ông, như chị Trần Ngọc Anh, chị Phạm Thị Lộc, vợ chồng chị Cấn Thị Thêu... là “dân oan hóa dân chủ” vì họ đã không chỉ dừng lại ở việc đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân và gia đình mình, mà đã tham gia vào các công việc, các phong trào đấu tranh vì Nhân quyền, Tự do và Dân chủ.
14 Tháng Năm 20155:55 CH(Xem: 33737)
Là những người viết văn đã nhiều năm tham gia Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN), đã góp sức xây dựng Hội qua thời chiến cũng như thời bình, đã đau xót trước sự xuống cấp ngày càng nghiêm trọng của Hội trong những năm gần đây và tích cực góp ý với Hội để khắc phục tình trạng ấy; đến hôm nay, nhận thấy tình trạng suy thoái của Hội đã trở nên không thể cứu vãn nếu không có sự thay đổi nhiều điều căn bản trong điều lệ và tổ chức của Hội để Hội thực sự là một tổ chức nghề nghiệp tập hợp những người viết muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản;
14 Tháng Năm 20155:36 CH(Xem: 33919)
Ngày 05.05.2015 nhà văn Võ Thị Hảo đã tuyên bố từ bỏ hội Nhà văn Việt Nam, cùng ngày tổ chức này gạch tên 9 nhà văn khác đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh trong phiên họp bầu đại biểu đi dự đại hội toàn quốc. Dân Luận (DL) đã trao đổi với nhà văn Võ Thị Hảo (VTH) về vấn đề mà chị coi là một vụ Nhân Văn Giai Phẩm mới...
14 Tháng Năm 20153:44 CH(Xem: 36699)
Trong phiên bỏ phiếu bầu đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc diễn ra ở TP. HCM ngày 5/5, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) đề nghị những người tham dự gạch tên chín người sinh sống ở TP. HCM và tham gia Văn đoàn độc lập. Những tưởng hành động này là "đòn giáng mạnh" vào các hội viên của Văn đoàn độc lập, tuy nhiên nó đã gây một hiệu ứng ngược khi hàng loạt những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác Tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn VN (DL)
13 Tháng Năm 20155:54 CH(Xem: 30722)
Với Nguyên Ngọc và Văn đoàn Độc lập, vấn đề còn nguyên. Làm gì với tự do đã giành lại sau khai trừ rồi ly khai? Làm gì với mục đích độc lập tách rời ra khỏi Hội? Ra khơi, lên đường, hay lo ngại “phạm pháp” sẽ khiến nhòa nhòa trong vận hành của hệ thống? Tháng 5-1954, hai chữ “Độc lập” thét vang trong lồng ngực của năm mươi ngàn binh sĩ chiến thắng trận Điên Biên, để cuối cùng là một nền độc lập hà khắc trong toàn trị. Tháng 5-2015, “vì một nền văn học Việt Nam tự do, nhân bản” in đậm trên trang web của Văn đoàn Độc lập. Công chúng trông chờ câu trả lời.
13 Tháng Năm 20154:31 SA(Xem: 30974)
Qua tháng tư rồi Anh có trở về ngày bình thường Như đi bác sĩ, làm tình và các thứ Mình lại hẹn nhau mùa điên năm sau
13 Tháng Năm 20154:22 SA(Xem: 30500)
LTS:Cận cái chết, nhìn cái chết ... một tâm trạng đau buồn, ray rứt. Những ra đi vĩnh viễn, mất mát và bấu víu vào mất mát. Nuối tiếc. Trịnh Duy Kỳ đến với Hợp Lưu lần đầu với 28,5 với những cái trên. Xin giới thiệu đến độc giả.