"Tôi im lặng khóc lặng lẽ trên đường đến sân ga. Tôi cũng không hiểu vì sao mình lại khóc. Lần đầu tiên trong đời, tôi đi chuyến tàu đêm xuyên Việt – một mình – băng qua đất nước tôi với một tâm hồn nặng trĩu. Thân xác tôi đang băng băng cùng nhịp con tàu. Nhưng tôi biết còn một cái bóng khác của mình đang lưu lạc ở nơi xa. Tôi thầm tự hỏi, khi nào cái bóng ấy sẽ nhập cùng tôi trên một chuyến tàu? Đến khi nào những cái bóng của đất nước tôi mới có thể nhập vào với dân tộc tôi?" (trích BIẾT ĐÂU NGUỒN CỘI, tùy bút-phê bình của Ban Mai, Chương Văn xuất bản, 2015)
Có thể mua sách qua hệ thống phát hành AMAZON, theo đường dẫn dưới đây:
Nhiều tiếng nổ ầm ì vẳng lại từ xa. Tiếp theo những loạt phản pháo chấn dội phát ra từ khu rừng trước mặt. Một đoàn xe nhà binh mở đèn từ phía Tân Cảng Sài Gòn rầm rộ tiến trên xa lộ Bình Dương, kéo lê theo sau những thùng sắt khổng lồ chứa đựng quân lương và đạn dược.
LTS: Lần đầu cộng tác cùng tạp chí Hợp Lưu.Thạc sĩ, nhà văn Vũ Đảm hiện là Phó tổng biên tập Tạp Chí Nhà Văn tại Hà Nội Việt Nam, chúng tôi hân hạnh giới thiệu truyện ngắn "Chín Tháng Mười Ngày" của Vũ Đảm đến quí độc giả và văn hữu Hợp Lưu. TCHL
Một lần anh hỏi Ước mơ của tôi là gì? Tôi chợt nhớ đến mùa hè xa… Năm 1980, chị em tôi tíu tít khi ông Chín từ Sài Gòn về Quy Nhơn. Chúng tôi thích thú, cái gì ông cũng biết, đêm nào chúng tôi cũng cùng ông ra bờ biển hóng gió và chơi nhảy sóng. Nhìn trời đêm lấp lánh, ông dạy cho chúng tôi cách nhận ra những chòm sao.
Trọn năm 1946, New Times chỉ đăng hai bài của A. Guber và Vera I. Vasilyeva (1900-1959), cựu chủ nhiệm Văn Phòng Đông Dương của Ban Phương Đông QTCS về “French-Indochina.” Guber yểm trợ mô hình Khối Liên Hiệp Pháp [L’Union francaise] trong Dự thảo Hiến Pháp của Pháp, và nhấn mạnh vào sự thắt chặt liên hệ giữa “nhân dân Đông Dương” với “lực lượng tiến bộ” Pháp, vì đây là chỗ nương dựa cho những đòi hỏi chính đáng.
Trong đời hoạt động của Hồ Chí Minh–ngoại trừ chuyến “đi biển” năm 1911–mỗi cuộc xuất ngoại đều có sứ mạng riêng. Chuyến đi Nga cuối tháng 6/1923 từ Paris–do Quốc Tế Cộng Sản [QTCS] dàn xếp–là chuyến cầu viện thứ nhất. Nó mở ra cho Hồ giai đoạn hoạt động suốt 22 năm kế tiếp như một cán bộ QTCS chuyên nghiệp [agitprop = political agitation and propaganda].
LTG: M ới đây, một số cơ quan ngôn luận trong nước–do Đảng Cộng Sản Việt Nam [CSVN] làm chủ–đã can đảm nhắc đến vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải. Dân biểu/sử gia Dương Trung Quốc từng kêu gọi chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phải tường trình đầy đủ về vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa. Báo Tuổi Trẻ (Sài Gòn) còn đăng cả ký ức của cựu Thượng sỉ HQ Lữ Công Bảy về trận hải chiến 30 phút, hơn 35 năm trước.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.