- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ LỮ THỊ MAI

01 Tháng Giêng 20161:34 CH(Xem: 29833)
LuMai-2015
Lữ Thị Mai - Hà Nội 2015



 

Đêm 30

 

 

 

 

Muốn viết nhiều về hạnh phúc

về khúc ca nhẹ nhõm không lời

nhưng phút giờ này chỉ nỗi buồn hiện diện

chứng nhân cho màn đêm

 

 

bỗng nhớ mẹ tôi người luôn kể chuyện bằng những dòng nước mắt

lần lượt từng đứa con chào đời và lớn khôn

chúng đối thoại với nhau bằng tiếng cười

rồi cô đơn không gì tả nổi

 

 

đời sống này nhạt quá    

nỗi sợ lá xanh in trên đốm mắt vàng

hoa cũ nở cho người thức muộn

em đâu còn trẻ nữa phải không

 

 

trong câu chuyện đêm nay có mầm non lay thức cây già

mưa đầu mùa triền miên cơn ngủ

tiếng khóc kia còn non xanh quá

rớt xuống nỗi đau ậm ừ.

 

 

Với một chiều tháng Chạp

 

 

Đừng trả em về với sương mù
khi chúng ta ngồi nhìn hồ Gươm từ Café 61
sau những bài thơ cô độc
sau những ngày chỉ nằm nghe mưa rơi

kí ức rối tựa khói

lẫn vào hơi thở mùa xuân

đừng trả em về thinh lặng

tiếng chuông vẫn bay trên nóc nhà thờ

 

đừng trả em về thời tóc xõa

hoa cỏ đang nhuốm màu rất lạ
một mặt trăng mờ tỏ xa xa
đôi mắt ấy vì ta mà nhắm lại

buổi chiều này mưa đổ khoan thai
chân bước đi chỗ ngồi vừa kịp cũ
và ai kia ào đến bàng hoàng
ta chẳng còn nhận ra mình được nữa.

 

 

 

 

Không lời

 

 

 

Em khóc trên ngực anh

bằng đôi mắt của ngàn năm về trước

nơi chúng mình gặp nhau miệng vực 

thấy cánh sao rụng xuống lưng chừng

 

trên ngực anh là chùm hoa rã cánh

chớ chạm vào mùi hương sẽ tan

em đang gối đầu lên hoang mang nhịp đập

cô đơn rất cần im lặng

 

im lặng

để em khóc trên ngực anh

để nụ hôn còn hồng sen tháng Sáu

để mình ngỡ có được nhau

 

im lặng
để em khóc trên ngực anh
để em tự chắt mình thành hạt muối
đậu vành môi se xót thật thà

im lặng
để cùng trôi ra biển
kiếp thuyền buồm rong ruổi khơi xa
bài thơ ấy không cần ngôn ngữ

cần đau
và nỗi sợ
không lời.

 

 

LỮ THỊ MAI

 

 

EM KHÓC TRÊN NGỰC ANH

 

Ý thơ: Lữ Thị Mai , Nhạc: Đặng Hiền

Piano: Trúc Hồ

 

(phiên khúc: A)

 

Em khóc trên ngực anh

Nụ hôn sen tháng Sáu

Để mình có được nhau

Làm sao có được nhau

 

(PK: B)

 

Em khóc trên ngực anh

Lòng em như muối trắng

Mặn tình đến ngàn sau

Bờ môi buốt thật thà

 

(Điệp khúc:  C )

 

Em khóc trên ngực anh

Tình ta như bão nổi

Cùng trôi trong thinh lặng

Em khóc trên ngực anh

 

 

(Phiên khúc B’)

 

Em khóc trên ngực anh

Nụ hôn hoa rã cánh

Chạm vào vỡ niềm đau

Để ta ngỡ được gần

 

 

 

Đặng Hiền

(Oct 31-2014)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106093)
LTS : Nguyễn Thi Quyên, hiện là Nghiên cứu sinh ngành Văn học so sánh tại Đại học Strasbourg, Cộng Hòa Pháp. Câu chuyện về Trương Chi đã được tác giả viết trong một đêm mưa như gửi tiếng lòng về với quê hương xa xôi.Tạp chí Hợp Lưu trân trọng giới thiệu “Trương Chi” đến cùng quí độc giả và văn hữu khắp nơi. Tạp Chí Hợp Lưu
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105663)
P l ease help us to secure the immediate and unconditional release of Viet Khang
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 127646)
l à ngày em không còn nghĩ về anh nữa sự tự tin của anh không đủ giữ gìn những kí ức về nhau
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 41559)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 95086)
Q uốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ cổ nhất hiện nay chúng ta còn giữ được. Trước nay, tập thơ này luôn được các nhà nghiên cứu coi là tư liệu đặc biệt quý hiếm để nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam thời Cổ- Trung đại, cụ thể là ngôn ngữ thơ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Đã có nhiều bản phiên âm chú thích của nhiều thế hệ học giả trong hơn năm mươi năm qua về văn bản này, cũng đã có nhiều bài viết và một số ít chuyên luận nghiên cứu riêng biệt về nguồn ngữ liệu phong phú này. Bài viết sẽ tiến hành khảo sát một số trường hợp trong ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 90329)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 104037)
C on tàu lùi lũi rời thành phố giữa lúc từng cơn mưa bụi gối lên nhau mê mải, những cung đường lồng lộng mở ra trước mắt. Phía sau lưng, thành phố đông đúc và ẩm ướt khuất dần. Ngày ra mắt họ hàng, anh cũng đưa chị về trên chuyến tàu như thế. Cũng một ngày mưa bụi gối lên nhau.
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 93940)
AUSTIN, Texas (VAHF) -- Vietnam Center thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock vừa thông báo một tin vui cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF). Đó là, trung tâm này vừa nhận được ngân khoản tài trợ 144,120 Mỹ kim từ Ủy Ban Xuất Bản Sử liệu và Tài liệu Quốc Gia (National Historical Publications and Records Commission – NHPRC) để giúp trung tâm hoàn tất việc vi tính hoá (digitize) trên 200,000 trang tài liệu để đưa lên Thư viện Điện tử Quốc gia bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, mà hội VAHF đã và đang hợp tác với Việt Nam Center từ năm 2005.
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 113998)
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 104016)
A nh đã lớn lên với những bát phở ở Hanoi, sau khi đất nước chia đôi, anh lại trưởng thành với những bát phở ở Saigon. Anh ăn phở gần như hàng ngày, tại những quán phở có tên tuổi như Tàu Bay, 79, Tương Lai, phở Hòa, Hòa Cựu... hay những xe phở đầu đường không ai cần nhớ tên và cũng chỉ gọi bằng những biệt danh, như các gánh phở ngày xưa.