- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ NHƯ QUỲNH de PRELLE

28 Tháng Mười Hai 20152:57 CH(Xem: 27548)



Chan Dung Nhu Quynh-bw

Như Quỳnh de Prelle





LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Như Quỳnh de Prelle, hiện đang sống tại Brussels, vương quốc Bỉ. Đã từng là nhà sản xuất phim độc lập và hoạt động trong lĩnh vực truyền thông PR, viết báo về phim ảnh, văn hoá nghệ thuật và giải trí tại Việt Nam.

Học bổng của Quỹ Ford tại Việt Nam về Biên kịch và sản xuất phim Khoá 4, Dự án điện ảnh. Tác giả của bài thơ Nỗi buồn trên cây, chuyển thể thành kịch bản phim 30 phút, đạo diễn Hoàng Trần Minh Đức đồng thời là nhà sản xuất phim Nỗi buồn trên cây, phim được lựa chọn trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2014 với tên TÔI 30.

Mời quí bạn đọc và văn hữu cùng đi vào thế giới thơ của Như Quỳnh de Prelle.

 

TCHL

 

 

SÂN BĂNG CUỐI NĂM

 

trên sân băng

những đôi giày mỏng sắc như dao

màu trắng lạnh

những bóng hồng lướt nhanh như gió

những chàng trai hồng hào da mịn

người đàn bà châu á tóc đen

ngã xuống

đứng lên

trong tiếng cười vui

 

lạnh như băng

ướt như băng

và ấm như những đôi bàn tay

người đàn bà như một đứa trẻ

tập chơi thành người lớn

bên cạnh những đứa trẻ đã trưởng thành

 

mùa đông chưa về

băng đang tan ra

...

 

 

NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA MÙA ĐÔNG

 

tôi nhìn thấy những đôi mắt của đàn chim bay ngang qua

nhìn thấy những ánh đèn qua ô cửa sổ kính trắng trong bóng tối

sự lặng im của những hàng cây

ngày đầu tiên của mùa đông năm nay

 

tuyết vẫn chưa rơi

có phải điềm không vui

cho thế giới loài người

khí hậu biến đổi

như những bất thường của con người

một ngày càng khó kiểm soát

 

sự vô thức

có ý thức

như nhau

sự cô đơn

ồn ào giống nhau

 

ngày đầu tiên của mùa đông năm nay

buổi sáng mà trời vẫn tối đen

tuyết vẫn chưa rơi

loài người vẫn trôi qua những tháng ngày

buồn đau nghèo đói

chiến tranh

khủng bố

những cái chết bất thần

những nhà tù không ngừng mở rộng

con ruồi trở thành huyền thoại

hoa hậu là những cuộc đua tranh không chỉ sắc đẹp

 

ngày đầu tiên của mùa đông

như bao ngày khác

con trai tôi ngủ dậy

gọi Mẹ ơi

chạy ra bên cửa sổ

thì thầm bên bông hoa nhỏ

chào mùa đông nhé

Giáng sinh đến rồi

thật nhiều quà tặng

Năm mới đến rồi

sinh nhật 3 tuổi

 

như bao ngày khác

và tôi nhớ

năm nay, tuyết không rơi vào mùa đông này

 

 

 

 

 

 

Những buổi sáng của mùa đông

có khi u ám buồn

có khi như những ngày bầu trời lên vệt nắng

màu xanh cô ban nhẹ và màu hồng rực lửa

sự hy vọng nhiều hơn

trong những lần thoát xác

trở về

 

Những buổi sáng mùa đông

nghe tiếng chuông nhà thờ

giáo đường vắng những ngày thường

lại xếp hàng nối nhau vào ngày chúa nhật

lòng tin còn xếp lại

trên những đôi mắt nguyện cầu

trên đôi chân quỳ gối trước lòng mẹ

 

Những buổi sáng mùa đông

nhìn thấy một màu ý thức buồn

rạn nứt trong thẳm sâu

làm sao hàn gắn

làm sao khỏi hết đau

làm sao bình yên

trên cõi con người

 

Những buổi sáng mùa đông

trở về thực tại

trong căn bếp nhỏ

bên cạnh đôi bàn tay xinh

của trẻ thơ

tôi ngồi xuống

viết một bài thơ

về nỗi buồn không hết

trên những thân cây già ngoài kia

dù nắng có lên

trăng rất đẹp

tôi vẫn cứ viết bài thơ ấy

dài hết cuộc đời mình

trong cả lúc hoan ca

vui sướng

tôi vẫn nhìn thấy nó

sự âm ỉ tan ra

trong tĩnh lặng

có lúc ồn ào

xôn xao

 

Bài thơ vẫn chưa hết

mà tôi lại đứng lên

để tiếp tục những ngày mùa đông khác

và chờ xuân sang

trong những vườn hoa bên ngoài cửa sổ

trên những con đường

mùa đông cho tôi chút hy vọng

để hoa nhài sẽ nở vào tháng 3

để uống trà thật thơm

cho một nỗi nhớ

tuổi thơ

ở một nơi xa xa lắm

 

Như Quỳnh de Prelle

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 20162:36 CH(Xem: 31082)
Văn phòng là một hình vuông hoàn hảo, bên trong có hai trăm cái bàn giống nhau như đúc, hai mươi cái mỗi hàng dọc và cũng hai mươi cái ở hàng ngang, nằm cách nhau một khoảng cách bất di bất dịch.. Những thứ ấy nằm trên nền gạch trắng và tựa vào bức tường trắng.
08 Tháng Hai 20162:29 CH(Xem: 27656)
Không một chính quyền nào có thể chống lại cái khát vọng của những con người muốn sống cuộc sống có nhân phẩm và sự tôn trọng. Bước sang những ngày đầu năm, hãy cùng chúc nhau một năm mới tràn đầy tình yêu thương. Hãy là những Ko Ko Gyi, mỗi chúng ta sẽ thay đổi cái xã hội vô cảm này bằng tình yêu thương.
06 Tháng Hai 201612:43 SA(Xem: 27524)
chiều cuối năm / phủi bụi trái tim / giọt nước mắt khô không thể khóc / quánh vết thẹo lòng trơ trụi
26 Tháng Giêng 201612:58 SA(Xem: 31724)
Du Uyên Làm kế toán, sinh ra và lớn ở Sài Gòn, yêu cái đẹp. Như cái tên Du Uyên (Duyên) ngẫu nhiên vận vào mệnh người, cái “duyên” trong thơ Du Uyên là sự hài hước, lém lỉnh, độc đáo, nhạy bén, và rất đời thường.
26 Tháng Giêng 201612:37 SA(Xem: 27498)
Xin đừng vẽ lên khung tranh những giấc mơ bằng ký hiệu / Bởi anh sẽ nhớ em hơn / Khi bức tranh sẽ nói cho anh biết về những điều rất thực / Là con đường đã xa muôn trùng /
22 Tháng Giêng 20162:12 CH(Xem: 27223)
Vẽ một ngày Xuân đi vẽ một ngày Xuân thinh lặng vẽ một ngày úa nắng mùi hương hoa bay là đà cơn lạnh hanh khô thịt da ngồi trong chiều thơm hoa cúc
22 Tháng Giêng 20161:30 CH(Xem: 28373)
Trong giấc mơ nửa vòng trái đất những khuôn hình và ý niệm về một tình yêu bằng những câu hỏi Đồng chí đang làm gì Em có nhớ anh không
22 Tháng Giêng 201612:34 CH(Xem: 31487)
T rước hết tôi chỉ biết họa sĩ Đinh Cường qua tranh vẽ của ông và qua những bài thơ đăng trên bán nguyệt san Văn của bác Nguyễn Đình Vượng
22 Tháng Giêng 201612:17 CH(Xem: 34313)
Sang Úc tháng Tám năm 1988 để tham dự hội nghị những người viết kịch trẻ thế giới (International Festival for Young Playwrights) tại thành phố Sydney. Sau khi hội nghị kết thúc tôi làm đơn xin ở lại. Tôi quay trở lại học lớp 11 và 12 nhưng chỉ học ba môn chính là tiếng Anh, âm nhạc và sân khấu, với mục đích là học tiếng Anh và làm quen với văn hóa, nghệ thuật và sân khấu của Úc.(Tạ Duy Bình)
18 Tháng Giêng 20163:22 SA(Xem: 29611)
Không dễ mà bốn phụ nữ Mỹ gốc Việt này cùng một cô từ Việt Nam sang có thể cùng tụ tập nhau trên đất Mỹ. Mỗi người có vài cái tên, tạm gọi họ bằng cái nghề, đúng hơn là cái nghiệp mà họ đang theo.