- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BỐN BÀI THƠ KHÓC PHÙNG NGUYỄN

23 Tháng Mười Một 201512:50 CH(Xem: 29975)
PHUNG NGUYEN 2015
Nhà văn Phùng Nguyễn (1950-2015)


 

1. PHÙNG NGUYỄN, CON ĐƯỜNG

 

Ở cuối con đường đau khổ

Sẽ có một cánh cửa

Bạn đứng chờ ta

Một trong hai cánh cửa

 

Giữa lằn ranh đời sống này, đời sống kia

Mọi chuyện qua mau

Không ai đứng lâu

Chờ người khác tới

 

Mọi chuyện không dễ dàng, cũng chẳng khó khăn

Mọi chuyện không vui, nhưng không buồn

Một trái tim đập hẫng một nhịp

Thế thôi, một nhịp nữa, ở giữa hai nhịp đập, im lặng hoàn toàn

Như khi bạn đứng cuối hành lang, sâu hút, đen

Một người chạm tay lên vai

 

Mọi chuyện không dễ dàng

Nhưng khi bạn bước qua, cánh cửa sẽ mở ra

Và sập lại ngay, tích tắc

Hành lý bạn được gởi xong

 

Bạn lên một toa tàu

Giữa tiếng động ồn ào, cầm tấm vé

Trên tay, đập như cánh bướm

Bạn chăm chú tìm số ghế, không ngẩng đầu lên

Tìm mãi

Không thấy bên kia đường, bên kia sân ga, cuối đường hầm

Những người đưa tiễn bạn vẫy khăn

 

Một người trong số ấy sẽ ra về

Đèn lên, đêm mênh mông

Đó chính là người bạn đi tìm, suốt đời, ngày nọ ngày kia, vòng vèo bất tuyệt

Trong tay cầm tấm vé khác

Dành cho bạn, đã bấm lỗ xong, hình trăng khuyết

 

2. CÁI CHẾT ĐẾN KHÔNG ĐÚNG LÚC

 

Cái chết đến không đúng lúc

Như khi mở một con trai

Viên ngọc chưa thành

 

Bạn đóng sập lại

Thả xuống nước, sâu trăm mét

Mong mọi chuyện tiếp tục

 

Nhưng thời gian là cái chết

Được giữ kín trong ngọc trai

Có thể đông cứng lại

 

Thế mà bạn mở ra rồi

Thời gian sẽ làm bạn khóc

Vì sức nặng của hàng ngàn hàng vạn tấn nước

 

3. HÃY NHÌN THẬT LÂU

 

Hãy nhìn thật lâu

Những hàng chữ này

Từ giữa những hàng chữ

Tôi đang nhìn thấy bạn

 

Như khi đi trên đường

Bạn dán mặt vào tấm gương

Ngắm áo quần, trang sức

Những mannequin đưa mắt nhìn trở lại

Tay buông thõng xuống

 

Ước một lần được yêu

 

Nhưng chúng im lặng quá lâu

Làm bạn sợ hãi

Đừng bỏ đi

Đó là cái nhìn sau cùng trước cuộc chia ly

 

Đừng thở mạnh

Một lớp sương mù khi trời giá lạnh

Sẽ vĩnh hằng ngăn cách chúng ta

 

4. TIẾNG ĐỘNG CỦA MÙA HÈ

 

Ba ngày sau khi anh mất

Tôi tìm được chiếc vỏ sò trong vườn

Nửa trắng nửa vàng

Anh đã cầm lên, buông xuống, cầm lên lại

Sóng biển đánh rơi khi bơi về phương Nam

 

Trong buổi chiều chúng ta tranh cãi

Và uống bia hăng hái ngoài trời

 

Lấp loáng như mặt trời nhỏ

Khi chúng ta đi qua bờ biển

Tôi cầm nó suốt buổi chiều

Nhét trong túi rồi lấy ra coi

Đôi khi nó bay như một chiếc lông chim

 

Tôi đứng thật lâu bên cửa sổ

Cúi gập người, cầm chặt trong tay

Sợ nó rơi xuống, vì chúng ta từng rơi xuống

Khi một người đi đường nhìn lên ngạc nhiên

Tôi nhìn lại đăm đăm, không nói gì

Khiến hắn ta tiu nghỉu bỏ đi

 

Tôi bước trong vườn, cầm cho ấm rồi buông ra

Như khi bạn, có lỗi, hôn một người đàn bà, ôm chặt

Khiến cô ta nghẹt thở

 

Nhưng chưa tha thứ. Mỗi khi tôi cầm nó lên, một nửa sáng như gương

Nhìn thấy khuôn mặt anh trong ấy

Hơi bị cong, nhưng nụ cười vẫn còn nhìn thấy

 

Khi anh mang chiếc vỏ sò đi qua khu vườn buổi chiều

Mọi cánh cửa bừng sáng

Càng đóng chặt càng bừng sáng

Như tấm gương phản hồi hạnh phúc

 

Khi anh phà hơi ấm vào nó

Và đặt lên môi

Anh bảo nghe như một tiếng chuông

 

Bây giờ anh đã đi xa

Tiếng chuông vẫn còn vọng lại

Ngân u u u u u u u u u u u u u

Như một người đứng trong chuông

 

Trước giờ chú tiểu tới

Gióng hồi chuông sớm mai

 

Nguyễn Đức Tùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 96461)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 76057)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 84740)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109923)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98809)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 152088)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 87858)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 88186)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 91402)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 99688)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”