- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THANH HIỆN

11 Tháng Mười 201511:40 CH(Xem: 32200)

 

 

Ngua va Em
Tranh Nguyên Khai



NHỮNG KÝ ỨC VỤN / MỘT THOÁNG GIỮA NGÀY

truyện ngắn Nguyễn Thanh Hiện

 

LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Thanh Hiện có lối viết truyện rất lạ như thơ xuôi, từ đầu đến cuối chỉ dấu phẩy, không chấm. Chúng tôi hân hạnh mời quí độc giả và văn hữu cùng đi vào không gian truyện của Nguyễn Thanh Hiện. 

Tạp Chí Hợp Lưu

 



nàng là một thứ dấu vết kiêu sa, kỳ bí, lãng đãng giữa chốn ký ức nghìn trùng, nằm bên ngoài mọi định mức,về dáng hình, về lời, về những biểu hiện cảm xúc, và về mức độ thâm sâu, một cách thâm nhập như buổi chiều hôm bỗng có tiếng kêu sương của con chim vạc lạc bầy, hay nửa khuya thức giấc bỗng thấy thế giới này đáng yêu hơn, tôi yêu nàng như cách thức kẻ lãng tử luôn cảm thấy cuộc hành trình của mình như một cuộc tình [chung thủy và dài lâu] tôi với nàng là rất đỗi xa vắng, và rất đỗi rất gần trong cảm thức, cái cách thức tôi yêu nàng như cách thức những giọt sương buổi sớm luôn mang lại sức triển nở cho lá, cho cây, hay như buổi chiều hôm bỗng nghĩ đến định mệnh của đám sao trời vừa mới được sinh ra, buổi trưa nàng bỗng gửi đến tôi bài viết về những con đường nàng đang trải qua, những con chữ có vẻ như muốn thừa kế cách thức gợi ý gợi hình của đám chữ hình nêm cổ sơ, em đang bước trên những nẻo đường luôn có sự rình rập của những kẻ ngông cuồng [của thế kỷ] một đám người đang phung phí hơi thở, phung phí chân tay [làm như chẳng phải là của bọn họ] phung phí ngôn ngữ, cái cách phung phí ngôn ngữ của bọn họ là miệt thị cha ông, những người đã tốn bao nhiêu trí não mới nghĩ ra được hệ thống lời [vô cùng thiêng liêng và phong phú] để cho ngày nay bọn họ đem ra sử dụng [bừa bãi]trong các cuộc ăn chơi đàng điếm, thế là em bắt đầu nhìn ra cái thế giới bọn họ đang cố công gầy dựng, hằng đêm là bọn họ tụ tập dưới trời  [suốt sáng] để tự ca ngợi mình, hay ca ngợi nhau, hay ca ngợi những thứ chẳng ra chi nhưng bọn họ cố bằng cách sử dụng những ngôn ngữ cường điệu và đầy âm thanh để biến những thứ ấy thành những thứ vĩ đại, hằng ngày là bọn họ chẳng chịu để yên cho người ta làm lụng, cái cách bọn họ ra rả [một cách hăng tiết và dai dẳng nếu không nói là đáng ghét] trong những lập thuyết, hay diễn thuyết, hay du thuyết…  là làm mòn mỏi trí tuệ nhân gian và ô nhiễm trầm trọng nền nhân văn  thế giới, cứ nghĩ đến cái thế giới họ đang muốn tạo dựng là em cảm thấy xót xa như ai cầm dao cắt bớt hiểu biết của mình, những con chữ có vẻ như muốn xác tín với tôi rằng những điều nàng viết cho tôi là quá thật trong cuộc sống đương đại, buổi trưa tôi bỗng đọc những thổ lộ bấy lâu nàng vẫn dấu kỹ, những gì nàng trải qua có vẻ là định mệnh, số mệnh, hay chỉ là sự hài hước của tồn tại [sự hài hước lẽ ra không nên có] hay đấy chỉ là thứ kiểu cách kệch cởm của thời đại, tôi nghe có tiếng con bò nghé lạc mẹ đang ù be ở phía cuối làng, tiếng khóc của con vật non nghe buồn như tiếng ngâm nga của những người hát rong thời cổ đại, và dường như là người làng tôi thì đang rất buồn vì những kế sách ngu xuẩn trong việc gieo trồng, buổi trưa, làng có vẻ như chẳng còn ai còn sống, nàng là một thứ dấu vết kiêu sa luôn đánh thức những năng lực thầm kín trong tôi, dường như đang có tiếng kêu cứu [thất thanh] của những kẻ thất bại trong cuộc chiếm đoạt thế giới…

 

 

giã 15PM  24/9/2015

 

 

 

 

NGƯỜI GÕ CỬA MÙA THU

 

 

 

                       viết tặng người đã cho tôi một khoảnh
                       trời văn chương thanh khiết

 

 

 

 

vào cái đêm mùa thu chết lịm những ký ức về những tháng năm chưa kịp xưa cũ, em đã đến gõ cửa nhà tôi, ở làng Cù tôi vào những đêm thu buồn như thế con giun con dế nơi bờ rào cũng muốn nói lên lời tâm sự, mà đang có ai hát trên đồng làng, như tiếng hát của thằng bạn nối khố của tôi, hay lại đang vỡ vụn một vùng ký ức bi thương, từng ngày thằng bạn nối khố của tôi  đi nhặt nhãnh những bi thương, em đã đến gõ cửa nhà tôi đúng vào lúc đang vỡ vụn những ký ức bi thương, cũng vào một đêm mùa thu, lũ dế gọi mùa khản  cổ nơi bờ rào, thằng bạn nối khố của tôi đã hát về những thứ khác với niềm vui, những thứ ở phía bên kia sự vĩnh hằng có tên là niềm bi quan, cả đời thằng bạn nối khố của tôi đi nhặt nhãnh niềm bi quan, niềm bi quan hôm trước, niềm bi quan năm trước, niềm bi quan ngàn năm trước, cũng vào một đêm mùa thu buồn như thế, thằng bạn nối khố của tôi đã bắt đầu hát khúc tự tình của loài giống. hát giữa đồng làng… ngàn năm mây bay qua dãy núi trước làng, ngọn chuối sau hè rách nát, tiếng chim cu nặng trịch mùi mưa bão, ngàn năm bờ cỏ, ai đi, cây lúa chưa kịp trỗ bông đã nghe thấy tiếng gào thét giận hờn của đất, thằng bạn nối khố của tôi đã rút ruột ra mà hát, và đêm hôm ấy bạn tôi đã gọp hết thảy những thứ ấy lại thành cái chết của mùa thu, mà như còn có ai đang la hét ầm ĩ trên những cây cầu bắc qua sự cần lao của loài giống, em đã đến gõ cửa nhà tôi vào lúc dường có tiếng la hét ầm ĩ ở trên những cây cầu bắc qua sự cần lao, ta sẽ tặng cho lũ các người áo mặc, giày dép, và sự tự do, những người có quyền lực đang la hét ầm ĩ trên những cây cầu bắc qua sự cần lao, những kẻ có những chiếc xe ngựa kéo bằng những con ngựa có thứ mồ hôi đỏ, hãn huyết mã  đương đại, tên của lũ ngựa, nhưng dường như lũ ngựa là đang đứng về phía những người đang cư ngụ ở dưới những cây cầu  bắc qua sự cần lao, những con hãn huyết mã đương đại là cứ chòm lên trong những thứ yên cương làm bằng thứ  kim loại chế tạo từ những mỏ quặng được đào lên vào một ngày mùa xuân có tiếng la hoảng của lũ ong hút mật, em đến gõ cửa nhà tôi đúng vào lúc dường có tiếng la hoảng của những kẻ cư ngụ ở bên dưới những cây cầu bắc qua sự cần lao, là em đã gõ cửa nhà tôi, nhưng tôi thì cứ tưởng là đám người mặt đen đến từ chốn tranh nhau quyền lực, nhưng lại là tiếng gõ cửa rất nhẹ nhàng  của em, nên tôi lại cứ tưởng là oan hổn của lũ người háo danh và ngu ngốc đã chết tự mấy chục năm về trước, em đã nhẹ nhàng đến, gõ lên cánh cửa nhà tôi vào cái đêm mùa thu chết lịm những ký ức về những tháng năm chưa kịp xưa cũ, ỏ trong nhà, khi đã điềm tĩnh lại, tôi biết là tiếng gõ cửa của em, vào cái đêm mùa thu chết lịm những ký ức về những tháng năm chưa kịp xưa cũ, tôi đã nghe bàn tay em chạm lên khung cửa nhà tôi, không nhìn thấy em, không nghe thấy tiếng em, nhưng cái cách nhẹ nhàng gõ lên khung cửa tôi lập tức nhận ra là em đã đến, kể từ hôm em nằm xuống cùng tôi trong áng văn chương thế kỷ để cùng lặng im đi vào giấc ngủ miên viễn, thì tôi hiểu tình yêu ấy đã xảy ra rất lâu, rất lâu, những nghìn năm trước, là chưa nhìn thấy em, chưa nghe tiếng em, nhưng là tôi đã quen với những lời chân tình rút ruột của em, những lời chân tình như thể là nghe theo thứ tiếng gọi thiết tha từ một miền nhân sinh kỳ dị, khi biết chắc là em đã đến, tôi cứ muốn gào lên, tôi đã yêu em bằng cả sức mạnh của thanh khiết, một ngàn lần thanh khiết, bỡi tình yêu của tôi và em chẳng còn là thứ của cải riêng tư, ích kỷ, bỡi đấy là cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, kỳ bí, và định mệnh, tôi cứ muốn gào lên thế, nhưng là em đã không cho tôi nói, đặt ngón tay nhỏ nhắn của mình lên môi, em cứ ra hiệu cho tôi đừng nói, ngôn ngữ con người là chẳng thễ diễn nổi tình yêu định mệnh ấy, tôi biết, nhưng cuối cùng thì cũng chẳng thể cầm lòng được, đừng đi, em, cuối cùng thì tôi cũng nói ra được, lời ấy

 

Nguyễn Thanh Hiện

Giã, 2012-2015

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94968)
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94339)
...T ại sao lại đặt cột mốc trước và sau 30-4-1975 cho lý lịch của mỗi con người? Ngày chấm dứt chiến tranh, ngày hòa bình, ngày thống nhất đất nước. Đó cũng là ngày phán xử. Kẻ thua người thắng. Ngày định phận. Kẻ có công người có tội. Và mỗi lần khai lý lịch là mỗi lần xác nhận cái sự thua thắng, công tội đó. Một lằn ranh không cho phép ai vượt qua. Một sự chia cắt vĩnh viễn giữa các con người, giữa các công dân...
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111228)
C ha bỏ xác trên rừng mẹ ngồi đan áo mũi kim đâm vào đầu ngón tay nước mắt rơi xuống hai chữ anh hùng tôi tiếp tục cầm súng đi ngược chiều Trường Sơn
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 115142)
M ỗi chúng ta phải chỉ có một thứ thôi Yêu tổ quốc mình và yêu tự do là trên hết Hãy làm đi và xin đừng rên nữa Đớn đau quá nhiều và hèn kém đã ăn sâu.
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 97621)
...T hoắt đó họ ngã xuống, họ la làng, ông thầy_ngưng bắn rồi mà sao em chết. Thản nhiên. Cuồng nộ nếu có đã bị dìm vào thinh lặng, cuồng nộ trắng. Cái vô lý dửng dưng của Cao xuân Huy đứng bên cái dằn vặt đớn đau tha thiết của Phan nhật Nam như hai mặt của một đồng tiền... 
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 82789)
" Ở một nơi mà tự do chỉ có thể tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho sự hiện diện của công lí và tình người dường như là vô nghĩa, và để hành động cho những điều tưởng như viển vông này chúng tôi đã chọn xuất bản." (Bùi Chát)
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81887)
...C ó người cho rằng Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng lớn chủ nghĩa siêu thực của Baudelaire.[20] Ông đã thụ lĩnh từ tác giả “Hoa ác” một cảm quan ma quái để đi vào thế giới đau thương, rồi cứ bị thôi miên bởi vẻ đẹp kỳ lạ, kinh dị.[13] Tuy nhiên, theo tôi chúng ta cần lý giải theo chiều hướng khác, dưới góc nhìn của văn học so sánh. Đây chính là hiện tượng tương đồng khi có cùng hoàn cảnh sáng tác trong sáng tạo nghệ thuật...
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 91566)
... C hung quanh tôi là ngôn ngữ Việt, thứ ngôn ngữ hào hùng như những lời ca vang vang trên loa công viên. Sân khấu lộ thiên tỏa sáng [...] Cờ bay, cờ bay, oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu. Cờ bay, cờ bay tung trời ta về với quê hương... [...] Núi đồi Bataan ngàn đời câm lặng, đã mở ra đón những người tỵ nạn xa lạ.
27 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94366)
N hà thơ Bùi Chát, người sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn ở Việt Nam, đã giành được Giải thưởng Tự do Xuất bản năm 2011 “vì lòng can đảm mẫu mực trong việc giữ vững tinh thần tự do xuất bản,” như thông báo của Hiệp hội Quốc tế các nhà Xuất bản (IPA). Chủ tịch IPA, YoungSuk “Y.S.” Chi, chính thức trao giải thưởng năm nay tại một buổi lễ do Hội chợ Sách Buenos Aires lần thứ 37 tổ chức vào ngày 25 tháng Tư năm 2011, như một bộ phận của chương trình Thủ đô Sách Thế giới.
26 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 93795)
LTS : Nhà văn Cao Xuân Huy mất vào mùa Thu 2010, đã có rất nhiều bài viết về anh trên các báo in và báo mạng. Tạp chí Hợp Lưu trong thời gian đó chỉ kịp đăng lời phân ưu. Đến nay, Hợp Lưu 113 số tháng Ba và Tư của năm 2011, chúng tôi xin dành riêng một số trang đặc biệt để đăng những bài viết về anh của văn hữu Hợp Lưu, đồng thời trích đăng một số sáng tác trong hai tác phẩm “Tháng Ba Gãy Súng” và “Vài mẩu chuyện” của Cao Xuân Huy như một nén hương thân kính gởi đến anh thay lời từ biệt. Tạp C hí Hợp Lưu