- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TIỀN, TỪ THIỆN

12 Tháng Tám 20153:54 SA(Xem: 30047)



Noellosvald 3
Photo by Noellosvald



Dù ai có nghệ sĩ tính tận mây xanh, vốn coi tiền chả ra gì, chắc cũng có lúc phải lúng túng im lặng, khi vắng nó. Ít tiền mà để anh bạn mới quen bao cho bữa nhậu lớn hai người, để nợ mãi một bữa nhậu, thì chắc chừng nào bao lại được thì mới dám bè bạn tiếp với người ta. Ít tiền sao dám rủ rê ai, không rủ không đến với ai thì có ai chơi với mình. Người có chút tiền chắc cũng ngại rủ ai đang kẹt tiền đi chơi. Hết mình ngại, rồi tới người ta ngại, thiệt kẹt cho cả hai. Chắc người đang kẹt tiền thì nên biết ngại, ngại không phải hèn yếu, người lịch sự mới biết ngại, người biết ngại thường được mến hơn kẻ vô tư. Ấy là thuở xã giao chưa thân, chớ anh em lâu ngày thì nói làm gì, tiền mày cũng như tiền tao.

Ra cộng đồng chơi mà vợ lận túi chồng đúng hai chục, còn bảo… có dư thì anh để dành lần sau xài tiếp. Túi hai chục thì đừng mò tới hội chợ tết hay mấy nơi có nhiều sạp từ thiện đang chờ đợi. Có những sạp, thấy ai đang bước tới từ xa xa đã tới chận… dành khách trước, và mời đóng góp, người ta hùng hổ thật, đang làm việc thiện mà, tế nhị vu vơ gì. Một cái thùng giấy được người ta kè tới đúng trước mặt mình kèm theo mấy đôi mắt cười lành chờ chăm chăm, anh nhà văn nhà báo ơi, anh viết hay quá, anh đóng góp đi anh, giúp người nghèo khổ bên Việt Nam đi anh. Chết chắc, nói sao đây, không lẽ nói thiệt. Ráng mà nhớ đấy, lần sau có lỡ tới thì cứ tìm mấy ngõ khác xa xa mà quẹo nhé.  Ít tiền thì có tội gì mà phải né tránh đủ thứ thế, rõ vô lý.

Đừng quên, muốn ra cộng đồng mở miệng rêu rao dân chủ, rêu rao đấu tranh, rêu rao từ thiện thì chính mình phải chuẩn bị đóng góp nhiều tiền trước nhất cho công cuộc thì người ta mới thấy mình thật lòng, mà theo. Ai cũng nghĩ dân mặc đồ complet thích lên micro gào thét ấy là tiền đầy túi hết. Đồng tiền kinh khủng thiệt chớ chẳng chơi. Chàng rể nào có lương bổng thấp xủn thì dù có đi nhà thờ, đi chùa ngoan ngoãn sống đạo mỗi ngày, cũng sức mấy dám cười cười nhìn thẳng mắt... bà má vợ.

Tuy ít khi nói ra chứ chắc đa số người ta cũng dư sức thấy, thấy ai cho từ thiện $1000 vì lòng nhân ái hay vì chút danh, chút lợi cho business. Thấy ai biết khôn lựa chỗ này mà không lựa chỗ kia để cho tiền, để tên mình được đăng báo, được nhắc, được ca ngợi nhiều nhất. Thấy cả ai hay ham tiếng, ham đứng chụp hình cười toe toét hãnh diện bên cạnh những nhân vật nổi tiếng, hay có quyền lực... Chắc hiểu được nhu cầu danh lợi ấy, ngay cả chốn tôn nghiêm cũng phải biết cách vinh danh công đức những người cho tiền nhiều, thì lần sau họ mới cho nữa. Bảng vinh danh đóng khung lớn ấy, do đó, hay đặt ở chỗ dễ thấy nhất để vui lòng người cho. Nhưng lắm khi cũng tạo ít nhiều ngại ngùng cho nhiều người khác vì đã cho ít quá mà bị lên khung danh dự, để ai ai cũng nhìn thấy mình cuối sổ, chớ hãnh diện gì, phải chi mình… đừng cho.

Nhớ hai năm trước, giữa mùa đông, tôi có đến phố Tàu dự một tiệc từ thiện gây quỹ cho mấy em bé dị tật bên Việt Nam. Khá bồi hồi lan man, và lạnh đêm ấy. Phố Tàu Toronto mới sáu giờ chiều vào đêm, vẫn vô tư ì xèo, vẫn những khung bảng hiệu vàng, đỏ, hay xám xịt bụi mờ chen chúc quen mắt. Gió đêm quật từng cơn lớn, hất tung mọi thứ gì đang bám víu, che chắn tạm bợ, giả tạo, len sâu khắp nơi nơi. Ai ai cũng tất bật, bên nhiều bóng người đen đủi, cam chịu, đang bận bịu làm việc, cũng vội vã không kém, càng làm cái lạnh căm căm. Nơi đây chắc không thiếu những ánh đèn đô thị lạnh lùng trong mắt những người mới tới từ những miệt quê hẻo lánh đâu đó ở xứ Trung Quốc tiền sử xa xôi của họ. Căm thù một cường quốc quân sự ỷ mạnh, ngàn năm hà hiếp nước mình thì dễ, mà ghét được những đứa con lam lũ của nó thì thật khó làm, thanh gươm thù nào nỡ chém xuống những cái cổ ốm o đang run rẫy vô tội. Phố Tàu, với tôi, bao giờ cũng là chốn khởi thân tủi nhục của nhiều con người thua thiệt đang quét rác, rửa chén, phụ bàn, đang quằn lưng phụ dọn từng kiện hàng nặng trĩu, đang chúi đầu lựa từng đống rau, đang bơi xới chỗ mấy góc xó tối tăm nào đó... với những đồng lương tiền mặt rẻ rúng, bị bốc lộc bởi chính những kẻ chủ cả cùng quê cha xứ mẹ của họ. Mỉa mai thay, đồng hương là hai chữ khá vô nghĩa ở nơi này.

Bước vào nơi gây quỹ, khung cảnh ấm áp, như một cõi khác, bên trong một nhà hàng hoàng tráng. Nhiều khuôn mặt Việt hăng hái, áo quần tươm tất, những bàn đồ ăn thức uống ê hề, một cảnh sung túc trên xứ người hiện rõ. Chắc ai đến đây đêm nay cũng chưa quên những ngày đầu mới đến còn cơ hàn của họ, và vẫn còn nghĩ tới những em bé đang bất hạnh trên quê hương. Biết bao cố nhân giựt mình, vui mừng nhận ra nhau, tay bắt mặt mừng. Nhiều người ngạc nhiên nhìn kỹ nhau hơn, coi cái già, cái thành đạt đến với mỗi người ra sao, đã đến kịp chưa khi đa phần người người cũng đã ngoài 50. Thú vị thật khi tôi được nhìn lại biết bao người mà 5, 10, 20, hay 30 năm chưa gặp. Và cũng thật thú vị, khi có lúc tôi bắt gặp vài ánh mắt nhìn mình không mấy thiện cảm ra mặt, thì ra mình còn được ông to này bà lớn nọ trong cộng đồng chú ý kỹ vậy, thì chắc do họ đã đọc nhiều bài viết của tôi đăng báo kiểu như bài này là cùng thôi chớ có gì…

Có lúc, một anh bạn xa kia bước tới khen những bài tôi viết trên mặt báo, tôi tìm nhanh và thấy ở nụ cười anh một sự chân tình, anh làm tôi vui cả đêm. Có lúc, tôi bước sang muốn chào một anh mạnh thường quân có hạng trong cộng đồng, anh là một Phật tử có nhiều đóng góp lớn đối với nhiều chùa còn nghèo, anh nhìn tôi không cười, chỉ khẽ gật đầu rồi bước đi chỗ khác , làm tôi cũng hơi ngượng. Hình như đêm đó tôi chỉ ngượng với một mình anh, chắc tại tôi đánh giá anh rất cao và rất đáng kính trọng. Tôi cũng vội tự hỏi mình đã viết những gì mà có thể gây va chạm đến anh nhiều như thế…

Giữa tiệc, có lúc anh MC bước tới gần tôi để hỏi bán đấu giá chai rượu Remy 1000 đô mà tim tôi đập mạnh, không biết anh ta có nghe được không. Tôi thấy mình mong manh quá khi chợt nhận ra 1000 dư sức quật ngã niềm an lạc tưỏng đã hiểu đạo cao xa ấy của mình. Nhưng may quá, tai anh thật thính, chắc anh đã nghe được tiếng tim tôi đang đập đùng đùng, nên không hỏi gì tôi, chỉ lướt qua… Vài phút sau, một anh bạn khá quen kia của tôi, thật hào hiệp có thừa, mang chai rượu Remy mới mua ấy bước tới mời tôi một ly. Anh rót rượu 1000 ra, những giọt vàng óng ánh hơn vàng lá 9999, anh mời chân tình như những lần tôi tới nhà anh dự tiệc. Tôi thấy không gian lấp lánh quanh anh, những hào quang do những ánh mắt người ta dành cho chàng hiệp sĩ từ thiện, và tôi nghĩ anh xứng đáng nhận được thứ hào quang đó. Thật ra tôi nể sự hào hiệp của anh bao nhiêu thì tôi ngưỡng mộ sự hào phóng bao dung của vợ anh gấp… hai lần, chị không hề tỏ ra khó chịu gì với việc chồng mua ủng hộ chai Remy 1000 đô đêm ấy, chị còn rót ra mời bè bạn vui vẻ nữa...

Đang đứng bên ngoài nghỉ ngơi, tôi hân hạnh được quen một anh bạn mới kia. Anh râu ria, lãng tử, giọng người trung như tôi. Tôi hỏi xã giao rằng anh có về Việt Nam chơi thường xuyên không, và không ngờ anh trả lời thật thiệt lòng như tôi đã là bạn lâu năm của anh rồi.  Anh nói không bao giờ dám về vì ngày trước vượt biên, lúc 16 tuổi, anh có chạm súng một tên công an khi hắn chận tàu anh ra biển, và xui xẻo, anh bị bắt, và chúng đày anh tù chung thân lên núi ở trại A-30 Phú Yên. Sau 3 năm tù, anh cùng một người bạn tù nữa vượt ngục. Trốn ngày, đi đêm, vượt núi rừng, theo kiểu đi zig zag không thẳng đường để cố tình tránh công an lần theo đường mòn tìm… Sau 10 ngày, hai anh vượt về được gần quê, rồi tìm cách móc nối vượt biên và may mắn thành công. Từ đó, anh nói, sống bên Canada này sướng hơn thiên đường, anh sống mỗi ngày trong tâm trạng một người đã bị cộng sản bỏ tù hành hạ dở sống dở chết năm nào, anh chỉ biết cám ơn đời sống từng ngày chớ hết biết buồn phiền gì lặt vặt. Anh còn nói với theo lúc chia tay tôi, à, tui có đọc bài ông viết, Đoàn Khuê phải hông. Tôi ừ. Trông anh cười lành mà tôi hạnh phúc thật nhiều, tôi không thể tưởng tượng ra nụ cười vô tội này khi đối diện với tên công an khát máu ngày nào, nó liều lĩnh ra sao.  Mong có ngày được gặp lại anh. Cám ơn anh đã bơm cho tôi chút nguồn sống và chút hạnh phúc cầm bút…

Trở vào bên trong nhà hàng, tiếng cười nói, tiếng ca nhạc vẫn rân vang. Sự bé nhỏ của tôi từ từ hiện ra lại. Bộ quần áo complet và nụ cười xã giao không che kín được lòng tôi như thế mỗi khi có người đang làm việc gây quỹ bước tới bàn nhìn tôi chờ đợi chút hảo tâm. Nếu đời không có sĩ diện gì ngăn cách, không ai phân biệt giàu nghèo, thì tôi sẽ không ngại móc trong túi ra 5 đồng để đóng góp, nhưng tôi kịp nghĩ, thà là không đóng thì …đỡ kỳ hơn là đóng chỉ mấy đô, lỡ ai quen thấy được thì kẹt lắm. Ai thấy tôi viết thế này thì đừng khuyên tôi sao phải ngại. Chừng nào bạn mặc bộ đồ lớn, ngồi ăn uống ra vẻ quí phái bên vợ như tôi, và bạn đã từng móc túi ra 5 đồng đóng góp cho từ thiện trong khi xung quanh ai cũng đóng  cỡ năm chục hay một trăm trở lên, thì chừng đó bạn hãy khuyên tôi nhé.

Đồng tiền có ý nghĩa rất lớn dù đang là ở những nơi mà lòng từ thiện của người ta đang đầy dẫy có trong lòng. Nếu có dư 1000 đồng để xài, lần sau tôi sẽ trốn vợ đến dự một bữa tiệc gây quỹ nữa, và chờ mua một chai Remy như thế, khui ra uống tại trận thử, coi hương vị rượu có hào quang kia sẽ ngọt ra sao cho biết.

Đêm ấy, một bữa tiệc mười món, món nào cũng đậm đà, mà giá vé chỉ bốn hay năm chục. Trong tâm tư tôi hôm đó,  cũng có chẵn mười món, món nào cũng gợn lòng thử thách niềm tự tin của mình không kém. Tôi ra về, sau khi chứng kiến một buổi gây quỹ khó quên. Phố Tàu về khuya trông vẫn chưa khuya mấy, tôi bước sau chân vài bóng người xa lạ đang hối hả cúi rút nhưng không còn thấy lạnh.

Chắc tại tôi lại bận ưu tư gì mãi về mình, về biển người ở buổi tiệc ấy, về tiền, mà quên cả lạnh…

ĐOÀN KHUÊ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 20241:03 SA(Xem: 788)
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
21 Tháng Tư 20249:22 SA(Xem: 920)
Gia đình chúng tôi rất đau buồn & thương tiếc báo tin cùng thân bằng quyến thuộc & bạn hữu: Chồng, Cha, Ông, Em, Anh, Chú, Bác của chúng tôi:Cụ Ông VŨ - NGỰ- CHIÊU / Tiến-Sĩ Sử Học Thế-Giới, Đại Học Madison, WI, Hoa-Kỳ / Tiến-Sĩ Luật Khoa, Đại Học Houston, TX, Hoa-Kỳ / Cử Nhân Giáo Khoa Triết Đông, Đại-Học Văn-Khoa Sài gòn, Việt nam / Cựu Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức Khóa 16; Cựu Sĩ-Quan Pháo Binh Nhẩy Dù / QLVNCH / Nhà văn NGUYÊN-VŨ / Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. / Hưởng thọ 82 tuổi.
21 Tháng Tư 20241:51 SA(Xem: 1024)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Nhà văn, Sử gia NGUYÊN VŨ - VŨ NGỰ CHIÊU Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN. Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng Thọ 82 tuổi
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 978)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 2904)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 5947)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 6929)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 60375)
R ồi đến cuộc sụp đổ của miền Nam mùa Xuân 1975 và nhiệm kỳ Tổng thống vừa tròn 40 tiếng đồng hồ của Tướng Minh. Lệnh buông súng đầu hàng của Tướng Minh sáng ngày 30/4/1975 khiến nhiều người, vốn chẳng biết nhiều về những diễn biến tại hậu trường sân khấu chính trị, trút mọi trách nhiệm việc “ mất nước ” (sic) lên đầu ông “ hàng Tướng ” này. [Những lời thở than, khóc lóc “ mất nước ” cũng chẳng khác gì việc đồng hoá một chế độ chính trị với “ Tổ Quốc ” trên trình độ hiểu biết chữ Việt!]
22 Tháng Tư 20242:54 CH(Xem: 673)
Tối thứ sáu 23/2/2024, chị Duyên gửi cho tôi link bài thơ “Tạm biệt một căn phòng” [1] của anh Phạm Cao Hoàng ghi gửi anh Trương Vũ./ Căn phòng này / chiếc bàn này / nơi chúng ta đã từng ngồi / nâng ly / chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất / chúc mừng một cuốn sách vừa in xong / chào mừng một người bạn từ phương xa đến /
22 Tháng Tư 20242:24 CH(Xem: 808)
Ngày nào tôi cũng gắng làm cho đặc sắc / Cố hữu chỉ là một chủ xị buồn / Đêm tôi uống với lá / Nghe gió rung cành / Rồi chỉ thấy giọt mù lên mắt tượng / Ngày nào là ngày nào làm sao biết /