- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHẾT VÌ TÌNH

18 Tháng Bảy 201511:10 CH(Xem: 27101)

 

                           

 Buon-anh Internet

 

Ruben là một danh họa bậc nhất ở Mexico, ông lại yêu say đắm Isabel, cô người mẫu của mình. Ấy vậy mà ngược lại, cô nàng lại tỏ ra tình tứ với tình địch của ông, gã này chẳng tiếng tăm gì cả.

Isabel vẫn hay gọi ông Ruben là “Churro” bé nhỏ của nàng. “Churro” vốn là tên một loại bánh ngọt, mà cũng là tên thường gọi của người Mễ cho những chú chó con nuôi trong nhà. Ruben lại cho đó là một cái tên gọi tuyệt vời. Bởi thế cho nên hễ có ai đến thăm nơi ông vẽ, ông lại hí hửng khoe: “Ấy, nàng lại sắp gọi tôi “Churro” đấy”. Mỗi khi ông cười, chiếc áo lót như muốn bật tung ra, bởi lẽ ông càng ngày càng béo ra.

Trái lại, Isabel cao và mảnh mai hết sức. Mỗi lần Ruben mang về cho cô một bó hoa, cô lại dùng ngón tay dài của mình và liếng thoắng ngắt vụn những cánh hoa rồi rải khắp nơi, hoặc cô nàng dùng ngón tay quẹt sơn lên đầu mũi Ruben rồi kêu to lên để giễu cợt. Người ta còn thấy cả khi cô giật tóc, kéo tai ông chả thương tiếc gì.

Mỗi khi dân làng nghiêm trang rước hội trên những con đường nhỏ hẹp, gập ghềnh, cẩn thận tránh qua những vũng bùn lầy lội, cô lại kêu lên giễu cợt: “Kia kìa, trông họ đến như lũ cừu”,

chả đếm xỉa gì đến ánh mắt họ, nhất là khi họ cố bước lên những bậc thềm ọp ẹp để được thoáng nhìn vị chủ lễ.

Thường thì cô nàng chán ngán công việc của mình, bởi cô cứ phải đứng suốt ngày, khi phải bới tóc lên rồi lại rũ tóc xuống để ông Ruben phác họa, làm việc liên miên đến trễ cả bữa ăn. Tuy thế, cô chẳng biết đi đâu mãi cho đến sau này khi gặp được người yêu của cô, là đối thủ của Ruben bán được một bức tranh. Ai cũng nói ông Ruben sẽ giết tại chỗ bất cứ ai rấp ranh cưỡm đi nàng Isabel của ông. Còn bây giờ Isabel vẫn cứ phải ở đây, để ông vẽ mười tám bức họa treo tường khác nhau của cô cho người ta, cô vẫn cứ lắm khi nấu nướng cho ông, hoặc rồi gây sự, cãi vã với ông, hoặc trêu ngươi, chọc tức khách hàng nào mà cô không ưa. Ấy vậy mà ông Ruben lại mê cô, tưng tiu cô vô cùng.

Ông Ruben vừa bắt đầu vẽ bức họa thứ mười chín của Isabel thì kẻ đối thủ của ông bán được bức tranh thật lớn cho một ông nhà giàu. Người trang trí nội thất của ông nhà giàu này bảo với ông ta rằng ông cần phải có một tấm tranh có màu xanh và cam để treo trên một bức tường của ngôi nhà mới. Do một sự ngẫu nhiên đến tuyệt hão, bức tranh này pha màu xanh và cam sắc sảo và to lớn, ông nhà giàu trả giá cho bức tranh với giá cao cực kỳ, rất vui vẻ mua bức tranh như bắt được vàng. Ông ta giải thích rằng nếu phải phủ các bức tường nhà bằng tranh vải lựa thì ông phải mất gấp sáu lần tiền. Tên tình địch của ông Ruben rất vui mừng. Thế là ngày hôm sau gã và Isabel đi thẳng đến Costa Rica. Thế là xong!

Ông Ruben đọc bức thư từ biệt của Isabel viết cho ông:

 

“Hỡi Churro già nua và khốn khổ của tôi ơi, cuộc đời của ông thật là buồn chán đến tội nghiệp thế nên tôi không thể sống với ông thêm được nữa đâu, tôi sẽ đi theo người khác. Được cái là người này chẳng bao giờ bắt tôi nấu ăn. Anh ấy sẽ vẽ tới năm mươi bức họa của tôi, chứ không phải chỉ có hai mươi bức như ông đâu. Tôi sẽ đi hài đỏ, đời tôi sẽ tươi sáng đến tận cõi lòng.

                                                                                                        Ngưòi bạn cũ của ông.

                                                                                                                   Isabel

Đọc xong lá thư, ông Ruben chới với như người sắp đuối, ông như ngạt thở, tay ông quay quắt điên cuồng. Thế rồi ông tu cạn một chai lớnTequila chẳng cần chanh, muối gì cả và rồi nằm vật ra sàn nhà, đầu bê bết trên mảng sơn mới pha. Ông khóc rống lên như cha chết.

Kể từ đó, ông như một người khác hoàn toàn. Nói chuyện gì ông cũng quàng Isabel vào được, nào là nét mặt thiên thần của cô, những vui đùa nghịch ngợm rất dễ thương của cô: “Cô ấy hay

nghịch đá vào ống quyễn của tôi, có khi bầm tím cả lên”, ông kể với giọng trìu mến, chứa chan nước mắt. Ông vừa ăn thứ bánh ngọt xưa cạnh giá vẽ vừa nói, vưà ngắm nghía miếng bánh trước khi cho vào miệng: “Đấy, cô vẫn thường gọi tên tôi Churro! Churro nghe ngọt như miếng bánh này đây.

Bạn bè ông thấy Isabel bỏ đi thì lại mừng, xầm xì với nhau rằng ông Ruben thật phúc đức khi dứt được con ác phụ. Bọn họ phân công nhau, nâng đỡ giúp ông quên cô nàng ấy đi. Ấy nhưng Ruben không dễ gì lay chuyển. Ông vừa nói vừa lắc đầu ngoày ngoạy: “Chẳng có cô nàng nào sánh với cô ấy được. Cô ấy ra đi mang đi cả cuộc đời tôi rồi, thậm chí tôi không còn hồn vía để hận sầu! Nói cho các anh biết, muốn gọi Isabel là kẻ sát nhân cũng được, bởi vì cô đã bóp nát trái tim tôi!”.

Ông lúc thì bồn chồn đi lại trong phòng vẽ, đá tung đôi giày dưới chân vào đống tranh vẽ đã bám bụi đầy, lúc thì vừa mài mực vừa lẩm bẩm đau buồn: “Tất cả những thứ này lúc trước cô ấy đều làm cho tôi cả, thật khéo léo làm sao!” Ông cứ đến gần bên cửa sổ, ăn bánh ngọt và trái cây mãi miết thôi.

Bạn bè bèn cùng nhau mời ông ra ngoài ăn tối, ông ta chỉ ngồi lặng lẽ ăn đủ hết mọi thứ và nốc rượu ngọt thôi. Rồi ông lại bắt đầu khóc, kể lể về Isabel.

Bạn bè bắt đầu thấy Ruben xuẫn ngốc quá, Isabel đã bỏ đi sáu tháng rồi, thế mà ông chả buồn đụng tới bức họa thứ mười chín, nói chi đến bức thứ hai mươi. Vẽ vời chẳng đi tới đâu!

Ông bạn Ramon, chuyên vẽ biếm họa và ảnh gái đẹp cho các tạp chí, bảo với Ruben rằng: “Ông bạn quý của tôi ơi, tôi chỉ là một họa sĩ tầm thường, nhưng tôi cũng biết đàn bà làm hư hỏng cánh đàn ông chúng ta như thế nào. Này nhé, khi con ả Trinidad bỏ tôi đi, tôi cũng như chết theo, ăn không ngon, làm chẳng thiết, ai nói gì mặc ai. Tôi tưởng rằng tôi tiêu đời rồi. Nhưng chỉ một tuần hà! Ông bạn thân của tôi ơi, hãy gượng dậy đi, hoàn thành bức họa để đời vì nhân thế, vì tương lai. Hãy cảm ơn Thượng Đế đã đẩy Isabel ra khỏi đời ông.”

Ruben lắc đầu, ngã gục xuống trường kỷ, khóc rống lên:

-Nỗi đau trong tim này sẽ giết chết tôi. Không một người phụ nữ nào được như thế cả

Ông ngã người ra sau, tháo thắt lưng ra rồi nói:

-Tôi sẽ ngồi nơi đây mãi, chẳng thể động đậy gì được nữa rồi, sức lực đã cạn kiệt theo rồi.

Thế là ngày tháng cứ trôi qua, những lớp mỡ ù lì cứ tầng tích lên con người ông. Có lúc ông chẳng còn nhận ra được chính mình.

Nhà biếm họa Ramon cho các bạn khác xem bức họa ông vẽ Ruben:

-Tớ thề là tớ vẽ lão ta bằng com-pa đấy nhé, trông cứ tròn vành vạnh ra thì đến chết mất.

Thế nhưng Ruben cứ thừ người ra đấy, ăn uống bất cần trong đơn côi, khóc than và tu rượu đến tận đêm khuya.

Bạn bè Ruben bàn tán với nhau và đi đến kết luận rằng câu chuyện đã đến lúc tuyệt vọng! Phải có một người đứng ra bảo cho ông biết nguồn cơn thật sự của nỗi đau này. Thế nhưng người này cứ đùn đẫy người kia, bởi vì thực ra chẳng có ai, đến cả xứ Mexico này đi nữa, đủ tài năng bản lãnh để làm việc đó.

Sau cùng trách nhiệm đó đã chạy qua vai một người y sĩ gánh lấy. Ông là đốc-tờ của một trường Đại học y. Trong đầu óc của vị này chắc hẳn là sự kết hợp tuyệt vời giữa sự xét đoán và kiến thức đến mức tuyệt hảo, vừa khéo miệng lại khéo trí, một công việc quá tuyệt vời, thế là xong.

Vị Bác sĩ tìm đến ông Ruben.

Ruben đang ngồi trước giá vẽ nửa phần mặt của Isabel chưa vẽ xong, bức họa thứ mười chín, ông vừa khóc vừa vốc những muỗng dầy cheese Toluca. Chung quanh ghế ngồi của ông xâu đầy những thứ này cùng những lát xoài cắt sẵn.

Trước hết Ruben kể lể với vị bác sĩ về Isabel:

-Ông bạn ơi, tôi bảo đảm với ông bạn một cách thật tình rằng ngay cả tôi cũng không thể nào vẽ được những đường nét tuyệt vời ở thân hình cô ta, ấy là chưa kể đến vẻ thánh thiện như thiên thần ở nơi cô.

Ruben bảo với vị y sĩ rằng nỗi đau trong lòng ông sẽ giết chết ông thôi! Trước tình cảnh này vị y sĩ thấy xúc động vô cùng. Ông ta ngồi chỉ biết an ủi bệnh nhân một hồi lâu mà chẳng biết viết một toa thưốc cụ thể nào cho người bệnh nhân quá mẩn cảm này. Và rồi cầm trong tay toa thuốc ông nói:

-Tôi chỉ có vài món thuốc thô thiển này thôi, nhưng đều là những thứ tinh tuý của cuộc đời để giúp ông chữa trị vết thương lòng.

Vị y sĩ kể ra từng thứ một, gọn ghẽ đến chẳng gây ấn tượng chi cả:

-Ăn uống cân bằng, bách bộ ngoài trời thoáng, tập thể dục nhiều và thường xuyên, tốt nhất là tập xà chéo, tắm tuyết và kiêng rượu.

Ruben như không nghe thấy vị y sĩ nói, lẩm bẩm nói những câu vô tâm vô trí: “ Khi đêm về nỗi đau không thể nào chịu đựng được, tôi lặng nằm đơn côi trên giường, đắm nhìn khoảng không gian qua khung cửa sổ nhỏ và tôi tự nhủ rằng, rồi đây huyệt mộ của mỉnh sẽ còn nhỏ hơn khung cửa, và tối đen hơn cả bầu trời đó! Trái tim tôi sẽ quắt queo. Ôi trời, nàng Isabel ơi, em đã hành quyết anh rồi!”

Vị y sĩ khẽ khàng rời khỏi, để lại ông Ruben ngồi đó nhai cheese ngắm nhìn ướt lệ bức họa thứ mười chín của Isabel.

Bạn bè ngày càng tuyệt vọng và chán ngán ông, họ rời xa ông ngày càng xa. Ông càng cô đơn. Có khi đến mấy tuần lễ liền chẳng ai gặp ông, ngoại trừ ông chủ tiệm cà-phê, nơi ông thường ăn tối với Isabel. Còn bây giờ ông chỉ ghé qua đó mua thức ăn.

Rồi một đêm kia, đột nhiên ông ôm chắc ngực đứng bật dậy, làm rơi cả dĩa thức ăn đang ăn dỡ. Ông chủ tiệm chạy tới, Ruben thều thào gấp gáp với ông điều gì đó, tay đưa qua đầu. Rồi ông nhẹ nhàng ra đi vĩnh viễn.

Ngày hôm sau bạn bè ông Ruben vội tới gặp ông chủ nhà, ông này thề là kể lại cho họ nghe tấn bi kịch đậm màu sắc đau thương này. Ramon sau đó còn gom góp tài liệu để viết tiểu sử thật lâm ly cho một danh họa bậc nhất của nước nhà, được minh họa bằng nhiều bức tự họa của ông.

Người ta dành tặng cho Ruben những ngôn từ :” Người Bạn và Người Thầy, một Thiên Tài hội họa làm say đắm lòng người không có gì so sánh được trên lục địa Châu Mỹ này”

Ramon cứ nài nĩ ông chủ nhà: “Thế ông ta đã nói với ông điều gì, ở giây phút chấn động đó. Quan trọng nhất đấy, những lời sau cùng của một nhà danh họa, ắt hẳn là sâu sắc, ấn tượng lắm đấy, ông bạn hãy lập lại cho chính xác nhé. Nó sẽ tỏa hào quang vào tiểu sử Ruben, mà không, nó vào chính lịch sử của nền hội họa, nếu đúng thực là những lời sâu sắc.”

Với vẻ thấu hiểu mọi thứ, ông chủ nhà gật đầu nói:

-Biết mà, biết mà! Nói Ngài không tin chứ những lời sau cùng của ông ấy thực sự làm thăng hoa mọi thứ cho ngài và các bạn bè trung thành và tốt bụng của ông ấy, cả thế giới nữa!

Quý ngài hỡi, ông ấy nói như vầy:

-Nói với họ rằng ta là kẻ tử đạo cho tình yêu, ta chết đi cho sự hy sinh cao thượng, ta chết đi vì cõi lòng này tan nát.

Rồi ông ấy còn bảo: “Isabel hỡi, nàng là đao tể của tội đồ này!”

Ông chủ nhà kết luận:

-Thế đấy các ngài ạ

Nói xong ông ta kính cẩn cúi đầu. Những người khác cũng cúi đầu theo.

Sau một khoảnh khắc lặng im, Ramon nói:

-Quả là tuyệt vời! Cảm ơn ông. Đúng là một điếu từ tuyệt hảo, tôi lấy làm hả dạ.

Bằng một giọng nhỏ nhẹ, ông chủ nhà còn thêm:

-Ông ấy rất thích món ăn tối hôm đó tôi làm. Đó là món thịt bầm, bữa cuối cùng của tôi cho ông ấy!

Ramon kêu lên:

-Đừng lo, tôi sẽ thêm vào tình tiết ấy kể cả tên tiệm cà-phê của ông . Nó sẽ là huyệt mộ danh tiếng cho giới hội họa khi kể chuyện này ra. Tin tôi đi, từng chi tiết nhỏ nhất về cuộc đời và tính cách của nhà thiên tài này sẽ lưu lại cho đời sau. Mỗi hồi trích sẽ có sắc thái riêng của nó, rất thiêng liêng, quý giá và đặc sắc. Thật vậy, cả món thịt bằm tamales của ông nữa!

 

Nguyên tác: The Martyr

Trong tập: The Collected  Stories of  Katherine Anne Porter

Chuyển ngữ:  TUYẾT  LINH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 107466)
n hư địa chỉ không bao giờ có cho một lá thư chưa bao giờ viết, tịch mịch một nốt nhạc chưa ngân, thành tiếng vang vọng bao lâu trong mơ hồ tĩnh lặng nơi chốn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 109768)
m ột đêm uống trăng máu ướp vần thơ mộ đỏ bào thai chưa kịp lớn kià thú dữ nốc cạn huyết tươi...
11 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86208)
Ai nghe thấy tên thành phố Seattle đều ngán về cái mưa dai dẳng, một năm gần sáu tháng trời. Biểu tượng của Seattle là một người cầm dù. Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc Anh có về gọi nắng đến cho em…( Trần Mộng Tú) Vậy mà chúng tôi đã ở thành phố Seattle gần 36 năm trời .
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86527)
Đ ổi mới, không thể viết như cũ, họ biết thế. Nhưng bắt đầu từ đâu? Họ chưa cơ hội nhận được thông tin đa chiều hay tiếp nhận nền thơ ca thế giới với bao nhiêu trào lưu như thứ cửa hàng bách hóa tổng hợp để tha hồ chọn lựa, như thế hệ thơ hậu đổi mới. Mở cửa, họ đối mặt với khoảng trắng mênh mông của sáng tạo, của ý thức và trách nhiệm của nghệ sĩ tự do. Họ cần làm mới, thức nhận rằng mình phải khác. Phải gánh lấy trách nhiệm định phận thi sĩ của thế hệ, của thời đại.
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 99020)
M ón trà sữa trân châu rất thịnh hành trong giới trẻ ở Việt Nam, nhưng được biết là món trân châu nhập cảng từ Trung Cộng có pha chất nhựa rất nguy hiểm...
09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85975)
N goại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 72760)
N gười mù, người câm, người điếc, ai cũng thấy hiện trạng xã hội Việt Nam đương đại đang xoay thế nào. Một xã hội bất bình đẳng kinh khủng với ngàn tệ nạn lớn-nhỏ, trẻ-già, sang-hèn. [...] Nhưng chúng ta đã nhìn thấy gì, đã viết được dòng nào từ nguyên liệu khổng lồ ấy? Hay rời rạc dăm câu thơ không rõ nghĩa, vài ba truyện ngăn ngắn kháy khía tủn mủn [...] ngồi nhìn bầu trời xám xịt ô nhiễm, gác chân cho những đứa trẻ tội nghiệp lau giầy, rên ư ử trong nhà hàng bia ôm máy lạnh mà làm thơ móc máy lẫn nhau.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 68253)
C hristine Falkenland, sinh năm 1967, đang là hiện tượng và hy vọng của văn chương Thụy Điển hiện nay. Cô viết tiểu thuyết và làm thơ. Những tác phẩm đã được dịch qua tiếng Pháp: Bóng Tôi (Mon ombre), Cơn Khát Của Hồn (La soif de l’âme), Búa Đe (Le marteau et l’enclume). Bút pháp tiêu biểu Bắc Âu. Văn phong đơn giản, cô đặc nhưng lại cực kỳ day rứt. Nội dung thường hướng về những đau đớn và khúc mắc ái, dục. Búa Đe là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Christine Falkenland được dịch ra tiếng Pháp, do nhà Actes Sud xuất bản tháng Sáu năm 1998.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81677)
T hơ Việt đi về đâu? Đây là câu hỏi mà tập thể các nhà thơ và giới làm văn hoá-giáo dục VN phải trả lời, với sự đóng góp của ý thức và bản lĩnh từ mỗi cá nhân. Những trang dông dài trên đây chỉ muốn phác họa quang cảnh và vài xu thế chính mà các nhà văn nhà thơ VN đang chứng kiến và đối diện: Sự hình thành nền cộng hòa văn chương VN trong bối cảnh toàn cầu hóa một chiều, cộng thêm bóng đen của toàn trị-mafia và vòng kim cô tự kiểm duyệt trên đầu. May mắn được làm một người quan sát từ ngoài nước [...] Chỉ xin đóng góp ở đây vài ý kiến nghề nghiệp.
07 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 79648)
Q ua chiến tranh, Việt Nam đã chịu biết bao đau thương tan nát. Bằng những hình ảnh và những trang viết, Hợp Lưu 113 sẽ đưa chúng ta một lần nữa... lội qua chiến tranh. Nhìn lại, không phải để đào sâu thêm sự thù hận bởi biên giới chính trị, mà để suy nghiệm về cuộc chiến Việt Nam như những “trận hậu chấn” dần dần tan vào lịch sử...