- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ ĐÔNG DUY

07 Tháng Bảy 20153:38 SA(Xem: 31500)

 

DONG DUY
Đông Duy - ảnh ĐH 2015



LTS: Đông Duy là bút hiệu của Hoàng Kiếm Nam. Ông là nhà thơ, nhà văn, bên những sáng tác văn chương , ông còn có nhiều tác phẩm về hội họa và ca khúc, đồng thời cũng là nhà báo kỳ cựu trong làng báo Việt Nam ở hải ngoại. Chúng tôi xin hân hạnh gởi đến quí bạn đọc và văn hữu những thi phẩm của thi sĩ Đông Duy Hoàng Kiếm Nam.

 

Bão Rớt Cuối Mùa

 

Tôi sống những ngày hồn ủ trên mây

Không yêu thương chẳng giận hờn thù nghịch

Bão rớt cuối mùa trời bỗng chuyển đìu hiu

Em đã rất xa mà nghe chừng gần lắm

Vàng thời gian hiu hắt những chờ mong

Chờ mong gì một thời mây vương núi

Núi đợi mây hay mây gọi núi về

 

Tôi sống những ngày gối mộng thanh xuân

Xưa, phấn hương nồng nàn trong nỗi nhớ

Một nơi nào, môt lần đó, một phút giây

Thơm nắng gió em và ta cùng mộng ảo

Vẫy tay chào,  ta vào cuộc lênh đênh

Níu bước thời gian xanh, ôi mầu xanh kỳ diệu

Che vết người mù trong cõi nhân gian

 

Tôi sống những ngày hồ như mình vẫn sống

Ngó quanh co nhìn lại vẫn thường thôi,

Tháng nối ngày, năm tiếp lối thiên thu

Cứ thế nhé êm êm vào tịch mịch

Có gì đâu, tiếc gì đâu, sao lẩn khuất không rời

Có hôm nay, 

đời vẫn trôi êm như một liều thuốc lú

Có ngày mai,

 bàng hoàng

Chiều tắt nắng rồi sao ?

 

 

 

KHÓI ĐÃ VÀO MẮT EM

 

Có điều gì đang vỡ vụn trong anh

Niềm tuyệt vọng quẩn quanh nơi nào đó

Sao nói được thành lời

Những cát khô rã rời chờ gió cuốn

Đã hoá thân trong một cuộc phân ly

Và gió nóng

Làm khô  làn môi vào những buổi trưa hè

 

Gây phút đó anh đã nói với em những điều gì nhỉ

Có thể những lời yêu

Hay những lời tâm sự

Hay những chuyện bâng quơ

Câu truyện hoang đường nào ngày xưa anh còn nhớ

Buổi trưa nào ấu thơ mộng ảo trùng trùng

Cánh chim kia chở anh vào vạn dậm trời xanh biền biệt

Những góc biển chân trời

Những vương quốc của một loài chim tự do

Nơi bãi lầy lau sậy hoang vu miền nhiệt đới

Hay cao vút đỉnh  cột buồm những con tầu ma

Trôi dạt hàng ngàn triệu năm

khắp các miền đại dương cồn sóng

 

Mùa hè buồn quá,

Buồn quá

Có thể anh sẽ nói với em,

Tầm thường thôi,

Như mọi người

Rồi cũng tầm thường thôi,

Một góc đời nào đó,

Hẩm hiu mái nhỏ che trời,

Em sẽ đợi...

Lặng lẽ tháng ngày như viên sỏi nhẵn

Anh sẽ cúi đầu

Mòn áo cơm,

Mỏi mòn như củi mục

Mỏi mòn lệ nến khóc tàn phai

Vẫn phải thắp lên

Huy hoàng hay bé mon

Rọi vào hư không những mộng hiền

Làm anh run sợ

Có điều gì đang vỡ vụn trong anh

Thả buông trôi cùng  cơn bão cát

Để cuồng phong đưa đẩy tới chân trời

Dù chẳng phải cánh chim trời huyễn hoặc ấu thơ

Chở mộng ảo trùng trùng

Như anh kể

Có trời xanh, biển lớn,

những bến bờ xa lạ cuối chân mây

 

Còn lại này Em, lời cuối

Thôi đành, hạt cát nhỏ phiêu liêu

 

Cho anh xin,

Muộn phiền đã chở lời lên khóe mắt

Cách chia nào không bóp nghẹn con tim

 

 

TRONG TRÍ NHỚ ANH


Có trong trí nhớ anh

Một lúc nào đó em khóc dịu dàng

Bão rớt thổi về từ một núi rừng mịt mù ký ức

Yêu em

Lòng anh hoang sơ như ngọn cỏ

Như là sầu đông khô vàng trên những lối lặng câm

Bâng khuâng một ngày đời như mây nổi

Như đã ngàn năm

Thêm một ngày

Một ngày yêu em mê mải

 

Có trong trí nhớ anh

Một chỗ nào đó ta đã qua

Một chỗ trong cuộc đời nho nhỏ

Của chúng ta,

Của chúng ta trong nhau

Trong trái tim anh

Trong trái tim em

Một ngày còn âm thầm gõ nhịp

Nhịp  âm thầm

Ngày tháng vẫn đong đưa

 

Có trong trí nhớ anh

Thân thể em một đời ta mục rữa

Đời có gì buồn,

Đời có gì vui

Đời có em có mưa thả mù trên thung lũng xám

Khói thuốc tần ngần bỗng đứng lặng câm.

Như có em

Lệ nhỏ âm thầm

Ngày mai

Ôi ngày mai nào có ra gì

Thôi quên đi em

 

Có trong trí nhớ anh

Său đêm là một ngày.

Ngày hồi sinh gối chăn ấm êm như cổ tích

Nắng đã muộn màng sao vẫn tưởng chiêm bao

Trong tóc rối em một đời ta vô định hướng

Đời rất tình cờ thôi cũng thả trôi sông

Rồi sẽ một ngày ta xuôi về nơi nào đó

Yêu em

Yêu em

Như rong rêu xa dấu mặt trời

 

(Đà lạt 1963-Cali 1975)

ĐÔNG DUY

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78233)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100217)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81143)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192066)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84658)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114597)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84628)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96200)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92670)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100268)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.