- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HÀNG LOẠT NHÀ VĂN, NHÀ THƠ NỔI TIẾNG TUYÊN BỐ TỪ BỎ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

14 Tháng Năm 20153:44 CH(Xem: 36674)


ND- tuyen bo 1

Trong phiên bỏ phiếu bầu đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc diễn ra ở TP. HCM ngày 5/5, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) đề nghị những người tham dự gạch tên chín người sinh sống ở TP. HCM và tham gia Văn đoàn độc lập. Những tưởng hành động này là "đòn giáng mạnh" vào các hội viên của Văn đoàn độc lập, tuy nhiên nó đã gây một hiệu ứng ngược khi hàng loạt những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác Tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn VN.
Dân Luận


Đầu tiên phải kể đến nữ văn sĩ Võ Thị Hảo đã Tuyên bố từ bỏ HNVVN ngay khi có tin về việc ông Hữu Thỉnh, chủ tịch hội yêu cầu gạch bỏ tên 9 người "khước từ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”, trang BBC Việt Ngữ cho biết.

Đến hôm nay 10/5/2015, đã có thêm 4 nhà văn nữa Tuyên bố từ bỏ HNVVN.

Nhà văn Dạ Ngân, sinh năm 1952 trong Tuyên bố của mình gửi Văn đoàn độc lập cho rằng "HỘI NHÀ VĂN VN không còn là tổ chức tin cậy với hội viên nữa..."

Từ Hải Phòng, hai vợ chồng nhà văn Dư Thị Hoàn và Trịnh Hoài Giang cũng có Tuyên bố từ bỏ HNVVN. Tuyên bố có đoạn viết:

"... từ ngày kết nạp vào Hội Nhà văn VN, cả hai chúng tôi đều không hề làm bất cứ đơn từ nào xin xỏ để được cấp kinh phí tài trợ sáng tác, xuất bản, thăm hỏi v.v… và cũng rất hãnh diện rằng chưa từng nhận bất cứ giải thưởng, tặng thưởng nào do Hội Nhà văn ban phát."

"Nhân sự kiện Hội nhà văn VN chỉ đạo chi hội t/p HCM gạch tên 9 vị đồng nghiệp ưu tú của chúng tôi ra khỏi danh sách tham dự đại hội khóa tới này, hai chúng tôi tuyên bố đứng về phía 9 vị đồng nghiệp sáng giá của làng văn chương VN, chính thức tuyên bố từ bỏ tổ chức Hội Nhà văn VN này."

Nhà thơ Nguyễn Duy từ thành phố HCM ra tuyên bố tự xoá tên mình khỏi các hội đoàn mình đang tham gia như: HNVVN, Hội nhà văn TpHCM, Ban vận động thành lập Văn đoàn độc lập VN.

Danh sách 12 nhà văn, nhà thơ ra khỏi HNVVN: Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Hiền Phương, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, và Phạm Đình Trọng, Võ Thị Hảo, Dư Thị Hoàn, Trịnh Hoài Giang.

Xin mượn một câu trong bản tuyên bố của nhà văn Dư Thị Hoàn và Trịnh Hoài Giang để kết thúc bài viết này:

"Kết luận ngắn gọn là Hội Nhà văn VN nay đã tự biến mình thành Sọt rác. Những nhà văn sạch sẽ không có lý do gì ở lại làm lá chắn cho họ."

Châu Văn Thi. (DÂN LUẬN)



Theo Văn Việt, BBC, FB Nguyen Quang Lap.

Nguồn: DÂN LUẬN

https://www.danluan.org/tin-tuc/20150509/hang-loat-nha-van-nha-tho-noi-tieng-tuyen-bo-tu-bo-hoi-nha-van-vn

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33919)
R ồi cũng đến lúc không còn để nói câu tiên tri nở trắng cánh phù dung rồi cũng đến lúc không còn để đợi khúc tình xa rớt lại giữa lưng chừng
22 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33628)
B ạn tôi dậy cho tôi viết ca khúc Sau 3 tuần bắt tôi viết 8 tiểu đoạn Tôi ghi note cho từng tiểu đoạn Tất cả đều không có gì sai Bạn dạo những note kia bằng dương cầm Tôi nghe những âm thanh là lạ Bạn nói với tôi  Cái này không phải nhạc Hiền ơi…
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31814)
MKDSNM được phát hành vào một thời điểm rất ý nghĩa, ngay sau Hội nghị Thượng Đỉnh Mekong II / MRC Summit II vừa diễn ra tại Thành Phố Sài Gòn ngày 5 tháng 4, 2014. Hội nghị này đã được giới quan sát quốc tế và các nhà hoạt động môi sinh đánh giá như một thất bại về phía Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ sự phát triển bền vững hệ sinh thái Sông Mekong, và ĐBSCL, cũng là mạch sống của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực.
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 36374)
K hi về đã lạnh vườn xưa Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi Giờ em heo hút phương trời Biết chăng đây có một người nhớ thương
19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34653)
Q ua một loạt truyện gởi đến độc giả Hợp Lưu gần như liêu trai và siêu thực, Uyên Lê tâm sự: “ Em chỉ thích viết về quê hương này, về Việt nam, có những điều đẹp như hoang đường ... Chỉ có yêu thật lòng người ta mới thấy cái đẹp của người mình yêu. Em viết về Phan Thiết và nước mắm rất nhiều, em cho đó là cái đẹp và tình! Em cũng viết nhiều về Huế… em không biết HL có thích chất tự tình quê hương đó của em không…” Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc một bài viết về Phan Thiết của tác giả Uyên Lê.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37293)
C hỉ còn một góc phố Và một ngã tư chơ vơ không người chờ đợi Em đi qua hôm nào anh đâu biết Một nửa tình buồn lạc nhịp ngoài đêm
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32199)
Đ ồng hồ cũng dừng lại đối với những người phải bỏ nước ra đi, sau khi ông Trần Mai Hạnh và bạn bè của ông vào Sài Gòn. Họ ra đi từng đợt: đợt di tản, đợt thuyền nhân, đợt đoàn tụ gia đình, đợt H.Ọ Mỗi đợt ra đi mang theo một loại quê hương, và trong hoài niệm, không ai muốn thay đổi hình ảnh thân yêu ấy. Bạn bè, nhà cửa, phố xá, tên đường tên đất, cả đến ngôn ngữ trao đổi thường ngày...giống như một cuốn phim đột ngột bị đứt, ngưng lại, thành tĩnh vật.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37718)
T hế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34669)
T ôi mãi bước trên con đường uốn cong chữ S móc nhau nối xích lại gần để biến dạng một hình lưỡi câu đu đưa trước cuống họng khát giữa tiếng rền than
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35205)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.