- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LÀM GÌ VỚI TỰ DO GIÀNH LẠI ?

13 Tháng Năm 20155:54 CH(Xem: 30382)

 
TranVu 1


Sau thất trận, dân chúng trong Nam đột ngột khám phá những công cụ kiểm soát của một chính quyền độc tài: hộ khẩu, công an khu vực, công an phường, Viện Kiểm sát Nhân dân và Hội Nhà văn Chiến thắng... Gọi Hội Nhà văn Chiến thắng vì là một thực tế, vì những nhà văn phía bại trận bị vây bắt tập trung. Trước 75 miền Nam là đất của nhật trình, nguyệt san và tiểu thuyết. Các quầy sách rộ hoa, các hiệu sách và nhà sách cho thuê truyện phát đạt. Chưa thời kỳ nào dân Nam ham đọc sách như vậy. Không duy nhất khai trí tiến đức, tường lãm, mà còn là một say mê văn chương. Sau “truy quét”, là cảnh tượng một bãi tha ma tiêu điều. Trên bia mộ của nền văn học vừa bị chôn, xuất hiện những Chiến Đấu Trên Mặt Đường của Xuân Thiều, Những Tiếng Hát Hậu Phương của Bùi Hiển, Ngọn Tầm Vông của Đoàn Giỏi, Phía Trước Là Mặt Trận của Hữu Mai, Trước Giờ Nổ Súng của Phan Tứ, Cửa Ngõ Mặt Trận của Triệu Bôn, Hai Ông Già Ở Đồng Tháp Mười của Nguyễn Khải... như một thứ vàng mã.

Hàng mã, vì thứ tiểu thuyết ấy không thật, chúng được viết ra theo tiêu chí phục vụ tập thể, trong khung thép của Tuyên giáo. Một thời kỳ dài Hội say sưa tuyên truyền kỳ tích “giải phóng” mà không màng đến việc dân chúng tẩy chay sách quốc doanh. Bao cấp, nên bất cần đọc giả.

 

Đến Glasnost, Nguyên Ngọc hiểu rõ vì sao Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài, Những Ngọn Gió Hua-Tát của Nguyễn Huy Thiệp, Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, Ác Mộng của Ngô Ngọc Bội, Những Mảnh Đời Đen Trắng của Nguyễn Quang Lập, Đi Về Nơi Hoang Dã của Nhật Tuấn... được đón nhận. Báo Văn Nghệ được giành giật như thịt nạc, của một dân tộc thiếu chất đạm. Vì văn chương thật  phải mang da thịt của con người, bằng suy nghĩ thật của nhà văn. Không thể vĩnh viễn làm một nền văn chương minh họa cho những khẩu lệnh của Tuyên giáo. Nhưng Nguyên Ngọc không trụ được lâu và các nhà văn bị trói giật cánh khủyu trở lại, đến khi thả ra, tâm trí đã rã rời. Không ai còn đọc báo Văn nghệ nữa, Văn học Đổi Mới đắp bằng thịt nạc đã ôi.

 

Nhiều thập niên sau, tuy muộn màng, nhiều nhà văn ý thức không thể tiếp tục với Hội. Vì Hội đồng nghĩa hạn chế, kiểm soát và chỉ đạo; những “tiêu cực” mà Phan Khôi đã thẳng thừng phê phán trong “Phê bình Lãnh đạo Văn nghệ” thời Nhân văn Giai phẩm. Nhìn vào đường hướng công bố của Văn đoàn Độc lập, “muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản", chỉ có thể hiểu: Hội Nhà văn Chiến thắng thiếu tự do, không đủ nhân bản và rao truyền văn chương giả. Lý do ra đời, chính đáng.

 

Văn học Pháp cho nhiều tấm gương. Một George Sand khi đau ốm được Pháp hoàng triệu vời vào cung, ban thưởng cho sự nghiệp trước tác đồ sộ, đã thẳng thừng từ chối. Thông điệp của Sand cho những người viết tiểu thuyết mai hậu vô cùng rõ: Không chung chạ với quyền lực. Một Michel Tournier định nghĩa chức năng của nhà văn là “nhóm lên những lò lửa của suy nghĩ, phản đối, đặt lại câu hỏi về sự ngự trị mặc nhiên của quyền lực." Một Camus, trong diễn từ Nobel 1957, xác quyết “Sự cao quý của nghề văn luôn bắt rễ trong hai dấn thân khó khăn: Khước từ gian dối với chính bản thân và kháng cự lại sự đàn áp.” Một Montesquieu kêu gọi bảo vệ những giá trị của tự do, sự thật và danh dự... Bên cạnh, tấm gương Phan Khôi và Nhất Linh vẫn sáng.

 

Nguyễn Hữu Thỉnh, bút hiệu Vũ Hữu, tên ông không sáng. Vì ông không có văn tài, cũng chưa là một tiếng thơ thời đại, ông lừng danh vì làm quan thâm niên kế thừa tận tụy di sản của Tố hữu. Bằng khai trừ các thành viên của Văn đoàn Độc lập, ông vô tình cấp khai sinh chính thức cho một văn đoàn còn bán chính thức. Giống “vượt biên đăng ký” hai năm 78-79, công an thu vàng nhưng vẫn là phản quốc và phải ra khơi thầm lặng. Nay, Văn đoàn Độc lập đã có một nhãn hiệu cầu chứng “Không Cung đình”, “Không Nửa Vời”, “Không hội viên”, do chính tay ông cấp. Công lao này, là “thi công” của Hữu Thỉnh.

 

Với Nguyên Ngọc và Văn đoàn Độc lập, vấn đề còn nguyên. Làm gì với tự do đã giành lại sau khai trừ rồi ly khai? Làm gì với mục đích độc lập tách rời ra khỏi Hội? Ra khơi, lên đường, hay lo ngại “phạm pháp” sẽ khiến nhòa nhòa trong vận hành của hệ thống? Tháng 5-1954, hai chữ “Độc lập” thét vang trong lồng ngực của năm mươi ngàn binh sĩ chiến thắng trận Điên Biên, để cuối cùng là một nền độc lập hà khắc trong toàn trị. Tháng 5-2015, “vì một nền văn học Việt Nam tự do, nhân bản” in đậm trên trang web của Văn đoàn Độc lập. Công chúng trông chờ câu trả lời. 

 

 

Trần Vũ

13 tháng 5-2015

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33831)
R ồi cũng đến lúc không còn để nói câu tiên tri nở trắng cánh phù dung rồi cũng đến lúc không còn để đợi khúc tình xa rớt lại giữa lưng chừng
22 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33551)
B ạn tôi dậy cho tôi viết ca khúc Sau 3 tuần bắt tôi viết 8 tiểu đoạn Tôi ghi note cho từng tiểu đoạn Tất cả đều không có gì sai Bạn dạo những note kia bằng dương cầm Tôi nghe những âm thanh là lạ Bạn nói với tôi  Cái này không phải nhạc Hiền ơi…
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31726)
MKDSNM được phát hành vào một thời điểm rất ý nghĩa, ngay sau Hội nghị Thượng Đỉnh Mekong II / MRC Summit II vừa diễn ra tại Thành Phố Sài Gòn ngày 5 tháng 4, 2014. Hội nghị này đã được giới quan sát quốc tế và các nhà hoạt động môi sinh đánh giá như một thất bại về phía Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ sự phát triển bền vững hệ sinh thái Sông Mekong, và ĐBSCL, cũng là mạch sống của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực.
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 36231)
K hi về đã lạnh vườn xưa Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi Giờ em heo hút phương trời Biết chăng đây có một người nhớ thương
19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34572)
Q ua một loạt truyện gởi đến độc giả Hợp Lưu gần như liêu trai và siêu thực, Uyên Lê tâm sự: “ Em chỉ thích viết về quê hương này, về Việt nam, có những điều đẹp như hoang đường ... Chỉ có yêu thật lòng người ta mới thấy cái đẹp của người mình yêu. Em viết về Phan Thiết và nước mắm rất nhiều, em cho đó là cái đẹp và tình! Em cũng viết nhiều về Huế… em không biết HL có thích chất tự tình quê hương đó của em không…” Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc một bài viết về Phan Thiết của tác giả Uyên Lê.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37185)
C hỉ còn một góc phố Và một ngã tư chơ vơ không người chờ đợi Em đi qua hôm nào anh đâu biết Một nửa tình buồn lạc nhịp ngoài đêm
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32145)
Đ ồng hồ cũng dừng lại đối với những người phải bỏ nước ra đi, sau khi ông Trần Mai Hạnh và bạn bè của ông vào Sài Gòn. Họ ra đi từng đợt: đợt di tản, đợt thuyền nhân, đợt đoàn tụ gia đình, đợt H.Ọ Mỗi đợt ra đi mang theo một loại quê hương, và trong hoài niệm, không ai muốn thay đổi hình ảnh thân yêu ấy. Bạn bè, nhà cửa, phố xá, tên đường tên đất, cả đến ngôn ngữ trao đổi thường ngày...giống như một cuốn phim đột ngột bị đứt, ngưng lại, thành tĩnh vật.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37638)
T hế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34568)
T ôi mãi bước trên con đường uốn cong chữ S móc nhau nối xích lại gần để biến dạng một hình lưỡi câu đu đưa trước cuống họng khát giữa tiếng rền than
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35120)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.