- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LÀM GÌ VỚI TỰ DO GIÀNH LẠI ?

13 Tháng Năm 20155:54 CH(Xem: 30888)

 
TranVu 1


Sau thất trận, dân chúng trong Nam đột ngột khám phá những công cụ kiểm soát của một chính quyền độc tài: hộ khẩu, công an khu vực, công an phường, Viện Kiểm sát Nhân dân và Hội Nhà văn Chiến thắng... Gọi Hội Nhà văn Chiến thắng vì là một thực tế, vì những nhà văn phía bại trận bị vây bắt tập trung. Trước 75 miền Nam là đất của nhật trình, nguyệt san và tiểu thuyết. Các quầy sách rộ hoa, các hiệu sách và nhà sách cho thuê truyện phát đạt. Chưa thời kỳ nào dân Nam ham đọc sách như vậy. Không duy nhất khai trí tiến đức, tường lãm, mà còn là một say mê văn chương. Sau “truy quét”, là cảnh tượng một bãi tha ma tiêu điều. Trên bia mộ của nền văn học vừa bị chôn, xuất hiện những Chiến Đấu Trên Mặt Đường của Xuân Thiều, Những Tiếng Hát Hậu Phương của Bùi Hiển, Ngọn Tầm Vông của Đoàn Giỏi, Phía Trước Là Mặt Trận của Hữu Mai, Trước Giờ Nổ Súng của Phan Tứ, Cửa Ngõ Mặt Trận của Triệu Bôn, Hai Ông Già Ở Đồng Tháp Mười của Nguyễn Khải... như một thứ vàng mã.

Hàng mã, vì thứ tiểu thuyết ấy không thật, chúng được viết ra theo tiêu chí phục vụ tập thể, trong khung thép của Tuyên giáo. Một thời kỳ dài Hội say sưa tuyên truyền kỳ tích “giải phóng” mà không màng đến việc dân chúng tẩy chay sách quốc doanh. Bao cấp, nên bất cần đọc giả.

 

Đến Glasnost, Nguyên Ngọc hiểu rõ vì sao Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài, Những Ngọn Gió Hua-Tát của Nguyễn Huy Thiệp, Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, Ác Mộng của Ngô Ngọc Bội, Những Mảnh Đời Đen Trắng của Nguyễn Quang Lập, Đi Về Nơi Hoang Dã của Nhật Tuấn... được đón nhận. Báo Văn Nghệ được giành giật như thịt nạc, của một dân tộc thiếu chất đạm. Vì văn chương thật  phải mang da thịt của con người, bằng suy nghĩ thật của nhà văn. Không thể vĩnh viễn làm một nền văn chương minh họa cho những khẩu lệnh của Tuyên giáo. Nhưng Nguyên Ngọc không trụ được lâu và các nhà văn bị trói giật cánh khủyu trở lại, đến khi thả ra, tâm trí đã rã rời. Không ai còn đọc báo Văn nghệ nữa, Văn học Đổi Mới đắp bằng thịt nạc đã ôi.

 

Nhiều thập niên sau, tuy muộn màng, nhiều nhà văn ý thức không thể tiếp tục với Hội. Vì Hội đồng nghĩa hạn chế, kiểm soát và chỉ đạo; những “tiêu cực” mà Phan Khôi đã thẳng thừng phê phán trong “Phê bình Lãnh đạo Văn nghệ” thời Nhân văn Giai phẩm. Nhìn vào đường hướng công bố của Văn đoàn Độc lập, “muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản", chỉ có thể hiểu: Hội Nhà văn Chiến thắng thiếu tự do, không đủ nhân bản và rao truyền văn chương giả. Lý do ra đời, chính đáng.

 

Văn học Pháp cho nhiều tấm gương. Một George Sand khi đau ốm được Pháp hoàng triệu vời vào cung, ban thưởng cho sự nghiệp trước tác đồ sộ, đã thẳng thừng từ chối. Thông điệp của Sand cho những người viết tiểu thuyết mai hậu vô cùng rõ: Không chung chạ với quyền lực. Một Michel Tournier định nghĩa chức năng của nhà văn là “nhóm lên những lò lửa của suy nghĩ, phản đối, đặt lại câu hỏi về sự ngự trị mặc nhiên của quyền lực." Một Camus, trong diễn từ Nobel 1957, xác quyết “Sự cao quý của nghề văn luôn bắt rễ trong hai dấn thân khó khăn: Khước từ gian dối với chính bản thân và kháng cự lại sự đàn áp.” Một Montesquieu kêu gọi bảo vệ những giá trị của tự do, sự thật và danh dự... Bên cạnh, tấm gương Phan Khôi và Nhất Linh vẫn sáng.

 

Nguyễn Hữu Thỉnh, bút hiệu Vũ Hữu, tên ông không sáng. Vì ông không có văn tài, cũng chưa là một tiếng thơ thời đại, ông lừng danh vì làm quan thâm niên kế thừa tận tụy di sản của Tố hữu. Bằng khai trừ các thành viên của Văn đoàn Độc lập, ông vô tình cấp khai sinh chính thức cho một văn đoàn còn bán chính thức. Giống “vượt biên đăng ký” hai năm 78-79, công an thu vàng nhưng vẫn là phản quốc và phải ra khơi thầm lặng. Nay, Văn đoàn Độc lập đã có một nhãn hiệu cầu chứng “Không Cung đình”, “Không Nửa Vời”, “Không hội viên”, do chính tay ông cấp. Công lao này, là “thi công” của Hữu Thỉnh.

 

Với Nguyên Ngọc và Văn đoàn Độc lập, vấn đề còn nguyên. Làm gì với tự do đã giành lại sau khai trừ rồi ly khai? Làm gì với mục đích độc lập tách rời ra khỏi Hội? Ra khơi, lên đường, hay lo ngại “phạm pháp” sẽ khiến nhòa nhòa trong vận hành của hệ thống? Tháng 5-1954, hai chữ “Độc lập” thét vang trong lồng ngực của năm mươi ngàn binh sĩ chiến thắng trận Điên Biên, để cuối cùng là một nền độc lập hà khắc trong toàn trị. Tháng 5-2015, “vì một nền văn học Việt Nam tự do, nhân bản” in đậm trên trang web của Văn đoàn Độc lập. Công chúng trông chờ câu trả lời. 

 

 

Trần Vũ

13 tháng 5-2015

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106090)
LTS : Nguyễn Thi Quyên, hiện là Nghiên cứu sinh ngành Văn học so sánh tại Đại học Strasbourg, Cộng Hòa Pháp. Câu chuyện về Trương Chi đã được tác giả viết trong một đêm mưa như gửi tiếng lòng về với quê hương xa xôi.Tạp chí Hợp Lưu trân trọng giới thiệu “Trương Chi” đến cùng quí độc giả và văn hữu khắp nơi. Tạp Chí Hợp Lưu
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105662)
P l ease help us to secure the immediate and unconditional release of Viet Khang
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 127644)
l à ngày em không còn nghĩ về anh nữa sự tự tin của anh không đủ giữ gìn những kí ức về nhau
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 41556)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 95081)
Q uốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ cổ nhất hiện nay chúng ta còn giữ được. Trước nay, tập thơ này luôn được các nhà nghiên cứu coi là tư liệu đặc biệt quý hiếm để nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam thời Cổ- Trung đại, cụ thể là ngôn ngữ thơ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Đã có nhiều bản phiên âm chú thích của nhiều thế hệ học giả trong hơn năm mươi năm qua về văn bản này, cũng đã có nhiều bài viết và một số ít chuyên luận nghiên cứu riêng biệt về nguồn ngữ liệu phong phú này. Bài viết sẽ tiến hành khảo sát một số trường hợp trong ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 90323)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 104036)
C on tàu lùi lũi rời thành phố giữa lúc từng cơn mưa bụi gối lên nhau mê mải, những cung đường lồng lộng mở ra trước mắt. Phía sau lưng, thành phố đông đúc và ẩm ướt khuất dần. Ngày ra mắt họ hàng, anh cũng đưa chị về trên chuyến tàu như thế. Cũng một ngày mưa bụi gối lên nhau.
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 93933)
AUSTIN, Texas (VAHF) -- Vietnam Center thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock vừa thông báo một tin vui cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF). Đó là, trung tâm này vừa nhận được ngân khoản tài trợ 144,120 Mỹ kim từ Ủy Ban Xuất Bản Sử liệu và Tài liệu Quốc Gia (National Historical Publications and Records Commission – NHPRC) để giúp trung tâm hoàn tất việc vi tính hoá (digitize) trên 200,000 trang tài liệu để đưa lên Thư viện Điện tử Quốc gia bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, mà hội VAHF đã và đang hợp tác với Việt Nam Center từ năm 2005.
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 113995)
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 104011)
A nh đã lớn lên với những bát phở ở Hanoi, sau khi đất nước chia đôi, anh lại trưởng thành với những bát phở ở Saigon. Anh ăn phở gần như hàng ngày, tại những quán phở có tên tuổi như Tàu Bay, 79, Tương Lai, phở Hòa, Hòa Cựu... hay những xe phở đầu đường không ai cần nhớ tên và cũng chỉ gọi bằng những biệt danh, như các gánh phở ngày xưa.