- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Vũ Thanh và trường thiên tiểu thuyết võ hiệp lịch sử Việt Nam: TÂY SƠN TAM KIỆT.

22 Tháng Ba 20154:02 SA(Xem: 28637)
EnLiengChanMay-VuThanh







T
ác giả Vũ Thanh tên thật là Võ Thanh Quang, sinh năm 1956 tại Tân Hội - Phước Hưng- Tuy Phước - Bình Định. Đang định cư tại tiểu bang Florida - Hoa Kỳ.

            Theo cách nói khiêm nhường của tác giả thì ông là một nhạc sĩ, thi sĩ và văn sĩ không chuyên, mang tính tài tử và cống hiến. Tuy vậy, những nhạc phẩm của ông đã được chính con trai ông là nam ca sĩ Quốc Khanh trình bày, cũng như Trường thi Hòn Vọng Phu với 2.466 câu thơ lục bát của ông được nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2012, đã gây nhiều bất ngờ thú vị cho giới yêu thơ, nhạc. Và một lần nữa chúng ta sẽ hết sức kinh ngạc khi tác phẩm tiểu thuyết đồ sộ Tây Sơn Tam Kiệt của ông được nhà xuất bản Trẻ bắt đầu phát hành, dự trù sẽ dài tổng cộng gần 5.000 trang.    

                Tây Sơn Tam Kiệt của Vũ Thanh là bộ trường thiên tiểu thuyết võ hiệp lịch sử  gồm ba phần: Phần một: Én Liệng Truông Mây (1738 - 1770). Phần hai: Nhất Thống Sơn Hà (1770 - 1792). Phần ba: Gia Định Tam Hùng (1792 - 1802), kéo dài suốt giai đoạn lịch sử nước nhà từ năm 1738 đến 1802, tức giai đoạn cuối thời Nam – Bắc phân tranh đời Hậu Lê, với Chúa Trịnh Giang ở Đàng Ngoài, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, rồi nhà Tây Sơn thống nhất đất nước cho đến khi Gia Long lên ngôi.

Trong phần Lời Mở Đầu, tác giả đã viết:

           "...Khoảng thời gian hơn sáu mươi năm đó, tuy rất ngắn ngủi trong dòng lịch sử bốn ngàn năm, nhưng lại là một giai đoạn lịch sử oai hùng và sáng chói nhất của dân tộc, đưa tên tuổi của nước Đại Việt vang khắp năm châu. Và vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ đã được liệt vào hàng vĩ nhân, một danh tướng bậc nhất của nhân loại, một vị tướng bách chiến bách thắng, chưa một lần chiến bại, do đó mà trong bài trống trận Tây Sơn không có hồi trống thu quân và cũng do đó mà nhân gian truyền tụng hai câu thơ:

Cổ kim bách thắng Long Nhương Tướng

Nhất thống sơn hà Bắc Bình Vương

           Dù vậy cũng không thể phủ nhận đó là một giai đoạn bi thương nhất của dân tộc và có không ít những sự kiện cũng như những vị anh hùng bị gạt bỏ ra ngoài dòng chảy lịch sử nước nhà.

           Một trong những vị anh hùng bị lãng quên trong lịch sử đó là chú Lía, người hiệp sĩ đã lãnh đạo cuộc đấu tranh của những người nghèo khó chống lại sự thối nát, bóc lột, bất công, quan quyền của triều đình Chúa Nguyễn. Ngày nay, cuộc đấu tranh oai hùng ấy chỉ còn được lưu qua lại hai câu thơ đầy thương cảm:

Chiều chiều én liệng Truông Mây

Cảm thương chú Lía bị vây trong thành

và một bài "Vè Chàng Lía” mà dân chúng yêu thương đã lén lút truyền miệng nhau..."

Cuối lời mở đầu, tác giả tâm sự:

                "Là người con của quên hương Bình Định đang lưu lạc xứ người, giở lại trang sử xưa, chúng tôi mong mỏi xới tìm những viên ngọc bỏ sót đã bị vùi lấp, đánh bóng lên, trả ánh sáng huy hoàng xưa cho họ. Việc làm này vừa như để vơi đi niềm trắc ẩn, vừa như để mua vui cho độc giả, nhất là lớp độc giả trẻ của nước nhà".

                Bằng cả tấm lòng, bằng một văn phong dung hợp giữa đông - tây, kim - cổ, tạo nên nét đặc thù, phù hợp với phong cách và tâm hồn Việt. Bằng sự dày công sưu tầm và nghiên cứu. Và bằng một bút pháp linh họat, Vũ Thanh đã vẽ lại trước mắt chúng ta một bức tranh sống động bối cảnh một giai đoạn lịch sử Đại Việt, vạch trần và tiêu diệt những âm mưu xâm lấn của ngoại bang, những cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bất công của giai cấp lãnh đạo hai phủ chúa Trịnh - Nguyễn của những chàng Hiệp sĩ Việt và của những người dân đen cùng khổ nhưng bất khuất, dẫn đến việc thống nhất nước nhà sau hơn hai trăm năm chia cắt.

                Qua ngòi bút của Vũ Thanh, chúng ta sẽ tìm thấy ở đây những tinh hoa và nét đặc thù của võ thuật Đại Việt qua những trận đấu võ kinh thiên của các hiệp sĩ Việt với các cao thủ Thiếu Lâm Trung Hoa, những võ sĩ cung đình Xiêm La, và các kiếm khách xứ Phù Tang - Nhật Bản. Tác giả còn cho ta tìm thấy những thủ đoạn chính trị, những mưu lược quân sự của người xưa mà cho đến nay vẫn còn là những bài học qúi giá. Chúng ta cũng tìm thấy những huyền thoại nước nhà được sống lại một cách hào hùng xuyên suốt tác phẩm.

                Nhưng theo tôi, có lẽ điểm đặc biệt nhất, rõ nét nhất trong ngòi bút của Vũ Thanh là cách xây dựng những mối tình của trai gái Việt. Cách tỏ bày những yêu, thương, ghét, hận của ông rất Việt, thuần tâm hồn Việt, không pha lẫn với bất kỳ một nền văn hóa tâm linh nào khác, khiến khi đọc đến, chúng ta có ngay một sự cảm thông hết sức sâu sắc và tâm đắc. 

           Để bắt đầu cho bộ trường thiên, hôm nay chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc phần một của trường thiên tiểu thuyết Tây Sơn Tam Kiệt - tức: ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY, do nhà xuất bản Trẻ Sài Gòn phát hành.

Tác phẩm gồm 4 cuốn, tổng cộng 1.800 trang

Cuốn 1: Truyền quốc Ô Long Đao.

Cuốn 2: Trấn Biên thành nổi sóng

Cuốn 3: Những mảnh tình oan trái

Cuốn 4: Cờ nghĩa rợp Truông Mây

           ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY được khởi đầu từ âm mưu bá chiếm Cù Lao Phố - Trấn Biên (Biên Hòa) của một thương nhân người Phúc Kiến là Lý Văn Quang, với cuộc tranh đoạt đẫm máu thanh Ô Long Đao huyền thoại nước nhà, tạo nên những ân oán tình thù đẫm máu và nước mắt, cho đến khi cuộc khởi nghĩa Truông Mây của Chàng Lía bị dập tắt vì một sự phản bội đau lòng.

           Với cá nhân tôi, trường thiên tiểu thuyết võ hiệp lịch sử TÂY SƠN TAM KIỆT của tác giả Vũ Thanh là một vì sao, tuy mới mọc nhưng sẽ chói sáng trên nền trời văn học Việt Nam bởi giá trị lịch sử, giáo dục và văn học, được biểu hiện qua tính cách độc lập, mang bản sắc tâm linh đặc thù, thuần Việt của nó.

           Mời qúy độc giả tìm đọc để tự mình kiểm chứng.

           Trân trọng giới thiệu.  

 

BÁT VŨ

 

*** Sách có bán tại các cửa hàng chi nhánh của nhà sách Tự Lực California - Hoa Kỳ, hoặc order tại www.tuluc.com .

Mua sách online tại  AMAZON.COM

Bộ 4 cuốn, giá $60.00 USD.

Muốn mua sách với chữ ký tác giả xin liên hệ:  Vũ Thanh - 954-684-1875

Email:  thanhquang57@gmail.com  hoặc:  https://www.facebook.com/vuthanh2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 65890)
Đ àn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 54405)
N guyễn Phi Khanh sinh năm 1355 và mất năm 1428[1] (có thuyết nói ông sinh năm 1336, mất năm 1408[2]), quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây (có thuyết nói ông còn có quê thứ hai ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương). Ông tên thật là Nguyễn Ứng Long, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ tướng. Nhưng ông lại là người say mê văn chương...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 63551)
Tôi chìm vào một giấc mơ, giấc mơ có những sợi dây bé xíu đan vào nhau thành những mắt lưới. Tôi đi tìm một thế giới, nỗi đau oán thù bị xóa bỏ, chỉ còn tôi với thế giới ấy.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 60258)
B ài này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều người là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị em này nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn nhân dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn lịch sử có quá nhiều góc tối hay góc khuất, luôn cả oan khuất và cũng nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 ...
06 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 70381)
Bây giờ đã bước sang một ngày khác một ngày như và không như mọi ngày không còn nợ nần nào để tính sổ không còn niềm vui nào để cho đi hay giữ lại nỗi buồn...
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 93659)
Cuộc Họp Báo Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền - 10/12/2012
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 91100)
S au hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 94977)
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này. Người cho rằng anh em họ Ngô không còn biết lý lẽ [no longer be rational] nữa trước áp lực Mỹ. (1) Người cho rằng họ Ngô chỉ muốn blackmail hay chơi một ván bài poker với Mỹ. (2) Người cho rằng họ Ngô thực sự muốn nói chuyện với miền Bắc, (3) và nếu không có cuộc đảo chính 1/11/1963, Cộng Sản đã chiếm miền Nam vào cuối năm 1963.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 93600)
Cuối năm 1961, đầu năm 1962, các viên chức VNCH liên tục thúc dục Pháp can thiệp và yểm trợ. Ngày 21/12/1961, Đại sứ Phạm Khắc Hy gửi thư cho Charles Lucet, ngỏ ý muốn liên lạc với Pháp. Hơn nửa tháng sau, ngày 7/1/1962, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu gặp đại diện Pháp, xác nhận ý muốn liên lạc. Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc Hội, cũng tiết lộ với giới ngoại giao Pháp ở Sài Gòn là Nhu muốn Pháp tái khẳng định lập trường, vì Sài Gòn có cảm tưởng Paris đang nghiêng dần về phía Hà Nội.( 152)
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 98995)
Phần II II. NHỮNG THẾ LỰC CHI PHỐI BÊN NGOÀI: Chính sách hòa hoãn Mỹ-Nga, cộng với sự va chạm cá nhân với các viên chức Mỹ, cũng khiến họ Ngô tìm cách nới rộng hơn sự kềm tỏa của Mỹ. Phong trào chính trị đang lên trong thời điểm này là phi-liên-kết, và trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga, do Pháp và India đi hàng đầu. Ngoài ra, Trung Cộng thường tuyên bố theo đuổi chính sách “sống chung hòa bình” [peaceful co-existence], trong khi Mao đưa ra “thuyết” Thế Giới Thứ Ba, tức thế giới của các nước nghèo và cách mạng giải phóng khỏi ảnh hưởng các cường quốc.