- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

15 Đoạn Lục Bát

12 Tháng Giêng 20153:10 SA(Xem: 33296)
ND8
Tranh Nghiêu Đề

 


1.         
  

Mai sau khâm liệm nụ cười

người theo cổ mộ chẳng cười trần gian

huơ bàn tay nắm nửa gang

nửa hụp lặn giữa thế gian lầm bầm

 

bài thơ phạm húy bặt âm

sợ mai sau chẳng kịp cầm bàn tay

 

2.           

Mùa theo cánh lá rụng rơi

dăm câu thơ vuốt ngực bồi hồi đau

dòng sông chảy ngược mùa sau

dăm ba cái lá làu nhàu rồi đi

 

ngày trẫm mình giữa man di

thôi rồi thơ rụng hoài nghi qua mình

 

3.           

Rằm nay trở dạ lâm bồn

giữa Ngự Hà chảy hoang hồng một trăng

trời đông trổ giữa hoa ngàn

ngàn lau lách nở vô vàn, trắng phau

 

4.           

Chiều ni phố bỗng tồng ngồng

đường lấc cấc gọi nghênh ngông ngồi nhìn

người người dột bóng lặng thinh

một cơn mưa ngớt rộng rinh phố về

 

5.           

Nghe con nước chảy oằn oèo

bàn chân khô nẻ hai chiều ngược xuôi

oăng oẳng chó khóc lại cười

đường quanh co lại mếu cười quanh co

 

người đâu ngoài ngõ dật dờ

nửa đêm cất tiếng ngật ngờ lao xao

một cành sung oặt xuống ao

níu cơn nước chảy lao xao góc nhà

 

6.           

Trần gian vẽ một vòng tròn

tôi ngồi vẽ một vòng tròn chính tôi

chợt im trăng ngậm hải hồi

một câu thơ khuyết giữa trời tìm nhau

 

bến trời đỏ ửng một đầu

một đầu khuyết rạn níu màu trần gian

 

7.           

Câu thơ hành xác đợi chờ

tiếng chuông rụng giữa nghi ngờ của nhau

ngày hành khất thấy chiêm bao

chợt mừng rỡ chợt hanh hao mắt mình

 

hóa ra con gió rộng thinh

đi về thật nhẹ chẳng hành tội nhau

tại vì một mắt vẫn đau

tại vì con gió làm hanh hao mình

 

8.           

Đem vần lục bát ra phơi

Ai ngờ mưa tới thơ trôi mất rồi
Còn đọng lại chỉ chút thôi
Thơ đôi câu vẫn buộc rời trước sau

 

Mênh mang thơ lội âu sầu
Quành qua sông rộng về sâu rẻo buồn
Ai ngờ lắm hạt mưa tuôn
Nửa con mắt đỏ buông tuồng nhìn thơ

 

Cúi đi ! nhặt chữ i tờ
Cúi đi !nhặt lại kẻo hờ hững trôi

 

9.           

Sớm tinh mơ giữa con đường

một cơn gió trải phố phường vắng heo

ngày phơi xác nắng bèo nhèo

từng con chữ cứ ọp èo vướng nhau

 

mùa này đợi mãi mùa sau

nằm chờ con nước ngả màu vàng thu

ai ngờ nước vẫn đục mù

câu thơ trở chứng thũng phù thật đau

 

10.   

Ước chi được chú Cuội buồn

nằm mà đủng đỉnh ngó nguồn trăng chơi
tha hồ nói dối người ơi
trăng rơi trăng rớt ới ời biết đâu

 

thì ta đổ lỗi cho nhau
đến khi trăng rớt bạc phau đến già
cõng nhau té giữa thiên hà
níu tay hỏi với: gốc đa đâu rồi

 

chị Hằng thỏ thẻ nỉ nôi
đa bị bức tử từ xa xôi rồi
Cuội cười: nói dối mà chơi
cây đa còn nửa hình hời ở trên

 

nhìn theo Cuội hắn đọc tên
tôi là thằng Cuội triền miên nỗi buồn
nhéo tay một cái hết hồn
mình không là Cuội vẫn buồn chiêm bao

 

gió kêu khản tiếng ai gào
về trong nước đục giọt nào vừa lưu

mai về vỗ cát trầm tư
cởi thanh y giữa nắng mưa tẩy trần

 

11.

Ta chào nhau một tiếng cười

để mai sau đặng mỉm cười bình minh
ta mời thêm nụ cười mình
để mai sau tặng phù sinh cuộc người

 

nghiêng vai sải níu bến trời
phù sinh ở giữa nụ cười hai bên
đông nghe lá đổ cuối thềm
màu diệp lục trắng lê thê tang mùa

điều gì nghi kỵ vừa qua
ngày đi hối hả quên chưa kịp chào

12.

Quàng tay nhặt vội giấc mơ

chiêm bao nằm ngó dật dờ hôm qua
cõng trên vai một thiên hà
dăm trăm năm lẻ mưa sa mộ dòng

 

mối nằm ùn đụn đất dông
dấm dai dấm dẳng ngày đông mục mằn
tò vò tìm chốn xa xăm
phía tây một tổ nằm chênh vênh chờ

bên ni bên nớ chơ hơ
mưa sa dòng đục ngó ngơ mục rồi

13.

Bỗng dưng phố muốn hồn nhiên

trời hương sắc bỗng mây thiền buồn tênh
thì ra nỗi nhớ tênh hênh
hôm ai bỏ mặc từ mênh mông về

 

cỏ yên lặng ngó bốn bề
lả lay gió chẳng thơm kề tóc mai
em đi gió lặng dấu hài
lơ ngơ trễ nãi quên gài bụi trâm

ờ thì có kẻ vờ hâm
nhớ nhung nhung nhớ âm thầm ngó theo
cầm tay chút gió mà reo
ơ em một thuở ta teo tong chờ

hóa ra gió cũng lơ ngơ
hỏi ta còn nhớ bao giờ phố xưa

14.

Chiều trời đánh vỡ chiếc gương

Lóng nga lóng ngóng thấy thương mặt mình
Lật trăm ngã bảy đường kinh
Tụng cầu niệm chút cho mình thảnh thơi

 

Mặt sao nhìn quá trời ơi
Nhăn nhăn trên trán rụng rời mà nghiêng
Mái nhì xuôi ngược con thuyền
Khum khum vòm mái ru nghiêng đựng trời

Hỏi gương xin chút mặt người
Về mà đắp lại mảnh rời khuyết hao.


15.

Đưa tay gác lại mùa đông

gặp mùa gió chướng lật vòng thật lâu
chờ chi nữa gió chác sầu
đổi thay cũng một cái màu ngãi nhân

 

người đem bỏ phố oán ân
người đem bỏ cả ân cần trước sau
sông về đứt đoạn quành đau
trời nêm chặt kín nỗi sầu thế gian

thôi về mua chút muộn màng


Nguyễn Hoàng Anh Thư

Huế, 1.2015

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 97476)
...T hoắt đó họ ngã xuống, họ la làng, ông thầy_ngưng bắn rồi mà sao em chết. Thản nhiên. Cuồng nộ nếu có đã bị dìm vào thinh lặng, cuồng nộ trắng. Cái vô lý dửng dưng của Cao xuân Huy đứng bên cái dằn vặt đớn đau tha thiết của Phan nhật Nam như hai mặt của một đồng tiền... 
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 82627)
" Ở một nơi mà tự do chỉ có thể tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho sự hiện diện của công lí và tình người dường như là vô nghĩa, và để hành động cho những điều tưởng như viển vông này chúng tôi đã chọn xuất bản." (Bùi Chát)
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81718)
...C ó người cho rằng Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng lớn chủ nghĩa siêu thực của Baudelaire.[20] Ông đã thụ lĩnh từ tác giả “Hoa ác” một cảm quan ma quái để đi vào thế giới đau thương, rồi cứ bị thôi miên bởi vẻ đẹp kỳ lạ, kinh dị.[13] Tuy nhiên, theo tôi chúng ta cần lý giải theo chiều hướng khác, dưới góc nhìn của văn học so sánh. Đây chính là hiện tượng tương đồng khi có cùng hoàn cảnh sáng tác trong sáng tạo nghệ thuật...
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 91404)
... C hung quanh tôi là ngôn ngữ Việt, thứ ngôn ngữ hào hùng như những lời ca vang vang trên loa công viên. Sân khấu lộ thiên tỏa sáng [...] Cờ bay, cờ bay, oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu. Cờ bay, cờ bay tung trời ta về với quê hương... [...] Núi đồi Bataan ngàn đời câm lặng, đã mở ra đón những người tỵ nạn xa lạ.
27 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94192)
N hà thơ Bùi Chát, người sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn ở Việt Nam, đã giành được Giải thưởng Tự do Xuất bản năm 2011 “vì lòng can đảm mẫu mực trong việc giữ vững tinh thần tự do xuất bản,” như thông báo của Hiệp hội Quốc tế các nhà Xuất bản (IPA). Chủ tịch IPA, YoungSuk “Y.S.” Chi, chính thức trao giải thưởng năm nay tại một buổi lễ do Hội chợ Sách Buenos Aires lần thứ 37 tổ chức vào ngày 25 tháng Tư năm 2011, như một bộ phận của chương trình Thủ đô Sách Thế giới.
26 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 93597)
LTS : Nhà văn Cao Xuân Huy mất vào mùa Thu 2010, đã có rất nhiều bài viết về anh trên các báo in và báo mạng. Tạp chí Hợp Lưu trong thời gian đó chỉ kịp đăng lời phân ưu. Đến nay, Hợp Lưu 113 số tháng Ba và Tư của năm 2011, chúng tôi xin dành riêng một số trang đặc biệt để đăng những bài viết về anh của văn hữu Hợp Lưu, đồng thời trích đăng một số sáng tác trong hai tác phẩm “Tháng Ba Gãy Súng” và “Vài mẩu chuyện” của Cao Xuân Huy như một nén hương thân kính gởi đến anh thay lời từ biệt. Tạp C hí Hợp Lưu
25 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 98795)
Tin Rome - Bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu là cố vấn của Tổng thống Ngô Đình Diệm thuộc đệ nhất Cộng Hòa tại miền nam Việt Nam, đã qua đời ngày hôm qua tại tư gia ở Ý Đại Lợi.
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 82733)
T in tức về chỗ tàu sẽ vào bốc tưởng rằng rất kín đáo, rất bí mật, chỉ riêng Thủy Quân Lục Chiến biết, hóa ra đã có quá nhiều người biết. Chuyến tàu dành riêng cho tiểu đoàn 4, nhưng khi chúng tôi đến nơi, số người đã đứng đợi sẵn cũng có đến cả vài ngàn, xấp xỉ với số người đang chạy ngược chạy xuôi theo chiếc tàu.
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 188278)
LTS : V ới những trang viết thật ngắn, bằng nét phát hoạ tưởng như vô tình, Hoài Băng gởi đến độc giả một bức tranh, một khúc phim ngắn như vết dao cắt trong lòng người đọc về xã hội Việt Nam ngày nay.( TCHL)
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85442)
LTS : ... Chúng tôi trân trọng gởi đến quí văn hữu và bạn đọc bài viết “Nỗi niềm thế hệ trong ký và tự truyện của Văn học Di dân Việt Nam” của Nguyễn Hạnh Nguyên, một người viết trẻ, sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, nhìn về quá khứ xuyên qua tâm tư của thế hệ sinh trưởng trong thập niên 60 ở miền Nam, từ sau biến cố lịch sử 30 tháng 4 năm 1975. Tạp Chí Hợp Lưu