- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Có Dòng Sông Nào Vừa Chở Huế Đi...Và Những Bài Thơ Khác

01 Tháng Mười Hai 20145:02 CH(Xem: 34167)

Nguyen Hoang Nam - Ngu
Ngủ - ảnh Nguyễn Hoàng Nam


 


Có dòng sông nào vừa chở Huế đi


trên con thuyền nan thật nhẹ
chẳng động tiếng buông mà se tím nỗi buồn
em về vén sợi tà vương
mái thề rét buốt
câu hò nỉ non trên ngọn mắt
run rẩy hầu đồng bóng nước
kẻ xướng người xô
những mái đầu xanh đầu bạc dãi dầu
gió lay lay vần phụ họa
buồn tênh
buồn tênh
mênh mênh mang mang
thuyền nan bến cạn
Phu Văn Lâu thấp thoáng
" đưa câu mái đẩy chạnh lòng "


Có dòng sông nào vừa chở Huế đi
ơ hờ
cơn mưa tạt dầm khua nước
mưa trôi
nước trôi
nỉ nôi
bóng xưa chìm lặn
trầm ngâm đứng đó rêu rong

 

 

Cơn mưa về hơi sớm


Bình minh đã dậy đâu
Nỗi nhớ sa nặng hạt
Thấm vào đất thật sâu


Ừ, thì mưa nỗi nhớ
Cứ tan mau tan mau
Nhớ thành dòng cuộn chảy
Dưới mạch ngầm mà say


Mưa phớt mãi bay bay
Tóc mai cài hạt nhỏ
Giá bình yên như cỏ
Níu ta chút tuổi mềm


Mong gì mà mong nhỉ
Nhớ thầm thì vừa lên
Tách mầm nghe thật nhẹ
Bông huệ mưa vừa hé


Nhớ em và nhớ mưa
Cứ sa hoài nặng mãi
Mưa rả rích đêm nay
Mưa rả rích hết ngày


Dòng dụ ngôn di chuyển trong chiếc lưỡi của cỏ

liếm đồng loang
chỉ còn lại ngày tàn cỏ ướt
người về canh sương
gột nỗi buồn hôm qua còn nằm trên đất

Dòng dụ ngôn di chuyển trong chiếc lưỡi của cỏ
nuốt đôi mắt
ướt mềm
nỗi hoài nghi của loài đóm đêm
cũng vừa biến mất
khi bình minh vừa sáng phía chân trời

Dòng dụ ngôn di chuyển trong chiếc lưỡi của cỏ
vừa nuốt giọt sương vàng
bỏ lại nỗi buồn ở đó
canh đêm

 

 

 

Hình như chúng đeo gọng trong trái tim

Những phiến kính mờ
những hạt mưa mờ
đủ lâu để níu
ngày đi qua chạng vạng
đôi mắt thẫm chưa kịp đuổi sắc lặng màu đêm

Những phiến kính mờ
dày nhanh dần lên
sương lấp chân mày bạc mỏng
một ngón tay chìa vẽ
trái tim nhỏ sau ô cửa khẽ lặng im

Và mưa...mưa...
trong dấu ngoặc kép tôi tự đặt mình
mưa, dòng sông, sóng đang nhảy múa trên bờ
và tôi, như bạn có thể nhìn thấy
trôi ra

 

Chiều trời đánh vỡ chiếc gương

Lóng nga lóng ngóng thấy thương mặt mình
Lật trăm ngã bảy đường kinh
Tụng cầu niệm chút cho mình thảnh thơi

Mặt sao nhìn quá trời ơi
Nhăn nhăn trên trán rụng rời mà nghiêng
Mái nhì xuôi ngược con thuyền
Khum khum vòm mái ru nghiêng đựng trời

Hỏi gương xin chút mặt người
Về mà đắp lại mảnh rời khuyết hao

Bạn muốn in bài thơ

trên trí nhớ
và khâu bằng lề đạo đức
bài thơ phải chiết khấu

năm bảy dòng đầu
cắt
và bài thơ chảy máu
đau
như những sợi len đan nỗi chờ đợi
mà đứt

Bài thơ đến dự
buổi hòa nhạc miễn phí
và chịu khó ngồi nghe những dòng quảng cáo
về sự kiện, vềcông bằng, tin vui chào mừng...đại loại thế
bài thơ ngủ quên
chờ giấc mơ cầu vồng đánh thức
bện trong những sợi len nhiều màu
bài thơ nổi cáu
không thể gỡ lời ú ớ
rối từ những chữ cái i tờ


Người thả câu thơ thành vòng tròn

giữa mùa đông không mang màu sương bóng
xám xanh em
dẫn cơn đau phổ độ
miệt mù giữa xứ nhân gian
em cười với trầm luân và cầu nguyện
giữa đôi tay khép chặt nỗi ngước dời
người thả câu thơ thành nỗi buồn mà ngắm
phố khuyết rong rều
hát điệu gì xa xăm

con đường về nỗi từ biệt hóa câm
đôi mắt còn xanh xám
em
dẫn cơn đau phổ độ
rơi miệt mù giữa xứ mưa


Ngày mất trắng

Phố thức
em và anh cũng nỗi nhớ rêu rong
này con thuyền kia chở tuổi
sao vàng vọt mà mặc ánh trăng ?

Con đường giờ dây trắng
nỗi nghi ngờ rối bện
đâu chịu chảy ngược dòng
mà vòng nỗi nhớ
thu về vàng vọt chín muồi

Đêm cười
chừng như đôi mắt không còn đuôi
đổi mua bán chác
những nhọ nhem tình ái
em lại vét cạn mình mà lọ mọ đếm đo

Em ơi
đêm đã rụng tàn tro
sau dấu chân mày thưa nhạt
em chống chếnh ngờ vực
buốt tàn lạnh quá mùa đông ?


Sự thật

như một gã ma cô
đòi nợ cô gái điếm
rồi cười với gã vé số dạo qua
nó khà khà và ngật ngưỡng xoa
ừ là
sự thật mà
có một điều gì xa thật xa
trong tấm áo choàng

nó lại cười òa
về lũ sâu đo
vừa chết cạnh mép lá
bởi vì quá no
sự thật ngồi co ro
trong góc quán hẻo
lại chờ cô gái điếm mà reo
em là người gieo
sự xóa đói giảm nghèo

sự thật chanh chua pha chế
chẳng phải từ ngẫu nhiên
một cốc nước thật say
của đường hóa học lên men

sự thật xô ngã
những thứ âm thanh - sóng
những gương mặt người - sóng
nhấp nhô
cao thấp
chúng sượt soài một vũng
như là một đêm không trăng sao
thật đẹp của cô gái điếm
để nó được là gã ma cô đòi nợ
và cười giễu gã bán vé số dạo qua

sự thật vừa đi qua
không phải bóng trăng ngà

Tôi đọc ở đâu đó

" Hình dạng cái bóng của nhà thơ?
- Hình chữ S mang chứng thấp khớp mãn tính." *
hôm qua thơ được mát sa giữa cái nắng đường về Đại Nam
thơ mát sa cho nỗi đau
một cách miễn phí
nên thơ nghẹt ứ
ngàn ngàn gương mặt triệu triệu đôi chân
giữa ngã tư ngã năm đường
ùn nhau mà chảy

thơ ước mình được là cổ máy chém
rẹc rẹc ồn ào
sẽ không có tiếng khóc và sự chiêm bao
không có tiếng đe nẹt và hằn học nhau
không có gì nữa cả
thơ cắt nỗi tất tả trên đường
thơ cắt cả mưa tuôn
mà hát

thơ sẽ không buộc cho mình điều gì
ngoài tiếng rêu rao của tên đao phủ
sắc lẹm
thơ sẽ ung dung đi bộ và vẽ vời những ngôn tình trên chiếc lá
mà đòng đưa

 (* trích thơ Lưu Diệu Vân)


Những gương mặt cũ xì

của thơ
vắt giò lên trán mà đọc
ò ó o
tán cả nàng mặt trời buổi sáng
bình minh không thức dậy sau một đêm trác táng nỗi buồn
tiếp tục rót thơ đầy miệng
và lấp liếm
cho những số phận còn đeo bám chiếc đuôi

những gương mặt ầu uôi
xị xuôi mà khề khà tụng
những chiếc bụng rỗng
những đôi mắt rỗng
những đôi tai rỗng

như nếm cuộc đời bằng chiếc lưỡi mù vị

thơ mơ về chiếc bị
của Homer
đựng cuộc chiến thành Troy
đựng những đôi mắt bạo chúa
mà đặt trên ngọn lửa

hôm qua
thơ lại gặp những gương mặt cũ xì
như cái bóng bì của lợn
thơ khóc
đặt năm bảy điều vào một cốc nước lọc
mà uống
kèm với viên thuốc nhức đầu
dùng tạm


Chỉ là một đường mây

rất nhẹ
và nỗi khát khao đã không còn vấn an sự im lặng trên làn môi khô
còn lời thì thầm trên khung cửa
xoay
xoay
thật nhẹ trong cái nắm cầm của gió
có tiếng mầm đêm vừa nhú
trên màu trăng lạnh hơn hôm qua
hình như có sự khởi cầu vừa cất tiếng
rơi trong sự im lặng nghẹt thở
vừa tan

mỏng như một đường mây
rất nhẹ
dăm câu chuyện vu vơ của sóng
chừng nghe tuổi lướt
qua khúc quành sông với một tiếng cười
lặng im


Thơ thách đố


với toán học
nó làm phép cộng trừ yêu và ghét
không nằm trong công thức gạn lọc
thơ vẽ đồ thị bình phương lên chiếc bóng
gieo nỗi buồn lên mỗi bông hoa bồ công anh
rơi trên thảm cỏ xanh
và mắc rối
những câu thơ cuốn sợi
chờ giọt sương trôi

thơ nói thật
bởi thơ đâu có thời gian đâu mà ghen ghét
thơ thương xót trẻ em và muốn tìm câu trả lời
cho bất phương trình không nghiệm
thơ nói bằng tiếng Anh
oh yes
oh no
đúng và sai
rõ ràng như những nét chữ thơ ngây
rõ ràng như thơ đang dát mỏng vầng trăng bạc

và thơ nghe
những con số lặng im thở dài bên ngoài cửa sổ
chúng đang tìm nơi trú ẩn cho sự dối trá của những phương trình


Từ khi thơ

hút cạn biển xanh
trong khung xương của loài hải ngưu hóa thạch
thơ muốn minh bạch
những lằn vạch đầu tiên của chữ cái Latinh
thơ không nhìn ra hình dạng đôi mắt
nhìn chúng như đôi cánh
của loài dơi
và thơ bơi
từ khi sóng xanh không còn quẫy
chúng đang bài tiết
và vẫy vẫy đôi tai
lắng nghe điều gì đấy
từ câu chuyện của những loài nhum biển

thơ vẫn đang thở
ì oạp chờ
giả mã những kí tự vừa bong lóc sau những đêm thức trắng
a i ai, ơ i ơi...
lơi khơi
giữa chợ mà không có một dự báo về giá mới
của đôi mắt

nên giữa đêm khuya khoắt
thơ vẫn thầm nhắc
bao giờ gỡ được đôi mắt
ở phía ngoài xa
trên bộ khung xương hóa thạch của loài hải ngưu đang đứng ?

NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 117011)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91668)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89160)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105724)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89021)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101580)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96613)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89434)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 119004)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105303)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.