- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Giấc Mơ Của Người Đàn Bà… Không Phải Là Bài Thơ

26 Tháng Mười 20144:05 CH(Xem: 34632)
GiaidieuQue-tranh NGUYEN VAN LUU
Giai điệu - Tranh Nguyễn Lưu


Không phải là bài thơ

 

người ta ngâm, ướp và phục hồi hình dạng

của cỏ nơi thiên đường

người ta phết màu xanh

như quả ổi

tròn và bóng láng

và rao bán

thứ lương tâm mang nhãn hiệu ẩm mốc

không thời hạn sử dụng

rồi hát

" quê hương là con diều biếc"

tuổi thơ đã chảy trên đồng

bốc mùi như nỗi buồn để lâu ngày trong vại nước

lên men

rồi người ta chèn

dăm bảy lời dăm bảy chữ vào khuôn ảnh

photoshop cuộc đời

hai mặt

để tiếp tục rong chơi

 

Viết trong chiều chúa nhật

 

Chúng ta đang sợ điều phiền toái, kiểu như mùa thu ăn quịt chiếc lá vàng

rồi ngô nghê dạo bước

Chúng ta đang tò mò về lớp thời gian tiểu học

rồi lững chững bước lại như mình đang soi chiếc gương thần

Chúng ta đang ngụy biện cho lòng kiên nhẫn,

rằng nó sẽ phớt đi trong một ngày mới đi qua

Chúng ta chưa tập đón nhận sự phản kháng

và lí luận từ những chiếc thìa uống canh trong những bữa cơm trưa

Chúng ta, đôi lúc thẳng thừng với cả chiếc thuyền đang gần bị lật úp, khi cánh buồm ước mơ đã bị gió xé nát te tua

và chúng ta quơ quào mọi thứ, như đánh bắt cả lũ cá non chưa kịp thở khi mới ra đời

Chúng ta mở cửa và chờ đợi luồng gió mát, ngọn gió nồm mùa hạ

mà quên khép cánh cửa ngược hướng từ phía bên kia

 

Chúng ta thân thiện với những cám dỗ

để sợ cái chết trôi vèo như chiếc lá chưa kịp vàng

Chúng ta muốn nói về niềm vui

nhưng thường tâm sự về nỗi buồn, để mong chúng mới hơn ngày hôm qua

 

Mỗi ngày chúng ta muốn

những đôi môi nuốt từng từ

và chúng ta muốn

chạm vào nỗi đau để thấy niềm tin

 

Nỗi sợ hãi của loài thú hoang

 

Chúng tôi đã lo sợ như thể

Mặt đất đã không còn bóng cây thưa

Mưa - đông - chớp - lốc

Nỗi lo âu điền vào không khí đen màu

Cuộc sống như làn hơi đè nén

Và di chuyển, bơi, hít vào lồng ngực

Ngạt hơi tràn sợ hãi há hốc tai

 

Loài thú hoang sợ ngày qua nhàn rỗi

Còn loài người sợ mất việc làm

Kẹt xe - chen lấn - xô bồ

(chẳng bù một chút với loài thú hoang ấy nhỉ)

Và loài người sợ vỡ sông ngân

Ngập tràn nỗi nợ nần trần gian vô hóa giải

Tình yêu nồng cháy sợ hãi

nỗi mặc cảm trơ dòng

 

Và chúng ta sợ như loài thú hoang hết đường về rừng xưa ngày đó

Sợ những thứ rơi ảo giác

Sợ cuồng phong giận dữ không nhận ra cõi sống đang về

Chúng ta sợ mất nguồn kết nối

Sợi giao cảm không bắt nhịp nỗi nhớ về mạch trái tim

Sợ cả nền văn minh mà chúng ta đang rơi ảo giác

Gẫy nhiễu cả chặng dừng

loài thú hoang ngơ ngẩn

tìm hoài vọng màu xanh

 

Một thế giới tinh khiết từ thực tế

Một ảo vọng tràn về

Loài thú hoang muốn mở mắt của bạn thức dậy từ ngày hôn mê...

 

 

Lời thách thức của những chiếc búa

 

Lưỡi búa vẫn vẹn nguyên từ kỉ nguyên Phấn Trắng

Đã có những bàn tay con người vượn đục đẽo tìm sự văn minh

Trẻ con ở phương Tây rất mê chiếc búa Socola của Thần Sấm

Khi người lớn chưa dẫn chúng đi chơi vào dịp lễ

Điều thú vị đã ở trong những căn bếp ấm cúng với nhiều thức ăn

ngon mắt

Còn đám trẻ con nhà nghèo ở quê tôi vùng biển chỉ biết nghịch cát và

vui đùa cùng những bông hoa mặt trời sắc nhọn rỉ máu ra tay

Chiếc búa của Thiên Lôi cứ chớp liên hồi

Ngắt quãng cả một dòng thâm u trong những nếp nhăn trên trán

con người

Họ chưa và chẳng nghĩ ra được sự công bằng tuyệt đối

Trên những nhát chặt đẽo của người thợ rừng lành nghề cũng chỉ là

tương đối

Trên những phiên tòa chật cứng những tội lỗi

Sẽ còn nỗi xót xa ai oán khi chiếc búa của thẩm phán bị xê xích bởi dư

luận và sự ngụy biện tinh ranh

Sự ngụy biện bị che đậy bằng những lòng lang đội lốt

Sự ranh mãnh hiểm ác ấy đâu biết con linh miêu mắt trong suốt nhìn

xuyên từng uẩn khúc gấp hằn lên hàng hàng thiên niên kỉ

Nó sẽ mang sức mạnh hồi sinh

Những con người trong hàng ngàn nấm mộ hiu hắt trên những nghĩa

trang, trên những ụ sâu của rừng thiêng sông suối

Những lời rì rầm sẽ cứ vọng mãi... vọng ngân

Như những bài Thánh ca - như tiếng chuông nguyện cầu

Sâu tựa ánh từ bi của ngài Quán Thế Âm

Vọng vang những điều tưởng như là cuộc đời vô thường nhưng

bất diệt

Những linh hồn còn sống

Họ đang sống với chúng ta

Cũng biết vui buồn hờn giận..., còn nhiều vất vưởng những oan khiên

mang nặng trong những phận mỏng tựa làn hơi

Nhưng họ đã trải qua những phong ba

Còn con người - đang đối diện từng giây với những hỉ nộ ái ố, với

những lời nói và hành động của cõi sống

Đang hy vọng có những cây búa thần thánh trong những phiên tòa

Và con người vẫn còn niềm tin vào tâm linh bí ẩn.

 

Giấc mơ của người đàn bà

 

đựng trong chiếc thúng

lưng gạo lửng lọt vào tấm mồ hôi

giấc mơ người đàn bà mồ côi

không có chỗ cho những bông hoa tháng mười rực nắng

là cơn mưa vắt đầy trên mảnh áo tơi

người đàn bà đem cái cực nhọc vắt giữa trời mà gối

nhìn con cò đi qua câu ca dao

chẳng trút được nỗi đau nơi máng xối

giấc mơ lợp những lá tro mà bện rối

mà khắng khít thủy chung

người đàn bà đi qua muôn trùng

cuộn trong những bó củi tre đầy gai góc

mà nhóm bếp

lửa đượm giữa đồng không vào mùa trỉa hạt

tấm áo tơi cùn phất phơ gió rát

mong được ủ ấm con thơ

người đàn bà mơ

giấc mơ mây mẩy nở

trong hơi thở con khỏa đầy phận vắng

và hỏi nắng :

bao giờ thì chín vại tương cà?

 

NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78317)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100334)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81266)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192220)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84766)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114734)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84751)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96358)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92812)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100376)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.