- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Chẳng Có Gì Ngoài Mưa

24 Tháng Mười 20146:36 CH(Xem: 34329)
PhamHoaiNam 10
Ảnh Phạm Hoài Nam


Chẳng có gì ngoài mưa

.

.

.

.

có sự im lặng bên bậc cửa

nỗi buồn đang bị tru di ở đó

giấc ngủ thiếu chừng vừa kịp thở

em nghĩ gì xa xôi

có điều gì đó lấp lánh

cuộc sống lặng như sương đêm

và em biết

mưa đang nhạo báng môi mềm

cười khanh khách trong câm lặng

và em bảo

đó là cách mà giọt mưa giông giống nước mắt mà không có nỗi đau

em chẳng biết giấu đôi mắt vào đâu

giữa ngày buột rời nhau

như chiếc dây đồng hồ vừa tháo

chẳng có gì ngoài mưa

và giấc ngủ thiếu còn điều gì câm lặng

em tuột rơi nỗi nhớ

nghĩ gì mà xa xôi

 

Một đêm... mưa mùa đông

 

Không gian rộng lớn của siêu cảm giác

...được làm đầy với đêm tối

Nàng Thơ... như một sự sùng bái ảo giác

Đó là mỗi giọt mưa

nó tuyệt vời như lời sống bện chặt

Nàng thường đối chất với cảm giác

bối rối, trêu chọc, đề cao hay ngưỡng mộ

như sự run rẩy mây mù

cảm thấy như sắc đẹp

với khả năng siêu phàm

Nàng Thơ đứng quá giang trong mưa

tại phần đầu của đoạn đường

nối vào tôi chờ đợi

mà không có hy vọng của một chuyến đi.

Tôi biết mỗi giọt mưa của ngôn ngữ không tên

Giọt mưa là chuỗi các biểu hiện mệt mỏi,

nhưng hấp dẫn

Những hạt mưa chết rủa bởi tôi được ngâm qua

Và, giọt mưa nằm trên đường đứt gãy những hoạt động

Thực và Hư

Ảo và Mộng

nhưng nó rung với một điện sinh ra từ ý nghĩa trái ngược nhau

Nó là thời gian của mưa rơi.

 

Và hôm sau,

Một màn sương bao phủ tất cả mọi thứ,

và với ánh nắng mặt trời,

đã bắt đầu phát triển mạnh và kỳ lạ

Tôi cảm thấy vẻ đẹp của buổi sáng

Tôi có thể hiểu như thế nào là một người sắp chết đuối

Có thể cảm thấy một khát sâu dập tắt hữu thể.

Làm thế nào để thân không còn là nô lệ của người Thầy trong tâm trí

của mình

Tự do thả rơi bản ngã

Rơi vào tấm màn che của thế giới tự nhiên

thông qua một vẻ đẹp của một khối đa diện Platon và vĩnh cửu.

Như rơi từ đỉnh đèo

Có cảm giác của một hiển linh

hạnh phúc, sức mạnh được tạo ra bởi nó đã đi xuyên qua sự u ám

Chính xác như dòng hải lưu quen thuộc của ngư dân trên biển

Như mặt trăng của trái đất từ một đến hai bể đúc ánh sáng trên diện

tích của bóng tối, ấp lên mặt nước

Là sự đứng dậy từ quỹ đạo tình cảm

Phải vượt qua sự tràn ngập trong điều xấu hổ

Và lướt nhẹ sự mặc khải

ánh sáng u ám... đã đi xuyên

Tạo sức mạnh kỳ lạ của thời điểm

Như một sự nhầm lẫn thời gian

sự kết hợp run rẩy cùng của bóng tối, ánh sáng

và đổi hướng trong thời gian thật mỏng

Như là một cảnh quan tươi đẹp

để trong mắt một người mù

không còn phải hít phải không khí nhiễu loạn

Đêm... thật yên tĩnh

Sự yên tĩnh đang lắng nghe từng nhịp thở

Rất thực

Để rơi vào giấc mơ

 

 

Hình như không còn chỗ nào để chèn

giấc mơ vừa lội qua nước

đang đi vào ngõ hẹp

rồi em sẽ thấy

giấc mơ bị trật đường ray

lý lẽ và sự dung tục còn ở đấy

nhấp nhổm trên bàn tiệc

bên cạnh những cái móng ngựa vừa được nấu

ngàn dặm hồng hoang

tiếng lóc cóc còn lại trong hộp giấy

những chữ cái vừa va nhau

mùa thu vừa lăn vòng qua hiên mái

tự do như một bàn tay

viết vội những câu thơ dưới chân tường

trước khi giấc mơ tìm được chỗ trú

dưới nhà mồ

để ngủ

hình như không có chỗ nào để chèn

giấc mơ vào nhau

bên dưới làn mây xám

chúng nói với nhau điều gì đó thì thầm

rồi rơi

mùa mưa chưa kịp tan trước khi giấc mơ thất tán

 

Chiếc hài đi lạc


Thật ra

đã là nửa đêm

điều gì đó đặt hoàn hảo vào con số

qua chiếc hài kia của cô gái

vào khung hình mới

làm ứng cử viên cho cuộc thi hoa hậu thế giới

vào ngày hôm sau

dưới ngọn đèn màu

nhanh thôi

yêu thương dường như rất nhỏ

chiếc hài đi lạc vào vương quốc của cỏ

đựng đầy nụ gai

những ngôi sao đang thuyết trình về bản chất

những vòng xoay

mà quên dừng lại

như cậu bé đang cầm viên đá

ném về chú mèo ngoài kia

và sự im lặng

bắt đầu sau một tiếng gào

sự im lặng thấm vào những ngón chân

biến mất

ngoài kia

có chiếc hài đi lạc

rơi bên bậc tam cấp

và chờ

những con số hoàn hảo từ đôi mắt

có sự im lặng tàn nhẫn

nằm yên trong những chiếc túi da

 

Một nửa cho bài thơ

 

Chẳng phải nỗi buồn của người vị vong

bị suy di sau một cơn bão dữ

giấc mơ bạo động lấp nửa mặt mình

ngược đãi chuyến đi bằng những mạt ngôn

người muốn khai sinh

loài rêu đá

ở phía ghềnh xa

 tiếng nói cười

những câu chuyện miệt mài tận con phố ngoằn ngoèo ngõ hẹp

những đôi mắt kẹt vào góc cửa

đặt quyển sách quyền thuật

cho nửa gương mặt đã rời

con phỗng

nhổ bật mưa dầm

và đặt tên mình vào khuôn đất

NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ

Ý kiến bạn đọc
25 Tháng Mười 20142:57 SA
Khách
Thơ thở thờ thơ...
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106973)
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 105542)
K hi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đang tiến hành những nghi thức cuối, tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đây gần hai năm cũng tại địa điểm này, cũng những thân hữu này, đã tiễn đưa nhà văn Cao Xuân Huy trong chuyến đi chót cùng của đời anh. Nguyễn Mộng Giác là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút đầu tiên và Cao Xuân Huy là chủ nhiệm kiêm chủ bút cuối cùng của tạp chí  Văn Học ...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 107482)
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99325)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96760)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72512)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85853)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 92278)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 88107)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91154)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.