- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Trăng Uyển, Khúc Riêng. Núi

24 Tháng Mười 20146:29 CH(Xem: 45216)
PhamHoaiNam 9
Ảnh Phạm Hoài Nam



trăng uyển

 

tròn trăng hết một phương buồn

rồi dần khuất tịch màu chuông nẫu vàng

chiều ngồi đọ bóng thu sang

mà mình với lá cùng han rỉ mùa

ngọn bút dìm xanh sách.  khuya

sao còn máy động giữa đùa cợt nghe

đời mình vẫn có lúc che

nếp nhăn ngày cũ ôm lề thói quen

đã yên với trụ không đèn

thì dù trăng kiệt còn hen bóng người

 

 

khúc riêng.  núi

                     đôi khi đứng bên triền đá dựng

                             anh hoang mang sợ núi đè mình

                                                Phạm cao Hoàng

 

mình là núi.  đâu sợ đè

mà sợ cái kiến nằm che cổng đời

lên chừng một khoảng mây trôi

núi thì núi quạnh mây trời vẫn bay

cúi nhặt mình hay khoanh tay

nhìn mây hóa giải khúc bày tỏ riêng

 

 

hoàng xuân sơn

18 octobre 2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Tư 202511:24 CH(Xem: 5008)
phải em đã đến gõ cánh cửa đời tôi / cho ánh nắng lùa vào bức tường rêu phong lấm bụi / thời gian thì cũng vô tình như đám mây / vẫn trôi hoài không mệt mỏi
29 Tháng Ba 20259:32 CH(Xem: 4383)
**Bài thơ này không phải về những đứa trẻ da vàng da nâu dành cho cách mạng.** / Không phải về một cuộc truy cầu khoái cảm, một cơn cực lạc của hành trình tự khám phá. / Không phải về việc cắm cờ dương vật của những kẻ dân tộc chủ nghĩa lên đất mẹ. / Không phải về lột da vàng nâu / để may thành một lá cờ. / Không phải về đôi mắt màu xì dầu, / hay đùi dính chặt như gạo nếp. Không phải về vua hay hoàng hậu, / hoàng đế hay phi tần. / **Bài thơ này là về tình yêu.**
29 Tháng Ba 20257:48 CH(Xem: 9444)
Trưa đang dài và loang lổ lắm / Nắng thật dầy đặc quánh trên sân / Tay em gầy cong thêm vì nắng / Chói chang màu trắng áo ai đây?
27 Tháng Ba 20252:50 SA(Xem: 5095)
Nếu trái tim anh không còn ai để nhớ / Chắc sẽ buồn, sẽ trống trải lơ ngơ / Sẽ lạ chiều bếp tạnh / Nỗi muộn màng / Sóng mù biển xanh
25 Tháng Ba 20253:42 CH(Xem: 4678)
nắng chiều / chun vô hẻm mưa / mây tía thủng thẳng / về cưa núi đồi / nhà nằm / mật độ sương phơi / leo lên nóc tự / búng trời lãng phiêu / lòng bâng / thở mỵ ra kiều
25 Tháng Ba 20252:45 CH(Xem: 4920)
Yosa Buson (1716-1784), là thi sĩ và họa sĩ người Nhật. Ông đến thành Edo học vẽ và làm thơ theo Bashō. Cùng với Matsuo Bashō và Kobayashi Issa, ông được xem là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của thời kỳ Edo. Những bài thơ dưới đây được dịch từ bản tiếng Anh của William Scott Wilson.
25 Tháng Ba 20252:10 CH(Xem: 4203)
Chúng tôi định đứng nói chuyện lâu hơn, nhưng bị mấy người dưới ghe to tiếng gọi. Chúng tôi chia tay, tôi nghe thấy người bạn trong bộ áo choàng linh mục bên cạnh bình thản nói với tôi: “Nếu mày còn ở vùng này, nhớ đến thăm tao”. Tôi bỗng thấy cả một thời trung học quay trở lại, tôi rưng rưng ôm lấy hắn và buột miệng: “Cha ơi là Cha”. Lúc ghe đã xa bờ, tôi cố nhìn lại, thấy hắn trong chiếc áo choàng đen vẫn còn đứng như in hình trong bóng trời chiều cho đến khi chiếc ghe rẽ quặt sang một hướng khác.
24 Tháng Ba 202510:05 CH(Xem: 4612)
Tôi tìm trên khóm cỏ / Tôi tìm trong tán cây / Trên tường vôi , bảng hiệu / Trên áo người qua đây
22 Tháng Ba 202512:40 SA(Xem: 5349)
Tôi có người Anh / Lâu rồi không thả hồn viết về đồng đội, những người lính trẻ / Chắc hẳn cũng quên, thời vẫy vùng ngang dọc / Thời nắm đấm vung / Khi không vui, khi giận dữ, cuộc đời! Tôi có người Anh / Từng thương tích đầy người qua chiến trận / Từng say khướt đêm dài, ngày phép ngắn, để quên đau…
20 Tháng Ba 202511:54 SA(Xem: 3782)
Giới thiệu của người dịch: "Cuốn sách này là bản dịch của một tập hợp bài viết về các nhân vật, văn học và báo chí của các cá nhân người Việt đã có những đóng góp đáng kể cho văn học, nghệ thuật và khoa học. Đây là một nguồn thông tin phong phú về lịch sử xã hội, văn hóa và chính trị của Miền Nam Việt Nam, cũng như sự nghiệp cá nhân trong lãnh vực nhân văn. / Những nhân vật được mô tả phần lớn đã nổi tiếng trong thời kỳ 1954 - 1975. Sau khi Miền Nam sụp đổ vào tay Bắc quân năm 1975, hầu hết trong số họ đã bị giam cầm một số năm trong các trại cải tạo cộng sản. Sau đó, vào những năm 1980, một số đã đến Hoa Kỳ và hầu hết vẫn tiếp tục hoạt động sáng tạo."(ERIC HENRY / Đồi Chapel, Bắc Carolina. / Viết cho Ngày 30 tháng 4 năm 2025).