- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Thuận An

02 Tháng Mười 20141:36 SA(Xem: 35581)
Xanh Nhu Ngay Cu
Xanh Như Ngày Cũ- tranh sơn dầu Đặng Hiền 2001



Rất vui khi nhận được thư của nhà biên khảo Đinh Văn Tuấn là tác giả bài viết đã đăng trên HL về Quốc Tử Giám cho biết anh  có một số bài thơ (bút hiệu Thuận An)  gửi đến để chia sẻ cùng bạn đọc của Hợp Lưu. Những  bài thơ của Thuận An viết dưới những ghi chú tháng ngày như dạng nhật ký của tác giả. Chúng tôi trân trọng mời quí bạn đọc cùng vào thăm thế giới thơ của Thuận An.

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 

29/7

Lầm đường

 

Tình ta lệ nhỏ hoen môi

Vẫy tay tê dại đâm chồi nhớ thương

Trót yêu lỡ dại lầm đường

Thôi về đốt lửa mơ màng làm thơ

 

Tắt lửa

 

Đêm không trăng mộng

Mắt thẳm xa xăm

Mưa sao vùi dập

Tắt lửa trăm năm

 

Tơ vương

 

Lời như roi vút

Nát nhớ tan thương

Mảnh tình lăn lóc

Gượng cười tơ vương

 

30/7

Còn đây

Một thuyền kỷ niệm

Mưa lũ cuốn phăng

Còn đây hơi thở

Cọng cỏ vĩnh hằng

 

Định mệnh

Bặt vô âm tín

Hy vọng nhạt nhòa

Đoạn trường vẫy gọi

Định mệnh nở hoa

 

Lắc đầu

Chim non thức giấc

Lẻo mép vô tâm

Xốn xang lá rụng

Lắc đầu lặng câm

 

Đường về

Đường về bỗng lạ truân chuyên

Mây sầu ôm núi mưa phiền muộn vương

Đêm rơi vực thẳm bẽ bàng

Ngày cao vút cõi thiên đường mộng mơ

 

Thơ say

 

Con thơ , vợ bệnh

Nhà dột tung tăng

Sách trơ buồn tủi

Thơ say cạn trăng

Túy lúy

Rượu tối om om

Lách cách ánh trăng

Men tình túy lúy

Mộng mãi lằng nhằng

 

Phục sinh

 

Tim treo thập giá

Cứu rỗi tinh thần

Hồn phục sinh đến

Tỏa sáng thế gian

 

31/7

Bão

 

Bão giông về tới biên thùy

Hồn anh hóa gió nhu mì phiêu du

Tình em rét mướt ngục tù

Mưa thu trút nhớ sương mù hóa thân

 

Không đề*

 

Ngỡ ngàng dĩ vãng hoang liêu

Trăm năm say khướt buồn thiu lại buồn

Người xưa lạ, nhớ bồn chồn

Kiếp này thức trắng với hồn bao đêm!

*(Ngẫu hứng chuyển thành Lục bát dựa vào ý tứ thơ Không đề  của Cao Tự Thanh: Không đề

Vùng dĩ vãng hoang tàn nhìn bỡ ngỡ,

Buồn trăm năm muốn uống đến say mềm.

Người thiên cổ không quen mà cũng nhớ,

Kiếp này còn thức trắng tới bao đêm!)

 

Ước mong

Ngày về gió thảm mưa sầu

Buồn xem non nước đục ngầu đổi thay

Chim câu gãy cánh đọa đày

Còn đây chút lửa đêm dài ước mong

 

Trăng rằm

Người xưa xa khuất

Lỗi hẹn trăm năm

Gửi tin theo gió

Chút ánh trăng rằm

 

Mộng

 

Vo tròn bóng tối

Nhét vào thời gian

Hồn cười sảng khoái

Mộng đã lụi tàn

 

 

 

 

1/8

Vô đề


Yêu thương thắm thiết

Ghét giận điên cuồng

Dục tình đắm đuối

Tim lạnh trần truồng

 

Một điều

Dẫm lên biển cả

Núi nhoẻn miệng cười

Một điều chưa nói

Chạm đến tận trời

 

Vô đề

 

Đời anh thẳng tắp tận cùng

Sao em lại nỡ lạ lùng uốn cong?

Anh leo đỉnh núi hát rong

Em tung tăng dỡn giữa lòng đại dương

 

Cô đơn

 

Chờ em bạc trắng mái đầu

Cho thiên thu gọi u sầu viễn mơ

Biết đâu là bến là bờ

Cô đơn sâu thẳm mịt mờ hiển linh

 

2/8

Tinh mơ


Bồng bềnh cõi mộng hoang sơ

Nghe thiên cổ lụy sững sờ trăm năm

Tinh mơ người đẹp hỏi thăm

Hoa thơ hé nở cuộn nằm nắng ru

 

Nghiên bút

 

Nửa đời tùy mệnh nhi an

Cọ khô, màu úa lụi tàn hôm qua

Bỗng nhiên nghiên bút mở ra

Dấu xưa tìm lại, thơ đùa rong rêu

 

Niềm vui

 

Niềm vui một sớm khai hoa

Tàn đêm cổ điển chói lòa ánh dương

Em ơi siêu thoát vô thường

Cô liêu li biệt giữa đường tình yêu

 

Say

 

Say mê say mẩn vẫn say

Say em phút chốc đọa đày tấm thân

Tỉnh ra ló dạng trăng ngần

Mưa thơ phảng phất cõi trần phù du

 

Chớm thu

Biết đâu là bến là bờ

Mây treo đỉnh núi lững lờ hư không

Hương xa phảng phất mây hồng

Nào hay ánh sáng hóa rồng chớm thu

 

Nhìn nhau

 

Thương em chín bỏ làm mười

Ruột đau như cắt vẫn cười như không

Mưa rơi trắng xóa cánh đồng

Lỡ mùa gặt hái vợ chồng nhìn nhau

 

Dấu yêu

 

Bạn ơi chớ vội cười chê

Mình đang mót lúa trót thề với trăng

Đêm nay tháng bảy mưa giăng

Mình đang bì bõm, vùng vằng dấu yêu

 

Tình ôi

 

Anh về vét cạn dấu yêu

Em đi trang điểm mỹ miều nhớ nhung

Tình ôi tiếc nuối mịt mùng

Mai sau hẹn ước ngại ngùng với ai

 

Chiều thu

 

Ngồi đây tủm tỉm cười thầm

Cõi đời phiêu lãng thì thầm thiên thu

Em xa thăm thẳm tít mù

Nụ hôn nhõng nhẽo chiều thu tuyệt vời

 

Tình si

 

Chiều thu chém gió trảm mưa

Mưa tê dại ý cho chừa tình si

Chưa say em chớ thầm thì

Say rồi anh trút lâm li dại khờ

 

Đâm nghiền

 

Say sưa tớ đếch muốn chừa

Chỉ chừa một chữ dạ thưa vợ hiền

Cõi tan đời nát quá phiền

Thương em anh dại đâm nghiền ứ hư

 

Say thơ

 

Thơ say thơ mộng thơ điên

Tỉnh ra mới biết một miền chung thân

Bạn cười điên đảo cõi trần

Ghẹo hoa cợt gió xuất thần say thơ

 

 

 

3/8

Im lặng

 

Hơi thở im lặng

Tan bóng vỡ hình

Lời không chuyển ngữ

Ý đọng vô minh

 

Sương khói

 

Lời cao ý đẹp

Mật ngọt tâm tình

Chỉ là sương khói

Còn ta với mình

 

Vô đề

 

Mộng sầu lịm tắt

nhạt loãng tương tư

Hồn tan muôn nẻo

Lẻ bóng bao giờ?

 

4/8

 

Chớm thu

 

Nắng hồng õng ẹo ngủ quên

Mưa giăng mây phủ , lời nguyền chia ly

Tiếng chim hót mãi lâm li

Một trời mộng tưởng nằn nì chớm thu

 

Vắng em

Vắng em héo rũ một ngày

Nhớ quay nhớ quắt lưu đày cõi hoang

Nước trôi, bèo dạt hai hàng

Cánh chim bạt gió bàng hoàng đêm nay

 

Ước hẹn

Vầng trăng ước hẹn mặt trời

Một mai diện kiến tỏ lời trao duyên

Mây trôi xa thẳm u huyền

Hồn bay vô tận cõi miền tịch liêu

 

5/8

Khai nguyên


Đưa em vào cõi khai nguyên

Trời long đất lở, ưu phiền tan hoang

Ngày đêm trút mộng bàng hoàng

Một thiên tình sử mở toang tận cùng

 

Lót đường

 

Thương em ríu lưỡi lặng câm

Tình run ý cuống, mắt thầm liếc ngang

Anh về thức trắng mộng vàng

Thơ tình ngàn lá lót đường xe hoa!

 

THUẬN AN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78306)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100313)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81231)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192197)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84738)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114699)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84722)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96324)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92785)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100351)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.