- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cái bánh

23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 34759)

bay_dan-nghoangnam-content

 Bầy đàn - ảnh Nguyễn Hoàng Nam


Nước réo ầm ầm bên dưới. Thằng Bi run lẩy bẩy. Từ hôm qua gói mì tôm sống cuối cùng đã được bẻ ra chia làm bốn và sáng nay cả bốn người đói lả và lạnh cóng nằm phủ phục trên mái nhà. Bầu trời thấp, nặng mây đen như báo hiệu những cơn mưa điên cuồng sẽ tiếp tục trút nước xuống. Gần cả xóm đã được dời đi từ ba hôm trước. Lúc đó mấy người mặc áo mưa dày, đội nón cối có hứa là sẽ quay lại ngay lập tức để đón những người còn lại nhưng qua một đêm mưa như trút nước, nước dâng càng cao hơn mà vẫn chẳng thấy ai quay lại, cho đến hôm nay, hình như họ đã bị bỏ quên!

Thằng Bi rướn người, quờ tay xuống cố khum bàn tay lấy một chút nước vả vả vào đôi môi khô nứt. Bác Quyết, bác Nhân và chú Hùng gần như chỉ còn sức bám tay vào những viên ngói cũ để khỏi rơi xuống dòng nước lạnh. Bác Quyết thì thào “Cháu lấy cái nón… cái nón cối múc cho bác ít nước, bác đói quá”. Bi nhìn quanh, chẳng còn thấy vật gì xung quanh trên mái nhà. Những cơn gió đêm qua đã thổi bay tất cả. Nó cố trườn người về phía lổ thủng, những viên ngói dịch chuyển dưới thân hình quắt queo của nó. Bi đã trườn được tới cái lổ trên mái, thò đầu nhìn xuống nơi mấy đêm qua cả bốn người nằm co quắp vì lạnh và đói trên những thanh gỗ lót trên các kèo nhà. Phía dưới là dòng nước trắng nhờ nhờ đầy rác rưởi trôi nổi và cuốn tròn, xoáy ra phía các cửa giờ trống hoác. Không còn thấy bất cứ vật dụng nào trên các miếng gỗ họ nằm. Chắc đêm qua, họ đã làm rơi hết xuống phía dưới mà căn nhà nơi họ trú ngụ, dù được xem là vững chắc nhất vùng cũng chỉ còn lại mấy vách tường. Cơn lũ dữ, ngay từ ngày đầu đã làm bật tung mọi cánh cửa và cuốn tất cả vật dụng đi theo, căn nhà gần như chìm ngập trong nước, và cả bên trong lẫn bên ngoài chỉ có rác và các cành cây gãy trôi vùn vụt theo dòng nước. Không tìm thấy vật gì có thể đựng nước, thằng Bi ráng hết sức lực còn lại, rướn người ngồi dậy, tìm cách leo xuống sát mặt nước. Nhờ nhỏ người, nó cũng đặt chân sát mặt nước và ráng hết sức kêu lên: “Các bác lại gần đây, cháu dùng tay hớt nước lên”. Ba người đàn ông có lẽ không khát nhưng cơn đói và lạnh làm họ thấy cần có nước, cùng cố dịch người về phía lổ thủng nơi thằng Bi ló nửa thân lên. Nó gỡ thêm vài viên ngói ném xuống bên dưới, cố dùng tay hớt nước lên cho từng người. Mấy ông già cựa quậy, cố há miệng, le lưỡi hớp từng giọt nước, thân hình họ quắt queo, áo quần đã bắt đầu rách, da thâm lại như da trâu, đã có những vết loét, cả ba cái miệng đều thều thào “đói, đói quá, chết mất thôi”.

 

Bi dừng tay vì mệt. Nó leo lên mái nhà, nằm sát bên ba người đàn ông lớn tuổi. Bụng nó quặn đau vì trống rỗng. Nó nghe thân thể mỏi nhừ và cảm thấy như muốn ngủ nhưng không thể ngủ vì rã rời. Nó nghĩ đến những người thân, những đứa bạn chăn bò giờ không biết ở đâu nhưng chắc không đói và lạnh như mình và các bác bị bỏ lại. Bi không có cha mẹ để nhớ, từ bé nó lớn lên với chú Hùng, cũng sống một mình cuối xóm, giờ đây cả hai chú cháu đều kẹt lại cùng bác Quyết và bác Nhân. Bỗng nó nghe bác Nhân chóp chép miệng: "Ngon thật! Ngon thật!". Bi ngạc nhiên, mở to mắt nhìn người đàn ông thường ngày bơm xe đầu làng. Rồi bác Quyết cũng rên rỉ: "Ừ, ngon quá, miếng dồi này béo ngậy!". Thằng Bi nuốt nước bọt ừng ực. Trong trí nó bỗng hiện ra những bữa thịt chó hiếm hoi chú Hùng dẫn nó đi ăn tại quán Mụ Béo khi có chút tiền. Những miếng mỡ chó vàng ươm, khúc dồi thơm phức, mùi riềng ngào ngạt... Nó cũng nằm xuống, nhưng không nhắm mắt mà ngước nhìn bầu trời xám đục như đang thấp dần, chú Hùng của nó cũng lây vào cơn ảo giác vì đói. Cả ba người đàn ông, không, cả thằng Bi cũng bắt đầu nói về những món ngon mà mình từng được ăn, những món mình thèm ăn mà chưa được hưởng, nước dãi họ túa ra ào ạt và thỉnh thoảng tay chân họ co giật...

 

Không biết mê man bao lâu, bỗng nhiên thằng Bi nghe có tiếng rì rầm như một loại xe gì đó đang tiến tới và lớn dần. Bản năng được sống cũng đánh thức thính giác của những người đàn ông còn lại. Chú Hùng tỉnh trước, thều thào "Máy bay, máy bay!". Bác Quyết rồi bác Nhân cũng ráng ngước đầu, nhìn về phía trước và há mồm lắp bắp: "Ồ, máy bay, máy bay. Họ đến cứu mình, họ đem thức ăn cho mình".

 

Cả bốn người ráng hết sức tàn, nửa nằm nửa ngồi nhìn về phía chân trời. Nơi đó hiện dần ra một chiếc máy bay cánh quạt. Nó bay khá thấp, có vẻ như đang bay tìm họ. Tiếng động cơ lớn dần, lớn dần. Bốn con người ngồi trên mái nhà đói lả sung sướng vì họ nhìn thấy rõ ràng trong khoang máy bay chất đầy thức ăn. Họ hét vang: Ở đây! Ở đây!

 

Và rồi họ thấy, từ trong cánh cửa máy bay, một ông tiên hiện ra, ông vung tay. Một vật thể sáng ngời, thơm phưng phức bay vút về phía họ. Chiếc máy bay lướt ngang đầu. Cái vật đó rơi đúng vào lổ thủng mái nhà. Cả bốn người gào to mừng rỡ: "Ôi bánh! Cái bánh to quá". Bác Quyết, bác Nhân thì thào: "Ôi, cám ơn đảng, cám ơn nhà nước".

Hai ngày sau nước rút. Dân làng lục tục trở về. Giữa cảnh tang thương họ tìm thấy thằng Bi và ba người đàn ông chết còng queo trên mái ngói. Họ nằm châu đầu vào nhau. Răng cả bốn người nhe ra như cố gặm vào một cái bánh xe bằng cao su màu đen.

Không một tờ báo chính thống nào đăng tin về những cái chết bi thảm này. Chỉ có những dòng tin về việc hãng hàng không quốc gia thông báo tìm một cái bánh trước của máy bay bị rơi trên đường bay đầy trục trặc từ Hải Phòng đi Đà Nẵng.

 

Nguyễn Đình Bổn

7.2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 96702)
C ái Tôi nội cảm cộng hưởng với cảnh đời riêng, tâm thế sáng tạo riêng đã hình thành kiểu tư duy kỳ lạ của thơ Loạn. Thơ Loạn ra đời dựa trên sự thăng hoa nghệ thuật của những nỗi đau, sự bung phá những giới hạn, sự phân ly và hòa hợp những đối cực, sự hợp lưu của nghệ thuật, tôn giáo và cuộc đời. Thế giới nghệ thuật trường thơ Loạn là ánh xạ đầy biến ảo của những cái Tôi trữ tình đau thương và khát vọng.
17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 116068)
X a không chỉ từ thân xác Cái tổ nhỏ nhoi kết bằng ý nghĩ về nhau cũng quá đỗi xa xôi Dải sương mù cuối năm kéo ngôi đền lùi lại Nấp sau bao lí lẽ tỏ mờ
09 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95981)
K hi ta nói chuyện một con sông, thì chủ yếu là nói đến một khúc sông, như khúc sông Hương chảy qua thành phố Huế. Nói về một tác giả cũng vậy, thường ưu đãi ấn tượng về một tác phẩm nào đó. Với một sự nghiệp văn học đã trải qua nhiều ghềnh nhiều thác như của Thảo Trường, đánh giá toàn bộ là một việc khó.
28 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 94244)
Đ êm qua tôi thấy Mèo con trong giấc mơ. Vẫn nét mặt bầu bầu, vành môi cong lên cười tươi thắm. Trong mơ tôi thấy 2 đứa vẫn trẻ như một ngày năm cũ, nhưng lại có một thoáng ngại ngần, rồi Mèo con lên tiếng như giữa chúng tôi chưa hề có khoảng cách 15 năm. Mười lăm năm, mười lăm năm ấy biết bao tình[...]Chả biết là phòng hội hay phòng ăn, tôi vào lấy thức ăn như khi xưa từng lấy cho nhau.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 81199)
B ao nhiêu năm qua ở xứ ngưới, anh vẫn còn nhớ lại có những chiều trên đảo, anh đứng một mình trên đồi, nhìn biển rộng mênh mông, nhìn những đám mây bay lang thang trên nền trời xanh, nhìn những đám cỏ may theo gió thổi chạy vờn về cuối đảo, tự nhiên làm cho anh thấy mong nhớ một cái gì xa xôi. Mây và cỏ may thường làm gợi nhớ đến dĩ vãng...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 95359)
C huyện này chắc ít ai biết. Nhạc sĩ Thu Hồ ngày xưa vốn là ca sĩ. Lần đầu tiên ông xuất hiện hát ở Huế vào năm 1936, ông đã trình bày bài “La Chanson du Gondolier” và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Lúc đó tôi chưa ra đời. Nhưng bài hát anh chèo thuyền gondola thì chúng ta hầu như ai cũng biết.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 95707)
S huhun mang ánh mắt của một lời nguyền, thứ ánh mắt in trên một thỏi sắt. Nhìn hắn như một lưỡi kiếm bén mang linh hồn của Musashi Miyamoto. Tôi biết đến Musashi khi nào tôi không thể xác định, tên của võ sĩ vang danh trên khắp lục địa Bắc Á. Musashi trao cho Nhật Bản sức mạnh của kẻ yếm thế: Go rin no sho. Thuật xâm chiếm của vũ trụ như hai giải ngân hà nhập một, như hai lưỡi kiếm của hai mắt phải nhập một.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 93621)
H ằng đêm tôi sống trong lo sợ. Chung quanh tĩnh lặng, tối ám đến hoang mang. Gió lộng đánh phần phật trên các cánh cửa. Cứ độ giữa đêm, tiếng chân thình thịch đến từ xa, từng bước dẫm nặng nề. Tôi thu mình, rúc sát vào vách. Tôi trong suốt trong màu mực của đêm, không nhìn thấy cả chính mình...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 118431)
t a đã nhiều năm xa tổ quốc nhưng nào tổ quốc có xa ta sờ tay lên ngực nghe còn ấm hơi thở cỏ cây ở quê nhà
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 92596)
P hật giáo đã đồng hành cùng dân tộc gần hai nghìn năm qua, có những đóng góp quan trọng không chỉ trong sự phát triển văn hóa dân tộc, mà còn trong công cuộc kiến thiết và bảo vệ đất nước thời kỳ đầu quốc gia tự chủ vô vàn gian khó... nhận thức rõ hơn cái “nhiệm trọng đạo viễn” của mình trước đất nước và dân tộc, chứ không phải chỉ biết chăm chú xây chùa đúc tượng...