- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KHÁNH TRƯỜNG VIẾT VỀ CỬU LONG CẠN DÒNG BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG

17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 33430)


khanhtruongnguyenxuanhoang-content

 Photo: Khánh Trường và Nguyễn Xuân Hoàng


Khánh Trường, hoạ sĩ, nhà thơ, nhà văn, chủ biên Tạp Chí Hợp Lưu từ 1990 tới 2005. Tác phẩm đã xuất bản: Đoản Thi Khánh Trường (1988), Chỗ Tiếp Giáp Với Cánh Đồng (1991), Có Yêu Em Không (1997),Chung Cuộc (1997).

 

Trong một cuộc hành quân dài ngày cuối năm 1970 thế kỷ trước, chúng tôi những người lính tác chiến của Quân đội Miền Nam Việt Nam, được lệnh trang bị khá chu tất, từ súng đạn tới quân trang quân dụng. Tuy cồng kềnh, nặng trĩu, tôi vẫn cố sắp xếp để ba lô có được một khoảng nhỏ, đủ chứa vài ba cuốn sách, do vợ tôi, bấy giờ còn là “người yêu” gửi ra hậu cứ. Đó là bốn tác phẩm của Y Uyên, Dương Nghiễm Mậu, Hoàng Ngọc Tuấn, và Ngô Thế Vinh. Ba tác giả đầu tôi đọc say mê, đến Vòng Đai Xanh thì khựng lại. Ở tuổi ngoài hai mươi, tâm hồn còn sũng ướt mộng mơ, tất nhiên loại sách nhiều trăn trở như Vòng Đai Xanh không phải là món ăn tinh thần tôi ưa thích.

 

Mãi đến khi giải ngũ, rồi không lâu sau miền Nam cáo chung, tuổi đời chồng chất, thê nhi, cơm áo lao đao, mộng mơ dần rơi rụng, cuộc đời buộc tôi đối diện với một thực tế quá nhiều thô nhám. Tôi tìm đọc lại những tác giả một thời bị tôi quên lãng. Trong số này tất nhiên có Ngô Thế Vinh. Vòng Đai Xanh không khô khốc như tôi tưởng. Gấp cuốn sách lại, thân phận bọt bèo của những đồng bào dân tộc Tây Nguyên vẫn lảng vảng trong tư duy tôi với nỗi ngậm ngùi.

 

 Tôi nhìn văn chương Ngô Thế Vinh qua một góc nhìn mới.

 

 Sau này được may mắn quen ông, đọc thêm những tác phẩm khác:Mây Bão, Mặt Trận ở Sài Gòn… Và gần đây nhất Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng, tôi càng nhận ra ở người viết này một nhân cách đặc biệt. Đó là tấm lòng và sự cẩn trọng, tận tuỵ, thuỷ chung của Ngô Thế Vinh với mọi công việc. Từ y khoa đến báo chí, từ văn chương tới giao tình bằng hữu.

 

Đơn cử, để làm nên tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng, ngoài một núi sách báo, tài liệu phải đọc, Ngô thế Vinh cũng đã dành nhiều ngày, một mình rong ruổi qua nhiều quốc gia, từ hạ nguồn tới thượng nguồn Mekong để tìm hiểu, ghi nhận bằng hình ảnh và ghi chép, tìm hiểu tại sao dòng sông “nghẽn mạch”. Và tác hại của sự nghẽn mạch này đã, đang và sẽ ảnh hưởng thế nào cho các nước có chung dòng chảy, nhất là Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam ?

 

 Tôi sẽ không nói tới nội dung những tác phẩm của Ngô Thế Vinh. Nhiều người đã nói. Và, tự thân những tác phẩm ấy cũng đã nói, rất cuốn hút, thuyết phục, và tài hoa. Cho nên với tôi, một điều duy nhất vẫn tồn tại trong tâm trí, mỗi khi nghĩ về Ngô Thế Vinh. Đó là ông ta, một nhà văn, một đại biểu hiếm hoi, cho giới cầm bút có trách nhiệm, với từng con chữ.

 

 Văn chương Ngô Thế Vinh không phải để mua vui cũng được một vài trống canh.

 

 

KHÁNH TRƯỜNG

Little Saigon, 07/ 07/ 2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99215)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96645)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72432)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85746)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 92101)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87975)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91005)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78205)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 100137)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85118)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.