- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ LÊ VĂN HIẾU

02 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 35363)


tranh_phan_nguyen-content

 Tranh Phan Nguyên


LTS: Lê Văn Hiếu lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, thơ của anh ray rứt như những câu chuyện buồn trải dài từ rừng cao nguyên đến vùng sóng biển…Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những thi phẩm của Lê Văn Hiếu đến cùng quí văn hữu và độc giả Hợp Lưu…

TCHL

 

 

 

NGƯỜI VỌNG BIỂN

 *Tặng DP

 

Cuối cùng, tôi được em làm người hướng dẫn

Kịp thấy hơi thở ai đó mờ xa, ngàn năm chung thủy

Kịp thấy cô gái ngồi bó gối bên vệ đá u buồn đó là em

Kịp thấy ánh Trăng dát vàng trải dài trên Biển

U hoài cô đơn

 

Kịp thấy tiếng sóng neo đẩy tiếng cười còn rất trẻ

Gió đã thổi vào tim ta

Gió đã vén mái tóc xù xòa của ta, để mắt nhìn được rõ

Rõ về đâu, em biết không?

 

Tất nhiên, không phải rõ từng ngỏ ngách của con phố

Phố nào cũng như nhau

Tất nhiên, không phải rõ từng dấu chân trên cát

Cát đã từng phủ mờ ngàn vạn dấu chân

Tất nhiên, không phải rõ từng thân xác kia ngụp lặn phơi phóng

Mọi ráo khô rồi cũng tiêu tan

 

Rõ về đâu, em biết không?

Không phải rõ về mái tóc Tiên Cô ngàn năm buông xõa

Hình như rõ về vòm ngực em, đã từng dang tay, đã từng phập phồng hơi thở

Đã từng gấp gáp, đã từng buông lơi, đã từng rệu rã

Đã từng...

 

Đã từng về đâu ,em biết không

Hỡi người vọng biển

 

Lần theo tiếng vọng em về

Thả giấc mơ...

 

 

Lê Văn Hiếu

(Những ngày ở Nha Trang – 20/ 05 / 2014 )

 

 

 

TẠP ÂM

 

Ngồi xỏm mà về

Một hành trình dài hơn năm trăm cây số

Mắt lờ đờ chợt ngủ

Mặt gục lên đầu gối

 

Bà cụ nằm cong queo

Buông những tiếng thở dài

Bầu trời bình yên vỡ

 

Gã Tài xế

Quấn lấy một ma nữ

Núc ních nhạo những cuộc gọi

Của người đàn ông đang ngóng đợi?

 

Gã lưu linh

Tợp từng ngụm rượu

Đắc ý không để rơi một giọt

Mặt câng câng nhìn vào ký ức

Lâu lâu phác một giọng cười

 

Ngồi xỏm mà thức với ngày

Lắng nghe tiếng đêm không ngừng chảy

Gió bên ngoài muốn đóng băng tạp âm lại

Hình như trời chưa đông?

 

Lê Văn Hiếu

 

 

ANH NGUYỆN LÀM LÁ MỤC ĐỂ EM VƯƠN

 

Học từ anh để xuyên thủng bầu trời

Rẽ mây tìm về vầng Trăng khuyết

 

Học từ em qua giọt nước mắt

Mình đã gieo thấm đẫm nỗi đau đời

 

Học nỗi buồn

Ta lơ đãng đánh rơi

Cứ ngỡ tạo niềm vui

Nào ngờ rụi thiêu mạch nguồn cháy khát

 

Bông hoa lay nghiêng rồi gãy gục

Ngọn gió lả lơi

Thổi buốt những lời tình?

 

Học viên đá bên đường cứ thế cô đơn

Ngậm ngùi Ngựa xe

Đi qua cả ngàn ngày mà chưa hề được biết

 

Giữa đại ngàn xanh

Có vài cành cây chết

Chiếc lá em, anh

Sao cứ thở màu buồn?

 

Anh nguyện làm lá mục để em vươn

Làm hòn đá bên đường

Nhìn dòng ngựa xe mà hạnh phúc

 

Bầu trời biếc như chưa bao giờ được biếc

Chiếc lá xanh, xanh mãi đến vô cùng...

 

Lê Văn Hiếu

 

 

KHÚC ÁNH SÁNG

  • Cho BP thương yêu!

 

Câu thơ tôi bốc lửa thiêu cháy từ lồng ngực ám khói ,lượn lờ vào không trung, bỗng dưng sinh ra hạt nước, gieo vào rẻo đất hoang hóa bên kia bán cầu, nảy nở một chồi xanh

Nảy nở một mầm thơ,tôi cợt, nảy nở nòi thi sĩ, sẽ mọc lên cây Du Dương, và hát, khi bên này đầy nắng, bên kia là khúc ru đêm

Những khúc ru ánh sáng, được tôi luyện từ âm vực bóng tối ,từ hơi thở khó nhọc, từ bước chân kiêu hãnh

Khúc ánh sáng , được cất lên bằng ngôn ngữ của vùng trời tự do, đa sắc... Sẽ thổi lịm mọi màu da, khúc ca vọng về nơi sản sinh hạt nước

Hạt nước được chưng cất từ nồng nàn tình ái, mang từ đỉnh núi xuống, mang từ nỗi nhớ về, mang từ giọt nước mắt?

Mảnh đất mãi quặn đau nức vỡ, câu thơ cứ chòi lên quẫy đạp

Và Thi Sĩ con nảy nòi khi còn trứng nước, biết lắng nghe,biết giận hờn ,biết lặn sâu trong vùng trời âm nhạc. Sớm nhận biết ngoài kia – bầu trời – đang dần thiếu những khúc ca ánh sáng.

 

Lê Văn Hiếu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 96457)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 76056)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 84738)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109921)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98806)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 152087)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 87857)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 88186)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 91401)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 99684)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”