- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cao Xuân Huy: Cái Lưỡi Câu

26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128313)
image0010

 Thạnh năn nỉ:

“Mày thông cảm, tao chỉ có hai thìa.”

Tường lắc đầu:

“Ba là ba.”

Thạnh thở dài:

“Hay mày cho tao thiếu.”

“Thiếu? Rồi lấy gì mày trả?”

“Thì...”

“Không.”

Thạnh thất vọng:

“Thôi thì, lấy cái hạng nhì vậy.”

“Đưa đây.”

Thạnh móc trong túi ra một miếng vải được buộc túm chặt bằng lạt tre, cẩn thận gỡ sợi lạt. Một dúm muối hột đen bẩn hiện ra. Thạnh trân trọng, nâng niu múc, vừa chẵn được hai thìa, đổ vào bát của Tường. Tường chăm chú nhìn Thạnh đong muối. Xong xuôi, Tường chùi cái lưỡi câu thêm một lần trước khi đưa cho Thạnh. Thạnh cầm lưỡi câu, mắt nhìn với theo bát muối trên tay Tường. Còn một ít muối vụn dính vào miếng vải, Thạnh thè lưỡi chấm chấm. Vị ngọt lan nhanh trong miệng, nước bọt ứa ra.

Những sợi chỉ tháo từ cái ba lô rách trở thành dây cước, Thạnh buộc vụng về nhưng cẩn thận vào cái lưỡi câu vừa “mua” được. Có thế chứ, cuối cùng mình cũng đã có được cái lưỡi câu. Dù không bằng cái hạng nhất làm từ kim băng, nhưng, vẫn là một cái lưỡi câu, hạng nhì.

*

Để chống lại cái rét căm căm của mùa Đông núi rừng miền Bắc, hơn bốn chục người tù phải bốc thăm để chia nhau một cái áo ấm. Ngoài sân, lửa phải đốt suốt ngày. Đêm, phải mang than hồng lót dưới sạp nằm. Lúc nửa đêm, cái lạnh nhức xương làm Thạnh thức giấc, than đã tàn, Thạnh ra đống lửa ngoài sân hút một điếu thuốc lào.

Vừa đặt điếu xuống, Thạnh thấy thốn đau ở ngực, cổ họng như có cái gì muốn trào ra, mà không phải là nôn. Chúi đầu xuống đống lửa, Thạnh há miệng, nước lẫn bọt từ trong ngực dồn lên, rồi tự động tuôn ộc ra khỏi miệng từng đợt từng đợt.

Toàn, cũng không ngủ được, đang ngồi hơ lửa, hốt hoảng kêu lên:

“Thạnh! Mày ói ra máu!”

Thạnh đưa tay quệt ngang miệng, giơ ra ánh lửa. Màu đỏ tươi dính trên tay áo. Thạnh lại gập người xuống, há hốc miệng vào đống lửa, máu lại trào ra.

Toàn chồm tới, đưa tay đỡ lấy ngực Thạnh:

“Để tao lên bệnh xá xin thuốc cầm máu.”

Toàn đứng dậy, dợm bước. Thạnh thều thào gọi giật lại:

“Thôi Toàn, để họ ngủ.”

“Nhưng máu ra nhiều thế kia.”

“Có thuốc đâu mà xin. Mà... cũng không cần. Chỉ cần mày... làm chứng... cho tao... là đủ rồi.”

Làm chứng tao mửa ra máu, may ra, tao sẽ được nghỉ lao động một ngày. Được nghỉ những nguyên một ngày lao động... Bỗng dưng, đám máu tươi bầy nhầy không làm Thạnh sợ choáng người như lúc vừa nôn. Ngược lại, nó đã trở thành những tia hy vọng.

Thạnh nhìn Toàn, hy vọng...

Toàn chỉ lắc đầu, lẩm bẩm trong miệng:

“Không có thuốc, rồi làm sao qua được mùa Đông này...”

Thạnh đưa tay chận ngực, hổn hển:

“Qua được hay không qua được, nói làm gì. Mày nhớ... làm chứng... cho tao nghe.”

*

Cái phao động đậy, Thạnh hồi hộp đợi. Cái phao vẫn động đậy. Chờ cho đến khi cái phao đứng yên, Thạnh cẩn thận nhấc cần. Con giun mồi biến mất, chỉ còn trơ ra cái lưỡi câu.

Cái phao lại động đậy, Thạnh hồi hộp. Cái phao đứng yên, Thạnh lại cẩn thận nhấc cần. Con mồi biến mất, lại chỉ còn trơ ra cái lưỡi câu.

Cái phao động đậy. Lần này, Thạnh không đợi nữa mà, vút... Thạnh giựt mạnh cần.

Nặng tay. Sợi dây cước căng hết cỡ làm cong đầu cần.

Thạnh giựt giựt cần, vẫn nặng tay.

Chắc là một con cá to, phải là cá to chứ. Cái hố bom B-52 kín đáo, nằm khuất sâu trong rừng già, mới chỉ có một mình Thạnh tìm ra. Cái hố bom mà Thạnh phải thật gian nan mới vào đến được, chưa kể phải đánh dấu để khỏi lạc đường về trước khi trời tối. “Một con cá to,” Thạnh nhớ ngay đến Toàn, chắc cũng phải tìm cách chia cho nó một phần. Nghĩ đến đây, Thạnh hứng chí, mẹ, thằng vua “cờ tây” suốt ngày ngâm nga “sống trên đời...”, con vật “ăn đủ thứ” ấy mà bạn tao còn khen ngon, thì huống gì mày, cá ơi là cá! Bất kể mày ăn cái gì ở dưới hố bom này, chúng ông cũng ăn mày, chúng ông cũng ăn mày cho đã đời. Thạnh liếm môi, hít hít mùi thơm tưởng tượng, nuốt ực miếng nước bọt vừa ứa ra.

 

Nhưng, nhìn lại, cái phao không còn động đậy, Thạnh đâm nghĩ ngợi. Nếu là cá to, thì cái lưỡi câu hạng nhì và cái gọi là dây cước, nó chỉ cần táp nhẹ một cái là đã đi đời nhà ma rồi, chứ sao lại nặng. Hay là... rắn? Hay... một con quái vật rừng già nào khác? Hay là, lưỡi câu đã lọt thỏm vào giữa hàm răng của... một cái đầu lâu đã thành tinh dưới đáy hố bom cũng là đáy huyệt? Thạnh chùn tay, đảo mắt nhìn quanh, bỗng nhận ra, trong cái không gian âm u đầy đe dọa của núi rừng hoang rợ vào lúc buổi chiều đang dẫy chết này, Thạnh chỉ có mỗi một mình, với cái hố bom ma quái.

Gió bắt đầu thổi mạnh, luồn qua khe núi, thốc qua những lùm cây, những bụi gai rừng, rít lên từng chập. Tiếng côn trùng rền rĩ càng làm khung cảnh thêm thê lương. Thạnh gai người, nhớ lại những đêm hành quân lởn vởn những xác người và chờn vờn những bóng ma.

Nghĩ đến ma, Thạnh nhớ lại câu chuyện một người lính kể vào một đêm trời cũng chập choạng tối như đêm nay:

Đơn vị em vừa tái chiếm một ngọn đồi, sau một trận đánh khốc liệt. Mùi máu tanh như vẫn còn vướng vất trên những lùm cây. Em ngồi gác, trong bóng tối nhá nhem của buổi chiều, khu rừng già trước mặt như vẫn còn đầy bất trắc. Trong không gian im vắng, đột nhiên em thấy như có gì di động trong rừng cây. Phản xạ của một thằng lính gác là mở chốt an toàn của khẩu súng trên tay. Nhưng trong khoảnh khắc, em chợt nghe rõ "cách", tiếng mở khóa an toàn một khẩu M-16 khác ngay bên cạnh. Em giật mình quay lại, một thằng lính lạ mặt, không cùng đơn vị đã đứng cạnh em từ lúc nào. Quái lạ và vô lý, em đang gác ca đơn, ca gác đơn không thể có hai người. Thằng này ở đâu ra?

Nó nhìn em:

"Vô sự. Gió đấy thôi!"

Kinh ngạc và hoang mang, em hỏi nó:

"Mày là ai? Sao lại ở đây?"

Nó co ro:

“Lạnh quá, cho tao ngồi chung với. Giờ này là ca gác của tao.”

Rôài nó tự động lót mũ sắt ngồi xuống. Em nhìn phù hiệu trên tay áo nó:

“Mày có lộn không?Đây là đơn vị tao, mày về đơn vị mày mà gác.”

Nó cãi:

“Đơn vị tao ở đây”.

Nó vừa nói vừa chỉ tay xuống đất, ngay dưới chỗ hai đứa đang ngồi.

Lúc em nhìn lên, nó biến mất, em vụt nhớ lại khuôn mặt nó, khuôn mặt xanh lè của một xác chết, với bệt máu còn đọng trên mép chưa khô, phù hiệu đeo trên tay là của một đơn vị bạn từng đóng trên ngọn đôài này, đã chết không còn ai, trong một trận tấn công của địch mấy tháng trước, xác không kịp mang đi, được lấp vội vàng tại đây, ngay dưới chân vọng gác này.

*

Gió rít mạnh hơn, tiếng rít của núi rừng hay tiếng rít ai oán của những thây ma đang nằm rên rỉ dưới đáy hố bom? Thạnh rùng mình kéo cao cổ áo. Người anh em phía bên kia muốn về báo hận ta chăng? Thôi, hận nhau làm gì nữa, các anh nằm dưới đáy hố bom thì cũng đâu khác gì tôi đang ngồi dưới đáy vực của cuộc sống này. Nói cho cùng, chúng ta không phải là đồng đội, nhưng là đồng nghiệp với nhau đấy chứ. Các anh không thấy sao? Chúng ta đều là những người trẻ, đi lùng giết nhau để tranh giành những thung lũng, những ngọn đồi đầy xác chết.

Thạnh dợm người, với tay kéo mạnh chiếc cần câu. Chiếc cần vẫn cứng ngắc như có ai ghì lại dưới đáy. Mặt nước bây giờ đã đầy bóng tối. Thạnh căng mắt nhìn.

Không còn thấy cái phao.

Bõm...

Có ai vừa nhảy xuống nước, hay tiếng của một vật gì rơi.

Thạnh giật mình hốt hoảng, định bỏ chạy, nhưng cái cần câu trên tay kéo giữ Thạnh lại.

Và, Thạnh thoắt nghĩ đến cái lưỡi câu.

Ừ, cái lưỡi câu. Thạnh không thể để mất cái lưỡi câu. Hai thìa muối, cả một gia tài đã mất, một quyết định lớn đã làm sau bao đêm suy nghĩ đắn đo. Cái lưỡi câu và những con cá mơ ước, có lẽ nào Thạnh lại chịu thua.

Thạnh toát mồ hôi. Phải quyết định. Giật mạnh cần thì sẽ mất cái lưỡi câu. Lội xuống nước mò theo sợi dây cước tìm cái lưỡi câu thì... Thạnh rợn người không muốn nghĩ tiếp.

 Bóng tối bây giờ đã dày đặc. Thạnh co dúm người, gục đầu xuống hai tay đang ghì chặt chiếc cần câu.

Lạnh, và sợ. Nỗi sợ hãi ập xuống cùng bóng đêm, cái lạnh cào xé cùng gió buốt. Thạnh run rẩy, tuyệt vọng. Và muốn bật khóc.

Nhưng cùng lúc ấy, hình ảnh cái lưỡi câu và những con cá béo nhẫy hiện ra. Can đảm lên Thạnh ơi, chỉ cần mò theo sợi dây cước, lặn xuống nước thì sẽ “cứu” được cái lưỡi câu, sẽ có cá ăn. Sẽ có cá ăn...

Bỗng dưng, Thạnh nhận ra mình đang đói.

Cái đói cồn cào ruột gan, cái đói quắt quay trí não, cái đói thúc giục chân tay, nó kéo đôi chân cong queo của Thạnh đứng lên, nó đẩy thân hình xác xơ xiêu vẹo của Thạnh chập choạng bước tới.

Thạnh nhắm mắt. Hai tay ôm ngực chận cơn nôn. Méo miệng cười, nhào xuống nước...

 Cao Xuân Huy

Ý kiến bạn đọc
28 Tháng Sáu 20206:33 SA
Khách
Đau lòng !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80672)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85671)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88854)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92102)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89819)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 111283)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91887)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91406)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81676)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86154)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.