- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Mùi người

01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 35240)

 

tau_hoa-internet-content


Nàng nằm im. Mắt nhắm. Nàng cố tưởng tượng đến một điều gì đó. Nàng muốn kí ức xóa nhòa nhoạt cái khoảnh khắc hiện tại này.

Thuốc mê đã ngấm vào tận xương tủy và làm tê liệt đi mọi giác quan trí não của nàng. Nhưng nàng ngờ ngợ như có một cái gì đó trong người nàng vẫn tỉnh táo. Sự tỉnh táo ấy thật đáng ghê sợ. Nó khiến nàng có cảm giác. Nàng biết sự sắc lạnh của con dao trắng bóng ấy đang chạm vào cơ thể nào. Từng chút một. Từng chút một. Sâu dần. Tê tái. Có một bàn tay nào đó chạm vào cái khoảng trống vừa bị rách lộ ra trên cơ thể nàng. Bàn tay ấy có thể xác định đúng chỗ cần phải chạm vào để có thể lôi cái vật thừa thãi trong người nàng ra. Thời gian chỉ như một cái chớp mắt. Vậy mà nàng lại như nhìn thấy rõ hình hài của cái sinh vật ấy. Nó đỏ hỏn. Nó không có hình hài. Nó bầy nhầy như một túi rác dính máu. Nó có mùi tanh của thức ăn cũ trộn với máu, và những chất gì đó. Nàng cũng không thể biết được. Người ta cũng chẳng cho nàng nhiều thời gian để nhìn ngắm, hít hà cái mùi ấy. Chỉ trong thoáng chốc. Cơ thể nàng lại chỉ có riêng một mình nàng trú ngụ. cái sinh vật thừa thãi ấy đã bị đuổi đi.

Nàng tỉnh dậy. Nàng cảm giác cái mùi đáng sợ ấy ngộp ngộp, đặc quánh quanh cái không gian này. Nàng bỏ chạy. Nàng chạy rất nhanh. Cơ thể nàng đau nhói nhưng nàng không thể ngừng chạy. Cái mùi ấy quấn chặt lấy cơ thể nàng. Tràn đầy trong mũi nàng. Nàng không còn cảm thấy được một thứ mùi nào khác.

Nàng mua vé tàu, và tự nhủ: “Phải đi khỏi đây. Mình phải đi khỏi cái nơi chết tiệc này ngay lập tức”.

10 giờ 5 phút. Nàng bước lên tàu. Ghế số 12 toa 3. Cạnh cửa sổ. Nàng nhắm nghiền mắt lại. Im lặng. Hít thở. Đám người xung quanh nàng vẫn còn nhộn nhạo với cả tá hàng hóa mang theo. Nàng bắt đầu ngửi được thấy những thứ mùi xung quanh mình. Chuyến tàu trưa ngập ngụa mùi người, mùi mồ hôi, mùi quần áo, mùi giầy, mùi tất, mùi coca, mùi bia, mùi bánh ngọt, mùi… và mùi, và… mùi. Tất cả những thứ mùi có thể gọi thành tên, chúng trộn lẫn lộn quện dính vào với nhau đê tạo thành thứ mùi vị đầy đủ nhất. Những người xung quanh nàng gọi chúng là mùi cuộc sống. Nhưng họ sợ cái mùi cuộc sống ấy. Mỗi người đều thủ sắc cho mình một chiếc khẩu trang, hay khăn rộng để bịt kín cái mũi của mình lại. Vậy là mùi hết đường để đi vào giác quan của họ. Họ chẳng cảm thấy gì những mùi xung quanh nữa. Nàng thì khác họ. Nàng cố căng hai cảnh mũi của mình lên để hít hà những cái thứ mùi bừa bộn, bẩn thỉu xung quanh mình. Sự đậm đặc của chúng sẽ giết chết cái mùi của sinh linh mà nàng vừa ngửi thấy. Nàng hít hà. Nàng ra sức hít. Nhưng sự cố gắng của nàng chỉ là sự tự đánh lừa một cách hoàn toàn tuyệt vọng. Sự thật là nó vẫn đang tồn tại. Ngay cạnh nàng. Cái mùi âm ỷ ấy khiến nàng nhớ lại sinh linh mà mình vừa vất bỏ. Cái sinh linh mà nàng tưởng rằng đó là kết tinh của hạnh phúc. Nhưng cái kẻ cùng với nàng tạo ra nó đã đẩy nàng vào một sự thật trần trụi. Nàng chỉ là một ả cave mạt kiếp. Nàng không có quyền làm người. Nàng không có quyền làm mẹ. Nàng chỉ là công cụ cho hắn và những kẻ như hắn. Hắn đã dụi đầu nàng vào cái phòng tối với một ả bác sĩ cô độc. Chỉ trong chớp mắt. nàng đã chẳng thể làm mẹ.

Nàng đã ghê tởm cái mùi trong phòng tối ấy. Nhưng đó là chút ký ức duy nhất để nàng có cảm giác về sinh linh bé nhỏ đã tồn tại trong người nàng hơn tháng trời. Nàng đã không nhỏ lấy một giọt nước mắt cho nó. Nàng sợ. Nàng chưa bao giờ dám có cảm giác với bất cứ điều gì. Nàng đã học được điều đó trong những năm làm việc của mình. Câm lặng. Nàng chỉ có công việc. Đó là công việc của nàng. Những kẻ đã đến với nàng cũng chỉ như khách mua hàng. Cái sinh linh được tạo ra kia chỉ là sản phẩm ngoài ý muốn. Nàng và kẻ ấy đều không hề muốn. Nó là vật dư thừa của một cuộc hoan lạc giả dối. Nó không cần cho cuộc đời nàng. Vất bỏ một vật dư thừa là đương nhiên. Nàng đã cố gieo vào mình những ý nghĩ ấy. Nhưng nàng không thể cưỡng thoát được cái ám ảnh mùi còn lại. nàng chìm vào trong đó như chạy trốn, như ngờ nghệch, như xa lạ, như quen thuộc. Cái mùi của người chết. Một đứa trẻ chưa kịp thành hình đã bị giết chết.

Tàu chạy lê thê ngày sang đêm. Gió ào ạt qua những khung cửa sổ còn ngỏ. Mùi không khí lan dần dật khắp các toa tàu. Mùi không khí sống sượng khiến nàng ngạt thở. Nàng tiếp tục nhắm mắt. Mùi của con nàng đang vây đặc, quấn chặt thành những vòng dây xung quanh cơ thể gầy yếu của nàng. Nàng không thở được. Nàng cố giãy giụa. Nàng cố xua đuổi. Nàng cố hít hà chút không khí sống. Nhưng đã muộn quá. Mùi hôi hám của sinh linh đã chết ấy thiết chặt lấy người nàng. Nàng quỵ xuống. Nước mắt bắt đầu giàn giụa. Nàng lặng lẽ khóc. Nàng lặng lẽ thở. Nàng thở mạnh dần, mạnh dần, nhưng chân tay nàng bắt đầu run rẩy. Mắt nàng nhìn trong ảo ảnh hoang mang. Có một đôi mắt trân trân nhìn nàng. Chối bỏ. Ra đi.

Nàng ngã quỵ xuống nền tàu. Chới với. Nàng đã nhìn thấy con nàng. Nó thực sự là hình dáng của một con người. Nó có nụ cười của con người. Như nàng của một thời quá xa xôi. Lâu lắm rồi nàng không còn cảm giác con người nữa. Nàng ngửi thấy mùi người trên cơ thể sinh linh ấy. Mùi người chết. Nàng nhìn thấy nó đến gần và nắm chặt tay nàng dắt đi. Ánh mắt nàng nhòa nhòa hoai hoải những hư vô…

Phong Linh
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 37276)
Tôi ít thấy ai yêu thơ như Mai Thảo. Thuộc rất nhiều thơ, đặc biệt thơ tiền chiến và thơ những năm đầu kháng chiến, Mai Thảo có thể nói chuyện về thơ miên man từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác. Dường như chỉ khi nói chuyện về thơ, Mai Thảo mới hoạt bát, sôi nổi, say sưa, gửi hết hồn mình trong từng tiếng trầm tiếng bổng. Ly rượu trên tay, đầu lắc lư, mắt lim dim, Mai Thảo nói về thơ với giọng vừa xúc động như khi người ta kể lại một mối tình đầu, vừa thành kính như một con chiên kể về cuộc đời của Người Cứu Thế. Với Mai Thảo, thơ là cái gì thiêng liêng, rất đỗi thiêng liêng, như một tôn giáo. Với Mai Thảo, thơ, "chỉ thơ, mới là ngôn ngữ, là tiếng nói tận cùng và chung quyết của văn chương"
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35041)
Chiến tranh kết thúc trên quê hương cô. Gió hòa bình thổi suốt từ bắc chí nam. Nhà nhà say mê chiến thắng. Người người ngột ngạt với cơn sốc hòa bình. Không còn ai nhớ đến lỗ hổng nơi trái tim cô.
24 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35941)
Nàng gặp một tỳ kheo. T ỳ kheo hỏi: Con đã quy y sao lại mê cờ bạc? Gia Ái đáp: Dạ, trong năm đều răn của nhà Phật (2) không có điều nào cấm cờ bạc. Tỳ kheo khẳng định: cờ bạc là gian dối… Gia Ái đáp: Dạ, càng không. Ở xứ Mỹ, đánh bạc trong các sòng bài đều minh bạch. Đánh bạc là một nghệ thuật kế hợp giữa trí tuệ và may mắn. Tỳ kheo lắc đầu, bỏ đi. Cờ bạc dễ kéo theo sân si. Tiếng xào xạc lá cây bồ đề khô xa dần xa dần rồi mất hút.
21 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 31857)
T ối nay em uống rượu gì Anh muốn biết nỗi buồn trôi đi bằng giọt trắng sake hay màu nho tím Hay em lại đốt vàng mã để hối lộ nỗi buồn đi xa Hay em đang viết những giòng thơ không hồi kết cuộc
21 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35308)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Nhà văn Trần Thanh Cảnh sống và làm việc tại Việt Nam. Truyện ngắn " Giáo sư Kê" như " tiếng chuông cảnh tỉnh" cho tầng lớp "Trí thức đểu" mà hàng ngày họ góp phần lừa mị người dân trên các báo trong nước hiện nay. Đây là một truyện khá tâm đắc của tác giả gởi đến Hợp Lưu như một chia sẻ cùng quí văn hữu và bạn đọc.
20 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34344)
Tôi nhìn thấy em bốc lửa ở Yosemite. Lửa trại cháy bùng ký ức. Ngàn năm sau tôi vẫn nhớ khuôn mặt em ngời sáng. Lửa bập bùng, củi nổ tí tách, những đốm than hồng nở xoè trong mắt em. Đôi mắt phượng dài hút đêm thâu. Càng về khuya, ánh lửa càng xanh biếc. Hơi nóng hun ngùn ngụt. Em phừng lên như ngọn lửa. Tôi nóng ran người, bừng bừng mặt.
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33179)
Mở đầu cuốn Những cuộc đời song hành , Plutarque viết: “Sossius Sénécion ạ, khi miêu tả Trái đất, các sử gia đẩy ra sát mép bản đồ của họ những vùng đất mà họ không biết và chú ở bên cạnh: “vượt qua ranh giới này chỉ còn là sa mạc hoang vu và thú hoang nguy hiểm” hay “đầm lầy u tối” [1,75]. Hẳn rằng, nếu như không có sự ảnh hưởng trực tiếp, thì Trần Đức Tĩnh đã viết Đối cực (Nxb Trẻ, 2014) cũng với một cảm hứng gần như tương đồng với Plutarque trên góc độ quan niệm có những thế giới song hành, khác biệt nhưng lại tương tác nhân quả lẫn nhau.
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34294)
m ùa lặng lẽ theo mùa rơi qua âm u tháng Tám  bỏ lại anh lạc lõng phía câu ca không lời dẫu hồn nhiên đứng lơ ngơ giữa ngã tư, ngã năm , hay ngã bảy vẫn nghe lòng lưa thưa vắng một mình thôi
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32769)
...toàn cảnh các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong từ Trung Quốc xuống tới Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam cho dù mang những tên gọi khác nhau nhưng đó vẫn là những đất nước chưa có dân chủ, vẫn là những “xã hội hình tháp – social pyramid” nói theo ngôn từ của nhà xã hội học Miến Kyaw Nyein, với đỉnh tháp là thiểu số thống trị và dưới đáy vẫn là đa số những người dân nghèo khổ bị khai thác và bóc lột.
16 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32565)
t ôi thấy có sự màu mè giả dối những đóa ny-lon bày tràn đìa ngoài chợ bức bình phong bận đại cán ngay đơ gỗ que loe ngoe chòm râu tủm tỉm cười trên đầu trẻ thơ những tấm vé số say xỉn mua giùm mua giùm đi đất nước tôi sắp sửa trúng xịn lô hàng giát vàng giát bạc