đứng đợi. cuối đường mình em mây nghiêng. chiều vàng phụt tắt nửa khuya trăng gấu bên thềm tàn mộng. khói bay dờ dật
hương đưa. kỵ sĩ một thời luân xa tàu hú ngầy ngật tiếng còi chết chẹt sinh nhai quẹo một khúc cầm rất gắt
có khi o ép nằm vào có khi tràn ra đại hải nằm cao. gác mái nằm cao sao tua rớt tràn lên bãi
bước tới. lúc nào tùy nghi đứng lại. chùng chình đứng lại thôi con suối đã mơ hồ trỗi một bóng cười xa ngái
hoàng xuân sơn 6 mai 2014
lục bát liên đới
khúc nghiễm
nghiễm nhiên con quạ xa bầy khi không lục dưới tầm tay vết chàm xanh rờn lên mặt thảo am chẳng phải cư sĩ đường hoàng tứ thân nghiễm nhiên dép cỏ không cần đi mô rồi cũng mười phân gậy cùn
rựt
lòn tay dưới chiếu bần thần hóa ra ngứt một cọng lân lý buồn cườicười bạn rủ. cười không ừ thì cười với lông bông cửa nhà
dòm
chẳng phong trào cũng nín khe nhìn qua lỗ khóa tư bề tối om bà con ơi mấy cái hòm tự nhiên bật nắp ngó lom lom đời
I. Mấy câu hỏi, đúng hơn là những ý tưởng như bâng quơ, có gì hơi cổ lỗ, song vốn nằm sâu trong tiềm thức và có khả năng đánh thức sự lười biếng của tư duy giữa bao lo toan bề bộn đời thường lắm khi thấm máu và nước mắt: “Vì sao tôi viết“, “Văn học có ích gì cho xã hội?”, “Ngày hôm nay, văn học có cần thiết lắm không? Cần cho ai?”, “Văn học với thực tại xã hội?”, “Điện ảnh cần gì ở văn học”, v.v.
Mùa trăng, với chúng tôi chỉ có một ngày duy nhất. Đúng rằm, phải đúng ngày 15.
Nghe cứ như ngày của cúng bái khói hương, với hoa trái cùng tiếng chuông chùa trong những chiều lao xao, đình đám...
Nhận được tin buồn
Nhà thơ-Nhà văn Hoài Ziang Duy
Sinh năm 1948 tại Châu Đốc- Việt Nam
Tạ thế ngày 1 tháng 6 năm 2022 - tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ
Hưởng thọ 75 tuổi
Nhận được tin buồn hoạ sĩ Rừng- Nguyễn Tuấn Khanh
(Viết văn với bút hiệu Kinh Dương Vương, làm thơ với bút hiệu Dung Nham)
Sinh ngày 14 tháng 3 năm 1941 tại Nam Vang, Cam-pu-chia
Tạ thế vào ngày 8 tháng 6 năm 2022 tại Nam California, Hoa Kỳ
Hưởng thọ 81 tuổi
Trong những ngày chờ đợi có nhà sản xuất phim, T. cận tôi ngồi đọc và hỏi han để lấy tư liệu cho một cuốn sách nhỏ đang “âm mưu”, viết về đời sống Điện ảnh nước nhà & thân phận những thế hệ người làm phim từ trước tới nay - trong đó có tôi. Tôi đọc lại hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn mà tôi hâm mộ kể từ khi đọc cuốn “Bông hồng vàng” của K. Pautovski do ông dịch từ tiếng Nga… Tôi chợt nhớ lại những ngày tháng không được làm phim, phải rời cơ quan vào Sài Gòn làm thuê, viết thuê…
Nếu ai đã đọc "Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hóa", chắc chắn đều bày tỏ sự thán phục đối với tác giả, tôi cũng vậy. Tác giả NTV đã đem tấm lòng thành cùng với nhiệt tâm thu thập dữ liệu về các nhân vật nói tới trong sách, cùng với các hình ảnh ghi dấu cuộc đời bể dâu của họ. Tuồng như tôi thấy họ sống lại thêm một lần nữa. Thật vậy, khi nhìn thấy hình ảnh một nhà văn quen biết ra đi từ lâu, và qua lời kể chuyện của tác giả, tôi xúc động biết bao, tưởng chừng như người ấy vẫn ở đâu đó, chưa một lần vĩnh biệt.
Đôi khi trên con đường đã chọn /
ta bước đi một mình, /
chỉ những cọng cỏ khô và bụi đường làm bạn, /
đôi khi trên những trang viết, /
ta cũng lại một mình, /
chỉ những con chữ vừa hiện ra - làm bạn, /
làm vui
Em cúi đầu, giọng thấp hẳn xuống:
- Cô ơi, theo em được biết, hồi xưa, một trong những hình phạt vô cùng kinh hãi là tứ mã phanh thây.
- Ừ, chỉ hình dung thôi cũng đủ khiếp sợ.
- Dạ, tay chân của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào chân bốn con ngựa. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng; nếu không có nài ngựa, người ta sẽ thét to lên hoặc đánh ngựa để chúng hoảng sợ bỏ chạy. Và bốn sợi dây sẽ kéo tay chân phạm nhân đến khi thân thể của họ bị xé ra.
- Ôi thôi! Nghe sợ quá! Sao bỗng dưng em lại nói đến chuyện đó?
Em chậm rãi:
- Dạ, em đã tìm đọc nhiều thiệt nhiều những kiểu hành hình đau đớn nhất để coi cái đau của mình cỡ nào. Cô ơi, em đã từng bị hành hình theo cách tứ mã phanh thây!
- Hả?
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.