- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LỜI TIÊN TRI CỦA GIÓ

25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34019)

angiang_3-_nhnam-content
 Ảnh Nguyễn Hoàng Nam


LỜI TIÊN TRI CỦA GIÓ

 

Gió đã nói với anh về căn phòng mệt mỏi của buổi giao mùa

khúc tiềm thức màu xám mọc lặng lẽ trên sự an nhiên

những dãy số nở dài mùa lúa trổ

sần sùi đêm

gió đã nói với anh về những nơi đã đi qua

tròng mắt rưng sậy lau chiều ngút lửa

những mụ đầm rô đào hài cốt vinh quang mục rữa

thằng già cơ ngoác miệng vỗ tay hời

canh bạc thua

bài thơ mất hút phía không lời

 

thành phố mang mùi buồn bài thơ mang mùi buồn những ngày đang sống nhuốm mùi buồn

anh cúi mặt giữa đêm mượt đen phù thủy

nét kiều mỵ của đêm đã không còn hấp dẫn

những đêm đồng dạng màu

những đêm đồng dạng sâu

phức cảm mọc cánh đầu lá úa

thôi đừng đập cánh chiều ngút lửa

bài thơ chết oan lâu rồi

đừng khai quật chi hầm mộ

niêm phong đi rồi ngủ tôi ơi.

 

Phương Uy

 

 

BÀI THƠ CHẾT NON

 

 

Trống vỗ âm khàn rè giọng

kèn nhị tỳ lửa ma trơi

lối về không âm vọng

bặt khứ hồi

tro lạnh

tóc xanh ngút lửa

độc bình - chân dung

ngày xanh không hẹn

lối mưa phùn

trắng màu hoa không hối tiếc

trắng phù dung

trắng câu độc thoại

hợp âm rè trắng muôn trùng

 

chiêm bao mùa khô

nằm nghe xương nóng

nghi thức ùn ùn nhịp bước

ngô non búng sữa khuôn tròn

nhịp bước ngày nào ù ập sóng

 

bài thơ tối nghĩa

ngôn ngữ què quặt chết non

dưới lòng sâu mộ địa

sọ

tẩy trắng

nước tràn.

 

 

 

Phương Uy

 

 

 

BÀI THƠ CHẾT NON II

 

Rồi cũng đến lúc không còn để nói

câu tiên tri nở trắng cánh phù dung

rồi cũng đến lúc không còn để đợi

khúc tình xa rớt lại giữa lưng chừng

 

 

Anh cúi mặt giữa thiên hà vạn kỉ

nghe trong lòng một khúc nhớ phôi thai

dẫu vẫn biết nhớ thương là xa xỉ

vẫn bâng khuâng trên lối nắng trôi dài

 

Ngày tháng lặng bên biển đời chật hẹp

gió mồ côi thổi buốt chiếc hôn thừa

câu thơ cũ không còn chi để mới

nghe buồn tênh về trắng cánh thoi đưa

 

anh ngồi ghép những vần chênh chao cũ

nắng tháng Năm thiêu buốt lửa mặt trời

bài thơ ấy đâu cần chi phủ dụ

đã qua đời giữa sến suá khơi khơi

 

 

Phương Uy

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98826)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32258)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110666)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128067)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84045)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.