LTS: Những bài thơ của nhà thơ Võ Việt Dũng trích từ tập "Cuối Đời Rồi Em Có Theo Không" (in chung với tác giả khác) tại Pháp cuối thập niên 80. TCHL Tâm sự cùng Nguyễn Du
" Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như "
Nói gì ba trăm năm Ngàn năm không tiếng khóc Ngày mai lẫn ngày xưa Thiên thu bạc màu tóc Xưa thương ai huyệt lạnh Người bỏ lên núi cao Đọc thơ vào cô quạnh Giờ đây còn âm hao Ta mấy năm trôi nổi Quê người chắc trắng xương Ba trăm năm tri kỷ Gặp nhau khúc đoạn trường Ta một đời hiu quạnh Gởi hồn lên núi cao Hét to vào xa vắng Nước mắt rơi phương nào ?
Nỗi lòng Từ Hải
Phút giây ta bỏ quên đời Ta cười Cho đẹp môi người dấu yêu Hiểu chi em hỡi ! Thuý Kiều Mặt trời đã lạnh bóng chiều hoang sơ Mất em tan nát cơ đồ ! Tiếc chi giấc mộng giang hồ bấy lâu Thương ai giòng lệ em sầu Hồn này nhớ mãi một màu mắt em
Lúc Kim Trọng trở về
Khi về đã lạnh vườn xưa Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi Giờ em heo hút phương trời Biết chăng đây có một người nhớ thương Lòng còn nói chuyện yêu đương Hoa đào xưa đó đâu Vương Thuý Kiều Lá rơi ngỡ bước người yêu Nhìn ra chỉ thấy quạnh hiu một vùng
Giòng thời gian
Có những giòng sông tên lãng quên Giòng sông chuyên chở những ưu phiền Tóc em xưa vốn nhiều mê hoặc Là một giòng sông đã ngủ yên
Ta với đêm trường
Ta với đêm trường nhìn nhau mãi Bóng tối dài như một ngày mai Thinh không ngã trên ta đứng thẳng Đã làm đau suốt cả hình hài
Bốn phương bao la một hồn quạnh quẽ Nghe đời mình chới với trên cao Đèn nhà ai xa kia chợt sáng Lòng thắp lên ngọn nến ước ao...
Đôi mắt nhìn sâu ngày đi đến Ta còn đây bát ngát niềm thương Ai mơ màng đêm dài lắm mộng Ta còn đây đối diện đêm trường...
anh sẽ không nhận ra em /
gặp nhau bên ngoài thư viện /
đơn sơ, blue jeans T shirt không son phấn /
một cuốn sách mở, anh sẽ đoán /
dù mọi người đang viết tiểu thuyết bí ẩn. đời mình
thành phố tan hoang mảnh vụn /
phố nhà, cao ốc, bệnh viện vỡ tung /
thây người la liệt /
khói lửa ngút trời /
từ đâu niềm hung ác của kẻ láng giềng thô bạo /
mới hôm qua là anh em ?
Xin mượn tạm tên tập thơ của thi sĩ họ Chế để miêu tả cảnh tượng cơ quan cũ của tôi trong ngày 30 tháng 4 lịch sử, cùng tâm trạng chung của nhiều cô bác, anh chị em từng làm việc tại đây: Hãng phim truyện VN, 4 Thụy Khuê Hà Nội, cơ sở làm phim truyện lớn nhất nước - mặc dù tính chất Điêu tàn mới chỉ nói được phần nào cái vẻ ngoài của hiện tượng cũng như bản chất sự việc… / ... Nền điện ảnh đàn em, sinh sau đẻ muộn ở ta tuy không mắc căn bệnh ung thư tới độ trầm trọng như sự miêu tả của Bondarev, song lại không có đủ nội lực để tự vượt thoát và tự “xạ trị” như “ông lớn Mosfilm”, nên đã bị “đầu độc” một lần tới gần chết vào đầu những năm 90 thế kỷ trước - khi Liên Hiệp Điện ảnh VN đã có chủ trương hãm hại nó bằng nhiều phương thức khá tàn độc - trong đó có việc xóa bỏ tất cả các rạp chiếu phim và chuyển chúng thành quán bia, vũ trường, các kinh doanh văn hóa lặt vặt không dính líu gì tới Nàng tiên thứ Bảy… Hãng phim, cùng cả nền ĐA dân tộc chết lâm sàng từ đó...
Những ngày 11, 12 tuổi, vào những năm 73-74, tôi say mê Phan Nhật Nam. Anh trở thành thần tượng của tuổi thơ, với những ngày dài trên quê hương, những ngày bi thảm, những ngày thê lương, những ngày gẫy vụn, trong nỗi sợ khốn cùng. Nỗi sợ trái lựu đạn đã bật kíp. Nỗi đau vô hình của đồng ruộng ẩn chứa triệu trái mìn. Nỗi đau thắt ruột của người cha xếp xác con, trên đoạn đường từ Quảng Trị về Huế. Trong bất mãn của người lính trước một hậu phương vô ơn. Của người lính miền Nam phải tự vệ giữa một thế giới làm ngơ những thảm sát tập thể ở bãi Dâu, ở trường tiểu học Cai Lậy. Khác những nhà văn quân đội khác, tính chất bi tráng của một xã hội dân sự thời chiến phủ trùm lấy bút ký của Phan Nhật Nam, vượt lên trên các trận đánh. Không phải Mùa hè đỏ lửa, mà Tù binh và Hòa bình, Dọc đường số 1, Dấu binh lửa mới thực sự ghi lại suy nghĩ của một quân nhân trong chiến tranh. Bên cạnh, nhật ký của Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc chỉ là những tiểu xảo của những sản phẩm được biên tập.
Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết. Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẵm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ.
chỉ là cảm giác, anh biết không /
một cái gì đó ta không thể cầm, nắm, bắt và ngăn /
trói bàn chân, em cố ngồi dậy mà vẫn không thể bước /
hình như chúng ta mỗi người trôi về một hướng /
hình như em không còn là em /
hinh như anh không còn là anh /
Nói một cách đầy đủ là: Nguyễn Du - người Việt Nam đầu tiên đã tìm mọi cách giúp Dân tộc mình “thoát Trung” - một khái niệm hiện đại mang ý nghĩa Địa-Chính trị, Địa-Lịch sử trọn vẹn, có tính thời sự sâu sắc.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.