- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CỬA HÀNG MUA BÁN GIẤC MƠ

16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31128)
Xuân phong nhật hạm lộ hoa nùng"

co_cao_4_ngan-_rung_2014-content
 Cổ cao bốn ngấn-tranh Rừng

Cô biết mình đã đi lạc.

Quảng trường Place du Tertre viền quanh ngọn đồi Montmartre đúng giữa 12 giờ trưa chợt thưa vắng người. Mới ít phút trước đây thôi, trên con đường lát đá cổ gần 600 năm ngập tràn khách du lịch và quán cà phê lộ thiên, những sạp hàng bán đồ mỹ nghệ, lưu niệm tràn ra hai bên đường, những họa sỹ đường phố vẽ chân dung như múa bút trên khung tranh, cả khối người ngồi quanh người nghệ sỹ già lướt đôi tay trên cây đàn Harp réo rắc bài My way quen thuộc giữa đồi cỏ gió lộng và vài cặp dìu nhau trong tiếng nhạc như thế giới chỉ tồn tại có riêng hai người...

Tất cả đã biến mất.

Chỉ còn quán rượu CON MÈO ĐEN nằm sõng sượt vắt qua góc hai con phố và xa xa cối xay gió màu đỏ thẫm của tửu quán cabaret Moulin Rogue nhô lên trên nền trời thu trong văn vắt.

Cô ngập ngừng trước một con hẻm nhỏ, đá xanh lát đường mòn vẹt in hàng trăm dấu chân, khắp lan can bên hiên nhà phủ kín hoa tử đinh hương màu tím, lá vàng đầu thu xào xạc mang hơi lạnh nồng nàn. Đúng là tháng 8 ma mị của Paris.

Con hẻm vắng người lạ kỳ dẫn cô vào một cửa tiệm u tối, ngoài cửa kính màu sắc thế kỷ thứ 18 chỉ treo vỏn vẹn một biển hiệu xộc xệch và bức tranh chân dung sỉn màu. Cô ghé lại gần nhìn kỹ và choáng váng; chân dung của chính cô, lệch lạc, méo mó nhưng đúng là đường nét Á đông của đôi mắt 1 mí cách xa nhau, sóng mũi thấp, gò má tròn dẹt và đôi môi hơi cong hai bên khóe. Đôi mắt hoảng loạn, hoang mang trong bức tranh nhìn chòng chọc vào cô, như chính hình ảnh của cô đang phản chiếu từ một tấm gương trung thực. Soi thấu được tâm hồn đầy u ám của cô lúc này.

Hàng chữ trên bảng hiệu xiên xọ, líu ríu đổ vào nhau, nhưng cô vẫn có thể lẩm nhẩm đọc được:

- Cửa hàng mua bán giấc mơ!

Một chú bé từ đâu nhô đầu ra nhìn cô bằng cặp mắt đen lém lỉnh của dân di-gan :

- Mời quý cô vào bên trong ạ, bảo đảm còn nhiều thứ hay hơn nữa.

Bên trong cửa hàng tối tăm và lộn xộn, mang đặc trưng của tiệm bán đồ cổ hơn là cửa hàng đồ lưu niệm. Từng món đồ vất chỏng chơ trên các quầy kệ xộc xệch bí ẩn dưới lớp bụi dày, vừa cam chịu, vừa ẩn ức.

Cô lơ đãng phóng tia mắt tò mò qua hàng kệ đầu tiên, nơi một chiếc gương đồng treo lắt lẻo bên một tấm thảm cũ mèm hắt lên thứ ánh sáng vàng viền kim tuyến mờ ảo. Soi mặt vào chiếc gương đồng xám xịt, một đôi mắt đen dài nhìn lại cô chăm chăm, đôi mắt buồn não nùng và sóng sánh như có sóng, làn da trắng nuột nà. Nhan sắc kiều mỵ này gợi lên hình ảnh nào đó, quen thuộc, như đã gặp ở đâu! Chiếc yếm kha tử đỏ thắm che ngang ngực không giấu nổi sắc xuân rừng rực thu hồn người, chiếc trâm có đính hoa Mẫu đơn rung rinh hắt ra mùi hương ngọt ngào làm tê dại đầu lưỡi, vài sợi tóc bay bay sực nức hương trầm gời gợi. Một câu thơ cũ thoáng qua đầu cô:

"Vân tưởng y thường hoa tưởng dung

- Nàng đã nhận ra người này rồi có phải không?

Từ góc tối nhất của gian phòng, một giọng nói không trầm, không bổng, nửa như kim loại, nửa như đất nhão, vọng đến tai cô. Lờ mờ một khuôn mặt không hình dạng hiện ra, khuôn mặt không ngừng biến đổi; đôi mắt dài, hẹp, kín đáo của người Hoa, sóng mũi quặp nhọn sắc mang nhiều nét Do thái, cặp môi mỏng như một đường chỉ trên gò má quàu quạu và tia mắt lạnh lùng nhưng tinh quái của diều hâu rình mồi. Gã chủ tiệm tiến đến thật gần, gã cất giọng, thứ tiếng Việt gần như hoàn hảo, khoan vào não cô đều đều, gây ảo giác như cô đang nói chuyện với chính cô:

- Người đàn bà trong gương chính là Dương lệ Hoàn, nàng quý phi được sủng ái nhất của hoàng đế đại Đường. Ta đã giúp nàng đạt được giấc mơ của nàng; chiếm trọn trái tim của Đường minh Hoàng, đổi lại, ta chỉ lấy trái tim của nàng và nàng trở về với ta muôn đời trong chiếc gương đồng này- gã mỉm nụ cười héo hắt.

Cô giật mình, lùi lại một bước, chân đạp lên tấm thảm nhàu nát trong góc phòng.

- Nàng có nhớ chiếc thảm này không? Chiếc thảm bay của Aladin. Nó đã giúp loài người thực hiện được giấc mơ bay điên rồ của mình. Đổi lại giấc mơ tới gần các vì sao là con người ngày càng đi xa khỏi căn nhà của chính mình và người thân chung quanh.

Vuốt ve một miếng da nhăn nheo rúm ró, cũ kỹ trên tay, gã nheo mắt nhìn cô:

- Ta có cả một nhà văn vĩ đại nhất ở đây. Cuộc đổi chác thành công nhất của ta!

Cô thì thào trong cổ họng:

- Peau de Chagrin, Miếng da lừa của Honore' de Balzac!

- Chính xác! Ta khâm phục trí nhớ của nàng, không phải ai cũng đoán ra được vật nhỏ bé tầm thường này. Nhưng nó đã làm nên một tác phẩm vĩ đại và một văn hào vĩ đại!

- Ông đã lấy đi những gì từ Honore' de Balzac?- Cô thốt lên kinh hoàng.

- Không có gì, một chút thôi, nhỏ bé thôi. Sự hủy hoại tâm hồn và cô đơn! Cô đơn là cái giá quá hời phải trả cho một thiên tài- gã khùng khục cười.

Gã nhìn xoáy sâu vào mắt cô:

- Còn nàng? Ta biết giấc mơ thầm kín của nàng. Ta biết hết. Không có gì thoát khỏi mắt ta.

Cô lặng lẽ nhìn vào tấm gương đồng. Giấc mơ thầm kín của cô?

Trong tấm gương, lờ mờ hiện ra một dòng sông, êm ả, uốn khúc giữa hai bờ xanh ngắt. Dòng sông lờ đờ như đang say ngủ, như không chảy. Sau màn sương mờ của dòng sông, tuổi thơ của anh, tuổi thơ của cô ngây ngất trở về. Từng đường nét trên khuôn mặt rõ dần, những đường nét quen thuộc, thân thiết như đã khắc vào tim. Từng đường nét đều làm đau đến nhói tim.

Lão già vẫn giữ nụ cười láu lỉnh:

- Giấc mơ thầm kín của nàng phải không? Nàng sẵn lòng đổi gì để người này mãi mãi thuộc về nàng, là của riêng nàng? Đừng vội vã nói bất cứ thứ gì nhé! Ta không tham lam đến mức đó đâu!

Cô lắc nhẹ đầu như cố rứt khỏi một ám ảnh. Suy nghĩ của cô, thật lạ lùng, hiện rõ mồn một trên tấm gương xỉn màu:

- Không! Em không muốn chiếm hữu anh hay có được anh cho riêng mình mãi mãi. Dù em sẵn sàng đổi 20 năm tuổi trẻ để được cùng anh già đi. Em muốn già đi cùng với anh, dù em chẳng hề quan tâm đến nếp nhăn trên khuôn mặt anh. Em không hề nhớ anh bao nhiêu tuổi. Tài hoa của anh, những suy nghĩ của anh, những nếp nhăn trong đầu anh mới là điều em quan tâm và tôn thờ. Em sẽ để anh ở lại nơi anh thuộc về. Hãy để trái tim và tình yêu của anh thành gió tự do bay đi lang thang trên dòng sông này. Chỉ có tự do mới chiếm hữu được một thiên tài!

- Tôi không đổi bất cứ thứ gì để chiếm hữu người đàn ông này!- cô thở nhẹ.

Lão già không giấu nổi sự thất vọng, đôi mắt tối sầm lại như một đường chì đen:

- Một ca lạ lùng! Không sao, ta thích những ca khó và lạ lùng. Còn giấc mơ văn chương? Ta biết không có người nào từ chối được giấc mơ văn chương và danh tiếng.

- Tôi phải đổi những gì?

- Đơn giản hơn chuyện tình yêu. Có người đã đổi lấy danh vọng bằng Lương tâm. Thật ra đã có danh vọng, đôi khi chẳng cần đến lương tâm làm gì! Có người sẵn sàng đánh đổi tư cách, tuổi trẻ để trở thành một nhà văn tên tuổi. Nàng xem, một nhà văn già có tiếng tăm thì không cần tiếc tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mau tàn và phù phiếm! Những gì mau tàn là phù phiếm.

- Có người không cần văn chương và cả danh tiếng nhưng cần tiền bạc, dễ dàng thôi, ta chỉ cần nhận lại đạo đức và tình yêu, đã có tiền bạc thì tình yêu sẽ tự tìm đến. Tiền bạc mua được tình yêu, điều đó không ai phủ nhận- gã cười lạnh lùng. Hào quang của tiền bạc che mờ đạo đức, không ai quan tâm đến những gì bị che mờ!

- Riêng với nàng, ta chắc rằng nàng khao khát thứ lớn hơn, vô hình hơn. Ta thấu hiểu lắm. Vô hình sẽ đổi bằng vô hình! Khát khao được viết, được thể hiện mình, được công nhận của nàng sẽ được đổi bằng một thứ siêu hình, chính là sự trống rỗng, hoang mang. Sau khi khát khao viết thỏa mãn, nàng còn lại trống rỗng và hoang mang. Thấy chưa, thật thú vị, và nhẹ nhàng, chính nàng cũng sẽ không biết nàng mất cái gì!

Cô rùng mình, xiết chặt tấm gương đồng, hiện giờ đang trống rỗng và co rút trong tay cô, như chính tâm hồn của cô sau sự đổi chác này:

- Không, ông sai hoàn toàn. Tôi không chỉ khát khao được viết ra và được công nhận. Viết ra là điều khởi đầu, viết ra điều gì đáng giá để lưu lại mới là mục đích cuối cùng và duy nhất. Điều đó tôi sẽ tự mình đạt được. Không cần cuộc đổi chác nào hết. Và không còn cuộc đổi chác nào nữa hết!

Cô ném mạnh tấm gương rúm ró vào góc nhà. Từng mảnh vỡ nhọn hoắt như mảnh cắt ghim vào người gã chủ tiệm, khuôn mặt gã biến dạng, méo mó, xô lệch và vụn vằn ra thành từng mảnh vụn lả tả.

Cơn gió lạnh thổi vào mặt, hất tung món tóc xoăn trước trán làm cô giật mình. Quảng trường lại đông đúc tấp nập, tiếng Hạc cầm vẫn rung lên bài My way quen thuộc, cặp nhân tình vẫn đắm say trong điệu nhảy chầm chậm.

Họa sỹ vẽ chân dung người Việt chấm vài nét cuối cùng lên khuôn mặt cô trên khung tranh:

- Đã hoàn tất rồi cô gái ạ. Cô có đôi mắt thật là mơ mộng.

Cô nhìn vào bức chân dung của chính mình, đôi mắt mơ màng như len sợi khói:

- Vì tôi cất giữ những giấc mơ của mình trong đôi mắt .

- Đó là nơi đẹp nhất để cất giữ những giấc mơ!

Người họa sỹ buông cọ cười hào sảng.

 

UYÊN LÊ


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 108938)
C âu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi [2] của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy? Câu hỏi này đã khiến cho những người từng theo dõi sự xuất hiện và phổ biến của những bài hùng ca [...] nhớ tới những bài hát của thời thập niên bốn mươi của thế kỷ trước.
16 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 95975)
N hìn cái tựa sách, ngắm bức hình người bạn đồng nghiệp (dư) cầm bút, đồng nơi sinh (Sơn Tây) và đồng tuổi (song thua tôi mấy tháng) chít cái khăn đầy vẻ giang hồ trên hình bìa, tôi không khỏi mỉm cười. Lững thững, theo vdict.com, là thong thả, ung dung, như trong “đi lững thững ở bờ sông,” và informatik.uni-leipzig.de cũng dùng cùng một định nghĩa.
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 102304)
S au nhiều năm bị giam cầm và cả 7 năm quản thúc tại gia, lãnh tụ dân chủ đối lập bà Aung San Suu Kyi được thả ra. Ngay sau đó, từ tháng 8 năm 2011, bà đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi phong trào quần chúng hãy bảo vệ con sông Irrawaddy cùng với yêu cầu phải tái lượng giá ảnh hưởng môi sinh...
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 117520)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91833)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89526)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 106217)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89498)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 102000)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 97069)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.