- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Hoàng Xuân Sơn - Bình Phương

12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34521)

 

papyrus01-_phannguyen_psg-content

  tranh Phan Nguyên

 

bình phương

 

 

 

 nhớ rồi, các bạn nguyễn nam an, vũ thùy hạnh,

 đặng hiền, cao xuân huy, trịnh y thư

 

 

lũy thừa

ở phía xe đi

đường nhân bội số

phương quỳ rực hoa

nhớ chong con mắt nắng lòa

cali

vàng chút thịt da của đời

nghe dài tiếng gọi

à

 ơi !

con sóng rót đậm

nghìn khơi thở cùng

nghe-chiều-thấm-độ-vân-long

hạt cười lên nước chuỗi trùng phùng đeo

lạnh ngây

một áng sương đèo

lùa tay hứng vội

mùa theo bước

về

 

 

hoàng xuân sơn

cửu trùng không sáu

[quay lại san josé/montreal]

 

 

 

 

chuyện thường

 nhớ Cao Xuân Huy

 

hôm qua thấy bạn về cười

cụng ly một cái hỏi đời ra răng?

thì đời vẫn sống nhăn răng

từ bạn đi mất nhì nhằng tới lui

buồn. thì cứ nhe răng cười

mà vui cũng đã lệ rơi trùng trùng

 

 

hoàng xuân sơn

tháng ba mười bốn

 

 

 

 

toàn phần

  ngày n của gió

 

thuần mẫn ở đâu

không có gì chen chân lọt vào sáng tinh ròng

đơn điệu. trên đồi trong rừng

những trái châu mở mắt đường về hố đạn

gom bi nằm huyện thẳm

ngày n. ngày n. suốt một đời có bao nhiêu ngày n

u mê rồng rắn chuỗi bi thảm tròng tréo hành vi

nhân tánh xác bươm cuộc tháo chạy rùng rùng

phương lũy

núi lửa bay trên hồ mặn

chạc thừng bện chặc hốc mắt

khô. và héo lụi

đỏ nhặm vải bụi kéo mịt khe tang

thuần mẫn ở đâu

nhân danh cuộc ngời táng mạng

 

và rồi biển chứng kiến

tất

 

Hoàng Xuân Sơn

17 dec. 2013

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20159:25 SA(Xem: 31280)
Nắng tô vàng mái hiên chùa Sư về giũ áo gọi mùa xuân lai Nữa đêm rót bát trăng đầy Đánh chuông bát nhã một chày kình thiên
18 Tháng Hai 20159:17 SA(Xem: 32213)
những giây phút đầu của năm thứ bốn mươi hãy nói gì đi em với những thinh lặng bủa vây để rồi tự thương xót thân thể mình đã xanh rêu ký ức nhưng chúng ta đừng minh chứng cho một điều sợ hãi
18 Tháng Hai 20158:26 SA(Xem: 30978)
khóa nồng còn đứng loay hoay thèm nghe thân nhiệt cuối ngày luân lưu vàng mai rụng hết xuân kiều sao còn biếc ngọc tỳ kheo vết buồn
18 Tháng Hai 20156:51 SA(Xem: 29230)
Tết thường được nhắc đến với những món ăn đặc trưng “thịt mỡ dưa hành,” và những mùi hương gây nhớ “thoảng mùi khói pháo thoảng mùi nhang.” Nhưng mỗi đứa trẻ mang theo nó một món ăn một hình ảnh một mùi hương riêng, không hẳn giống như những gì chúng ta thường gợi nhắc.
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31439)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 30020)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32742)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35644)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 38043)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32546)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?