- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cambodia

21 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33785)


cambodia-content

Nắng hực lửa, hơi nóng ngùn ngụt bốc lên từ đường phố phả vào mặt tôi rát bỏng.

Đặc sản Cambodia với những chảo dế, khay nhện, những xâu chim nướng phơi những cái đầu trọc lóc chen chúc trong thau, mùi ớt đỏ cay nồng. Tôi lợm giọng liên tưởng đến những cái đầu lâu với hốc mắt sâu thẳm tôi vẫn nhìn thấy trên những trang sách diệt chủng. Angkor Wat huyền bí với những tòa tháp hùng vĩ, tường thành đỗ nát, những rễ cây khổng lồ như vòi bạch tuột quấn quanh đền đài bí ẩn. Đêm buông, dập diu các cô thiếu nữ lả lơi trong vòng tay du khách trên phố Tây Siem Reap. Phố đêm Sài Gòn cũng vậy, cũng thác loạn bia ôm, đèn mờ những cô bé từ miền Tây nai tơ, bung nở, căng tròn trong tay khách.
Đền AngKor bổng chốc nổi tiếng khi Hollywood marketing rầm rộ bộ phim Tomb Raider với diễn viên lừng danh Angelina Jolie thủ vai nữ chính. Du khách khắp thế giới nườm nượp đỗ về.

Tôi chen chúc trong dòng du khách đủ sắc màu tha thẩn khắp phố phường trong cái nắng hực lửa của đất này. Tôi thích ngồi lê trên vỉa hè làm cốc nước Thốt nốt, ăn thử mấy que thịt nướng thơm lừng bên góc chợ, chạy dưới cơn mưa bất chợt, vẫy rối rít bác tài xe Túk Túk, dạo thành phố về đêm qua lời giới thiệu của người tài xế hiếu khách. Bác tài giống mấy anh nông dân ở miệt vườn Nam Bộ nước tôi. Giọng miền Nam quá chuẩn
Xe băng qua những cánh đồng cỏ cháy về thủ đô Phnom Penh, hai bên đường cây thốt nốt vươn mình trên trời xanh, sông đỏ ngầu phù sa, xà lang đưa khách đông ngẹt trên bến cảng . Bạn tôi đã bỏ mình nơi nào trên khúc sông này, nghe D kể bất ngờ trong đợt nghỉ quân đã gặp C, hai thằng bạn học mừng rỡ vồ lấy nhau mà khóc.
Không biết C đã đuối sức trên dòng sông nào, có phải khúc sông mà tôi đang đứng không C? Bạn đã bị lũ cuốn khi cùng đồng đội băng qua sông, xác bạn giờ đây có lẽ đã là phù sa tưới tốt cho những cánh đồng nước bạn.

Và T, T đã băng qua những cánh đồng nào trên đất Cambodia này, đã bị dìm ở nơi đâu khi bạn cố vượt biên sang Thái Lan. Quân Khmer đã bắn bạn hay chính người Việt mình giết. Có lẽ niềm hy vọng của gia đình, mong bạn trở về giờ đây đã lắng. Nhưng lòng tôi vẫn đau khi nhớ đến cái Tết năm nào tôi và H ghé thăm mong thắp cho bạn một cây nhang nhưng bàn thờ bạn không có. Ngày ấy gia đình T vẫn tin bạn còn. Tôi biết, hai từ mất tích với người còn sống là một bản án suốt đời chờ mong.
Tôi đi trên đất Cambodia, cố tìm hiểu lý do gì mà tuổi trẻ thế hệ tôi đã bỏ mình nơi nước bạn.

Hoàng Cung Cambodia, tôi chết lặng trước tấm bản đồ xứ Miên. Bao gồm đất nước tôi, trãi dài từ Miền Trung xuống Miền Nam ngày xưa là đất của Cham Pa và Chân Lạp. Người Việt tôi khởi đầu từ nhà Trần, nhà Nguyễn đã mở rộng bờ cõi như thế này đây… Và biết bao Vương triều đã sụp đỗ, bao dân tộc bị xóa tan, cuộc đời như lớp sóng phế hưng, hợp tan, tan hợp… Tự nhiên, chạnh lòng nghĩ đến ngày sau. Cho tôi xin đừng như bước chân Tây Tạng.

BAN MAI
Cambodia, mùa hè 2012

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81759)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86232)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87252)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78371)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100404)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81320)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192300)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84817)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114792)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84807)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.