- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Trong thời chiến tranh, tình yêu đôi khi là xa xỷ phẩm

21 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 34917)


banmai-nxhoang-content


Tôi nhận cuốn sách anh tặng, gửi từ Cali do một người bạn mang về chiều hôm qua. Suốt đêm tôi đọc một mạch cuốn “Bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu” có thể gọi là tùy bút cũng có thể gọi là truyện.


Những truyện tình bất ngờ cuồng điên và những bức thư anh gửi cho “Vy yếu dấu”. Tôi tự hỏi, người tình ở đâu mà nhiều quá vậy. Mỗi truyện là một người tình. Có lẽ với chất lãng tử và một người đàn ông quyến rũ như anh là một hấp lực khó cưỡng đối với các cô gái theo phong trào thời đại mới những năm 60.


Với Hà một cô nhà báo chiến trường mạnh mẽ có cá tính, có một đứa con nhưng cô không biết cha nó là ai, mà anh và những thằng bạn thì biết rỏ có lẽ một trong bọn họ. Với Trâm sang trọng rực rỡ tiêu tiền như nước, sài toàn đồ hiệu, cô muốn bao giờ cô cũng phải hơn người, mối tình thân xác trên biển quê nhà mà chính anh và cô chưa bao giờ nói tiếng yêu thương. Với Thủy trong chiếc khăn choàng màu tím đón anh ở phi trường Đà Lạt, anh gặp bất ngờ khi cả hai cùng đón chung một taxi trong buổi chiều mưa. Với Kim người đàn bà như trẻ con, mái tóc tém ngổ ngáo như một nhân vật của Sagan lái chiếc xe thể thao màu đỏ sẫm, một buổi chiều đến tòa soạn, anh chưa kịp ngỡ ngàng đã vào đề nhanh gọn, “anh lái thử xe mới của em nhé” (*), rồi cả hai phóng trên đường, len lỏi trong các con phố Chợ Lớn để tìm cho ra quán Mì Hoành Thánh mà cô thích. Và Vân cô gái Hà Nội di cư vào Nam kín đáo, đoan trang mối tình dại khờ đầu tiên khi thằng con trai mới 14 tuổi Vân đã 20, nhưng Vân trẻ măng như anh nghĩ, thằng con trai ngồi học bài nhưng ghen ngầm không muốn Vân được nhìn ai, nói chuyện với ai ngoài hắn. Nhưng trên hết là Vy yếu dấu, tất cả những người tình trong truyện là những bức thư hắn gửi cho Vy, Vy yêu chi một thằng đàn ông hoang đàng, cộc cằn như hắn, em vượt qua mọi lễ giáo, xem thường "Khổng Mạnh"...



“Bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu” tưởng là kể chuyện tình, nhưng không tôi nghĩ khác. Dù chúng ta không bắt gặp những hình ảnh bắn giết trên chiến trường, nhưng bàng bạc trong từng chuyện là tâm trạng chán nãn, hỗn loạn, bất cần đời, sống không biết ngày mai của một lớp thanh niên, của một Sài Gòn trong thời chiến tranh. Khi đang ngồi viết thư cho Vy trong tòa soạn thì hôm qua Vy biết không một thằng bạn của anh vừa mới mất trên chiến trường Cao nguyên không thấy xác, chiều nay lại một thằng bạn nữa. Là mẹ khóc lặng lẽ đến thăm Sơn ở quân trường, bàn tay mẹ rờ khắp mặt mũi Sơn, kêu Sơn đen quá, gầy nữa. Gia đình mẹ đã cung cấp cho tổ quốc 3 thằng con trai. Là bác lái taxi có đứa con trai lớn vào lính chưa đầy hai năm và mới chết trong một trận đánh tuần vừa rồi, nó bằng tuổi cậu. “Tới chừng nào thì hòa bình hả cậu, cậu có tin hòa bình sắp đến nơi rồi không?(*)
Hay nói theo cô ký giả người Pháp nghe nói chiến tranh hoài mà không biết thế nào là chiến tranh cho nên đến Việt Nam cho biết “…chị đến Việt Nam để tìm hiểu con người, chị muốn biết con người nghĩ gì khi giết người khác và bị người khác giết lại…Chiến tranh là một việc làm vô ích và ngu ngốc, là bằng chứng súc vật nhất về tính ngớ ngẩn của loài người”.(*)



Tôi ngờ những điều anh kể về tình yêu trong “Bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu” chỉ là những cuộc tình tưởng tượng của một thằng con trai “trong thời chiến tranh, tình yêu đôi khi là xa xỷ phẩm”.(*)


BAN MAI

20.3.2014



(*) “Bất cứ lúc nào Bất cứ ở đâu” Nguyễn Xuân Hoàng; Sài Gòn 1970; California USA 1998, NXB Văn.

* Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, thư ký tòa soạn tạp chí Văn Sài Gòn trước 1975.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 20162:36 CH(Xem: 31099)
Văn phòng là một hình vuông hoàn hảo, bên trong có hai trăm cái bàn giống nhau như đúc, hai mươi cái mỗi hàng dọc và cũng hai mươi cái ở hàng ngang, nằm cách nhau một khoảng cách bất di bất dịch.. Những thứ ấy nằm trên nền gạch trắng và tựa vào bức tường trắng.
08 Tháng Hai 20162:29 CH(Xem: 27672)
Không một chính quyền nào có thể chống lại cái khát vọng của những con người muốn sống cuộc sống có nhân phẩm và sự tôn trọng. Bước sang những ngày đầu năm, hãy cùng chúc nhau một năm mới tràn đầy tình yêu thương. Hãy là những Ko Ko Gyi, mỗi chúng ta sẽ thay đổi cái xã hội vô cảm này bằng tình yêu thương.
06 Tháng Hai 201612:43 SA(Xem: 27540)
chiều cuối năm / phủi bụi trái tim / giọt nước mắt khô không thể khóc / quánh vết thẹo lòng trơ trụi
26 Tháng Giêng 201612:58 SA(Xem: 31741)
Du Uyên Làm kế toán, sinh ra và lớn ở Sài Gòn, yêu cái đẹp. Như cái tên Du Uyên (Duyên) ngẫu nhiên vận vào mệnh người, cái “duyên” trong thơ Du Uyên là sự hài hước, lém lỉnh, độc đáo, nhạy bén, và rất đời thường.
26 Tháng Giêng 201612:37 SA(Xem: 27508)
Xin đừng vẽ lên khung tranh những giấc mơ bằng ký hiệu / Bởi anh sẽ nhớ em hơn / Khi bức tranh sẽ nói cho anh biết về những điều rất thực / Là con đường đã xa muôn trùng /
22 Tháng Giêng 20162:12 CH(Xem: 27243)
Vẽ một ngày Xuân đi vẽ một ngày Xuân thinh lặng vẽ một ngày úa nắng mùi hương hoa bay là đà cơn lạnh hanh khô thịt da ngồi trong chiều thơm hoa cúc
22 Tháng Giêng 20161:30 CH(Xem: 28396)
Trong giấc mơ nửa vòng trái đất những khuôn hình và ý niệm về một tình yêu bằng những câu hỏi Đồng chí đang làm gì Em có nhớ anh không
22 Tháng Giêng 201612:34 CH(Xem: 31504)
T rước hết tôi chỉ biết họa sĩ Đinh Cường qua tranh vẽ của ông và qua những bài thơ đăng trên bán nguyệt san Văn của bác Nguyễn Đình Vượng
22 Tháng Giêng 201612:17 CH(Xem: 34344)
Sang Úc tháng Tám năm 1988 để tham dự hội nghị những người viết kịch trẻ thế giới (International Festival for Young Playwrights) tại thành phố Sydney. Sau khi hội nghị kết thúc tôi làm đơn xin ở lại. Tôi quay trở lại học lớp 11 và 12 nhưng chỉ học ba môn chính là tiếng Anh, âm nhạc và sân khấu, với mục đích là học tiếng Anh và làm quen với văn hóa, nghệ thuật và sân khấu của Úc.(Tạ Duy Bình)
18 Tháng Giêng 20163:22 SA(Xem: 29637)
Không dễ mà bốn phụ nữ Mỹ gốc Việt này cùng một cô từ Việt Nam sang có thể cùng tụ tập nhau trên đất Mỹ. Mỗi người có vài cái tên, tạm gọi họ bằng cái nghề, đúng hơn là cái nghiệp mà họ đang theo.