- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIÃ BIỆT VŨ ÁNH

15 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 32319)


a_vuanh_2-uyen_nguyen-content

 Nhà báo Vũ Ánh- ảnh Uyên Nguyên


“Nhà báo Vũ Ánh, cựu chủ bút Nhật báo Người Việt, vừa đột ngột qua đời tại tư gia ở quận Cam, California, vào trưa ngày Thứ Sáu, 14 tháng Ba, 2014, thọ 73 tuổi.”

 

Thêm một mất mát đột ngột, thêm một nỗi buồn hoang mang, thêm một câu hỏi không bao giờ được trả lời: Tại Sao?

 

Tôi không quen Vũ Ánh, biết chỉ là biết một cái tên, nhưng ông Vũ Ánh là một hình ảnh, một cá tính mạnh mẽ khó thể làm ngơ nếu thường xuyên theo dõi báo chí. 

 

Cuộc đời của ông giàu có, hẳn nhiên, dù cái giàu có của ông là điều tôi chả bao giờ dám mơ: phóng viên chiến trường sống với lằn tên mũi đạn, tù cải tạo nơi địa ngục trần gian, lêu bêu phó thường dân trong xã hội cộng sản, và, tiếp tục làm báo với tiếng nói độc lập nơi không có súng đạn nhưng chữ nghĩa cũng mang giáo gươm và nghề làm báo ít tiền nhiều hệ lụy.

 

Vũ Ánh có lối viết rất mạnh mẽ, có lúc đọc ông phải thấy xây xẩm mặt mày vì cảm nghĩ bị ông thách thức và bêu riếu châm chọc. Đó là những vấn đề liên quan đến tư cách người lính, người dân; đó là vấn đề của suy nghĩ đứng đắn với lương tâm và trí thức phải có. Đôi lúc tôi cảm thấy bực mình, vì nghĩ rằng Vũ Ánh đã trả đủ nợ với cuộc đời của một “chàng trai nước Việt” nên có giọng kiêu căng. Nhưng, đọc và đọc lại những gì Vũ Ánh viết, tôi thường phải suy xét lại vấn đề, thường là phải lật ngược lại mọi nghĩ suy đã có đã nghe đã biết để hiểu mạch suy nghĩ của Vũ Ánh. Và, cho dẫu bị sốc vì cách nói mạnh mẽ ấy, tôi thường thấy mình đồng ý với những ý kiến của Vũ Ánh nhiều hơn là bất đồng.

 

Gọi là hội nhập, thì Vũ Ánh có tính cách của người làm truyền thông nơi đất này là luôn nói tiếng nói độc lập của mình cho dù đối chọi với đám đông. Gọi là trí thức, thì Vũ Ánh luôn khơi gợi một suy nghĩ cho vấn đề đặt ra. Tôi đòi hỏi gì hơn nơi một nhà báo?

 

Sống trọn vẹn đời mình như đã muốn, phải là, điều ấy đẹp như một bài thơ dù là bài thơ đắng. Xin mượn lời Vũ Hoàng Chương tiễn một nhà thơ để giã biệt Vũ Ánh:

 

Người thơ nằm xuống đó hiên ngang

Như một câu thơ trắng thẳng hàng

Đẩy mãi bàn chân tìm đất đứng

Ngoài ba chiều cũ sắp tan hoang.

 

 

Lưu Na

03/15/2014

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20159:25 SA(Xem: 31284)
Nắng tô vàng mái hiên chùa Sư về giũ áo gọi mùa xuân lai Nữa đêm rót bát trăng đầy Đánh chuông bát nhã một chày kình thiên
18 Tháng Hai 20159:17 SA(Xem: 32214)
những giây phút đầu của năm thứ bốn mươi hãy nói gì đi em với những thinh lặng bủa vây để rồi tự thương xót thân thể mình đã xanh rêu ký ức nhưng chúng ta đừng minh chứng cho một điều sợ hãi
18 Tháng Hai 20158:26 SA(Xem: 30980)
khóa nồng còn đứng loay hoay thèm nghe thân nhiệt cuối ngày luân lưu vàng mai rụng hết xuân kiều sao còn biếc ngọc tỳ kheo vết buồn
18 Tháng Hai 20156:51 SA(Xem: 29230)
Tết thường được nhắc đến với những món ăn đặc trưng “thịt mỡ dưa hành,” và những mùi hương gây nhớ “thoảng mùi khói pháo thoảng mùi nhang.” Nhưng mỗi đứa trẻ mang theo nó một món ăn một hình ảnh một mùi hương riêng, không hẳn giống như những gì chúng ta thường gợi nhắc.
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31442)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 30020)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32745)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35650)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 38045)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32551)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?