Em nhường anh cho người ta ôm về chiều bão đổ cây thuỳ dương tím mắt gió cát phủ trắng nhói đau.
Em tập thành người vừa đủ khi anh cần anh bông lơn thút nút ngõ hẻm Em cười nụ cười không đường tiệm cận chạy dài trống rỗng.
Em thiên thần đời không là địa đàng Anh khoác chiếc áo tắc kè giai điệu married vong vỏng.
Em điên kiểu điên của loài bò cái vẫn hiền lành cho anh vắt sữa ánh lửa mèo hoang rình mồi Nhạc Rock vỡ choang thánh ca nhà thờ âm vang Anh ngạo nghễ bên nàng manơcanh diêm dúa ném lại phía sau: “Đời không là địa đàng”
Thiếu tá Hân lấy lại tư thế ngồi trước vô lăng một cách điệu nghệ như chứng tỏ cho người bạn dạy lái xe mà anh hình dung đang ở bên cạnh rằng: “Cậu xem, “tay lái lụa” của tớ đã đạt tới trình độ nghệ sĩ chứ không phải là anh thợ lái - dù là thợ lái chuyên nghiệp cho ba tớ trước đây hay cho tớ hiện giờ…”.
không viết nổi bài thơ tình /
nào khó /
mặt trời ngừng quay mặt trăng thôi đẩy thuỷ triều lên xuống /
vẫn yêu /
đi năm trăm dặm tìm em /
không hề biết khát /
khuôn đã có từ lâu
Hai chị em Quỳnh Trâm và Bội Trâm hôm nay được mẹ dạy làm món bánh trái cây bằng bột đậu xanh để đón anh gia sư của hai nàng. Những chiếc bánh xinh xinh đủ màu sắc của trái khế vàng, trái ớt đỏ, trái mảng cầu…được bày sẵn trên khay thật hấp dẫn.
Trong cái thời buổi “Mạt” đủ thứ này, biết bao hiện tượng được gọi là “văn hóa” giống như “Huyền thoại” liên tục nảy nở, khiến thiên hạ khóc dở mếu dở, cười trong chua chát, thậm chí lo âu và hoảng sợ đến thót tim…
trên xứ sở của dối trá /
công lý đội chiếc mũ tàng hình /
quan tòa làm xiếc /
đi dây trên núi tiền loảng xoảng /
và thay vì tiếng vỗ tay /
ngày cũng như đêm /
là tiếng khóc của dân lành /
áo in hai chữ oan khiên /
Ông Đình ngồi bên lan can tầng một, với be rượu đế Gò Đen, một đĩa đậu phộng. Dưới chân là con đường Đào Duy Anh, quận Phú Nhuận, có hàng cây sao thấp thoáng mấy con sóc nhí nhảnh chuyền cành, thỉnh thoảng xòe đuôi dài đú đởn với nhau. Chúng không quan tâm đến xe cộ như dòng thác lũ cuồn cuộn chảy. Thói quen uống rượu một mình với đậu phộng rang, có từ hồi tham gia kháng chiến chống Pháp trên đất Bắc. Quê ông, một tỉnh cực Nam Trung bộ, nắng gió nên ít người nhâm nhi ly rượu với lạc rang như ở Thủ đô. Năm nay ông đã 82 tuổi, có năm mươi năm làm nghề, ông đã tham gia khai quật hàng trăm ngôi mộ cổ. Về hưu đã lâu, nhưng nhờ vốn kiến thức, ông vẫn được mời tham gia vào những đợt khảo cổ. Ông thông thạo chữ Pháp, chữ Hán, ngôn ngữ rất cần cho việc khám phá thư tịch cổ.
Ngày X, tôi tỉnh dậy trên giường, bác sỹ, y tá và cả hộ lý nhìn tôi, cái nhìn từ trên xuống, còn tôi thấy họ chụm đầu, vài đôi mắt kính của họ lấp loáng những tia sáng, những ngọn đèn trên trần cũng hắt xuống một thứ ánh sáng dịu.
Tôi hiểu nỗi thất vọng, sự đau lòng của em sau đợt thi năng khiếu chuyên ngành đạo diễn vừa rồi; và mọi lời an ủi lúc này là vô nghĩa. Tôi chỉ có đôi dòng tâm sự may ra có thể giúp em bình thản lại, dù lúc này có thể một số người thân gia đình em đang bĩu môi: “Ai bảo cứ khích nó đi vào cái nghề "chân không tới đất cật không tới trời", mơ mộng viển vông! Kỹ sư, bác sĩ còn chẳng ăn ai, nữa là cái nghề “đào giếng” (nhại vui cách nói của người miền Trung Trung Bộ)…
tôi sẽ xa thủy chiều nay trên xa lộ 10 /
vào khoảng 2 giờ rưỡi tôi lái xe thật nhanh /
hơn 90 miles một giờ /
đuổi theo mái tóc đường dài /
của ba mươi năm trước /
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.