- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HÀ DUY PHƯƠNG VÀ NHỮNG GIẤC MƠ

25 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 36071)

 

haphuongduy3-content

 Nhà thơ Hà Duy Phương


LTS: Như một ngôi sao lạ lấp lánh trên bầu trời, người thơ với những giấc mơ băng ngang thời gian bằng sâu kín của hồn thơ...Chúng tôi xin trân trọng gởi đến quí độc giả và văn hữu những giòng thơ đầy đam mê của Hà Duy Phương.

Tạp Chí Hợp Lưu

 

GIẤC MƠ BĂNG NGANG


Đó là giấc mơ tôi băng ngang cánh rừng nâu màu lá mục

Và màu xám chì chi chít những bài thơ

Vết tích bút lửa ghi khắc trên những thân cây cổ thụ gãy đổ

Những lối mòn bị chắn ngang

Xước nỗi buồn vắt dọc

 

Không hứa hẹn gì khi con đường đã cũ

Băng ngang cánh rừng bít lối

Giấc mơ tôi rã mòn chân mỏi

Đạp dấu hồn nhiên

 

Tôi như cô bé quàng khăn đỏ

Buồn ngác ngơ bên cánh rừng thơ lạnh hoang bóng sói

 

Không hứa hẹn gì khi mặn nồng đã cũ

Giấc mơ băng ngang cánh rừng nâu màu lá mục

Tôi hứa hẹn nhiều với thơ

Cho một lần biết mới...

 

HDP

 


GIẤC MƠ CHO ANH


Sài Gòn mùa hè nhiều đêm mưa rất nhẹ

bên khung cửa sổ không buồn khép em nằm hứng những hạt mưa ve

lạnh mát ướt buồn nỗi nhớ anh

những hạt mưa đọng trên má em sao trong lành và dịu ngọt quá đỗi

em nhớ anh hơn bao giờ

giá như anh là mưa

những hạt mưa chạm vào em đêm nay...

 

không biết làm sao để cố mài những con chữ

cho ngôn ngữ rực ngời ánh sắc xuyên tim

em nằm vẽ lặng im bằng màu son của gió bằng màu mắt của mưa

em nằm vẽ ngu ngơ một cái chết khù khờ

dòng sông bầu trời và những ngôi sao bơi

có cô gái trầm mình nơi chân cầu Ô Thước

tiếng quạ thất thanh cánh gãy dọc hiên đời...

 

cuối con đường ta không thấy nhau

nhưng bước dừng đã chậm

chẳng thể quay về

mưa uốn mình vẽ lên em giấc mơ nằm ngửa


HDP

 

GIẤC MƠ EM

 

đè lên giấc mơ những ngày chảy máu

em bầm đỏ ưu phiền

nơi ảo ảnh vành môi anh ẩn hiện

nụ hôn cười nỗi nhớ rưng rưng

 

em rướn níu lưng chừng khao khát

chấp chới vòm ngực mây non

cơn mưa dột từ dĩ vãng

mùa trăng nát bóng dội về

 

anh đến từ cơn mê

khi muôn ngàn ánh vỡ đã ghim vào giấc mơ em

 

còn gì cho nhau

ta còn gì cho nhau

ngoài những giấc mơ

ép máu

 

HDP

 

LI TÌNH MUN

 

 

chẳng còn gì cho nhau ngoài rất nhiều vọng tưởng

không là trăng để còn có cho đêm ánh sáng dịu dàng

trăng vẫn còn đó muôn đêm

em còn đó…

 

chẳng còn gì cho nhau

người đàn ông ôm cuộc đời đi qua bóng tối

bỏ quên mặt trời

con đường đêm hun hút khát vọng im

lời yêu hú khan trong gió

em còn đó?

 

chẳng còn gì cho nhau ngoài những cơn ho

khạc tuôn niềm đau quá vãng

trầm mình trong em chút ấm nồng lãng mạn

chợt thấy cơn mê tuột xích quay về

 

trăn trối yêu em…

 

 

hdp

 

GÓC CHẾT



mặt trời đã ngủ quên trên thảm mùa đầy ánh sao chơi vơi

lung linh rơi theo ngàn gió

hóa rừng nấm diệu kỳ thơm ấm giấc mơ em

mặt trời ngủ quên cho muôn đêm thức dậy

thức mãi vào nhau bóng sáng dịu dàng


có những rời xa vẽ vào đời nhau bức tranh luân lạc

chợt anh- nhát phác thảo xưa sau điểm xuyết nồng nàn

quét lên em trùng trùng cơn khát

đêm đeo lục lạc

gam sắc hoan ca


mặt trời ngủ quên trên bàn chân em nhón qua vọng tưởng

con đường phía trái

bàn chân phải

em bước đi lệch góc xuân thì

mặt trời ngủ quên


mặt trời ngủ quên cho nụ đêm vô ưu trườn hé trên chồi ngực em

sắc hoa cồn lên vú nắng

ôi trắng trong người đàn bà chưa bao giờ lắng cặn

uất căm điều-chưa-tới

bừng lửa đêm yêu

em bóp cổ mặt trời


cưỡng bức lãng quên



hdp

 

NỨT

 

 

tựa hạt mầm mong manh nứt vỏ

liệu ước mơ có chịu nổi bão giông?

nhiều lần chiêm bao ta thấy em cong người hóa bướm

bay đi...

 

như con tằm cuộn mình trong kén

em cuộn mình tử thủ niềm đau

nỗi nhớ xôn xao hoàng hôn róc gió

bật buồn đổ dốc hoang mang

ôi mịn màng giấc lang thang loài bướm

đêm ta miệt mài rắc phấn hoa

 

có những ngọn nguồn chìm sâu

như đêm hoài non khởi đầu mạch nắng

buông xuôi mùa vàng

ngày lá rơi ngang

 

ôi đốm lân tinh nơi hang em tăm tối

ta như viên bi thần thoại

lăn ướt mê sâu

trôi tuột về đâu thời gian nứt vỏ

mong manh ký ức nảy mầm

bình minh đâm cánh

 

em nứt kén

bay đi...

 

HÀ DUY PHƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20159:25 SA(Xem: 31277)
Nắng tô vàng mái hiên chùa Sư về giũ áo gọi mùa xuân lai Nữa đêm rót bát trăng đầy Đánh chuông bát nhã một chày kình thiên
18 Tháng Hai 20159:17 SA(Xem: 32213)
những giây phút đầu của năm thứ bốn mươi hãy nói gì đi em với những thinh lặng bủa vây để rồi tự thương xót thân thể mình đã xanh rêu ký ức nhưng chúng ta đừng minh chứng cho một điều sợ hãi
18 Tháng Hai 20158:26 SA(Xem: 30977)
khóa nồng còn đứng loay hoay thèm nghe thân nhiệt cuối ngày luân lưu vàng mai rụng hết xuân kiều sao còn biếc ngọc tỳ kheo vết buồn
18 Tháng Hai 20156:51 SA(Xem: 29221)
Tết thường được nhắc đến với những món ăn đặc trưng “thịt mỡ dưa hành,” và những mùi hương gây nhớ “thoảng mùi khói pháo thoảng mùi nhang.” Nhưng mỗi đứa trẻ mang theo nó một món ăn một hình ảnh một mùi hương riêng, không hẳn giống như những gì chúng ta thường gợi nhắc.
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31438)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 30017)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32736)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35638)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 38041)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32544)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?