- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ TRƯƠNG BÌNH MINH

21 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 50972)

truongbinhminh-_tho-content

 (Trương Bình Minh 1955 - 2013)

Tự do là ung dung trong ràng buộc
Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau

 (Thiền Sư Viên Minh)

LTS: Mời quí bạn đọc những bài thơ của Trương Bình Minh, đây là những bài thơ anh viết vào những tháng sau cùng của cuộc đời anh, từ tháng Bảy đến cuối tháng Chín năm 2013. Bình Minh là một thân hữu đại diện cho Hợp Lưu tại Georgia, Hoa Kỳ. Những bài thơ như những giòng nhật ký anh gởi lại cho cuộc đời đầy mộng ảo và phù du.

TCHL


TÂM KHÚC

Em về theo với nỗi buồn
Giấu trong tâm thức một cuồng si tôi
Em về như gió nổi trôi
Thổi tung nỗi nhớ tình tôi dư thừa

Em về qua những ngày mưa
Tiếng kêu ướt đẫm tình vừa phôi pha
Em về cùng bóng chim qua
Dấu in đáy nước nhạt nhoà khói sương

Thôi em tình đã mù sương
Nỗi đau đã chín một phương tôi về
Thôi em tình lỡ lời thề
Quạ kêu thê thiết vọng về thinh không


TÌNH XƯA

Em về trên những ưu phiền
Tình xưa lãng đãng một miền lãng quên
Mưa sa trên bước chân êm 
Mù sương một thoáng bồng bềnh cơn say

Dặt dìu nỗi nhớ lất lây
Quạ kêu khắc khoải những ngày biển dâu
Nhớ em trong tiếng kinh cầu
Chuông nhà thờ đổ lên màu tàn phai 

Quá khứ một cơn đau dài
Buồn trôi trên những tháng ngày hoang vu
Em và ký ức âm u
Mộng tàn trên những thiên thu tật nguyền

(July 30)


MƯA SÁNG THỨ BẢY

Buổi sáng cuối tuần
Bên ly cà phê
Mưa ngoài song cửa
Nỗi buồn lê thê

Từng phiến mưa rơi 
Trong hồn tăm tối
Chút quên chút nhớ
Nỗi buồn chơi vơi

Mưa trên cơn đau
Ngấm vào da thịt
Thần trí lãng đãng
Nỗi buồn thấm sâu

Tiếng vọng thương thân
Lúc bổng lúc trầm
Một đời mê sản
Nỗi buồn lặng câm

Buổi sáng cuối tuần
Mưa ngoài khoảng không
Chạm tay nỗi chết
Buồn sao tình cờ...


MỘT THỜI

Đã có một thời áo cơm điên đảo
Thời gian lặng lẽ lần vào hư không
Tỉnh giấc nam kha bóng chiều vời vợi
Trong gió thu về có chiếc lá rơi...


RA ĐI


Cái chết đã về máu xương rệu rã
Cơn mê chập chùng thôi thế cũng xong
Dẫu biết vô thường cớ sao buồn thế
Chân bước ngập ngừng về với cõi không...


TỰ TRÀO

Nín hơi chịu đựng cơn đau khủng
Mỉm miệng cười cho tâm em yên 
Em nào biết đâu tôi đuối sức
Mong sớm được về cõi viễn miên...


MÊ MUỘI

Dẫu biết thân này là giả tạm
Lòng vẫn ngập ngừng chẳng muốn buông
Có lẽ tâm trần đầy ma chướng
Quên mình là một giấc mơ hoang...


VÔ ĐỀ

Bóng đời đã phủ ánh tà dương
Tiếng vọng hư vô cũng đến gần
Vẫn thấy nỗi buồn trong cõi tạm
Con đường tự tại vẫn mù tăm...


MA CHƯỚNG

Tấm thân tứ đại
Đã lắm hư hao
Sao còn vương vấn
Một đời lao đao

Tấm thân tứ đại
Như bóng chiều tàn
Bên thềm hư ảo
Nỗi buồn miên man

Tấm thân tứ đại
Khi hết nghiệp duyên
Còn chăng cát bụi
Ngậm ngùi chẳng yên

Tấm thân tứ đại
Một lần qua đây
Vui buồn ngụp lặn 
Cõi chiêm bao này

Bây giờ chung cuộc
Thần trí mê man
Lần trong cõi mất
Cuộc vãng sinh buồn…


TRƯƠNG BÌNH MINH
(Georgia July- Sep 2013)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78233)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100217)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81142)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192066)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84658)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114597)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84628)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96200)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92670)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100267)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.