- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHIÊM NGHIỆM TỪ ” ĐỔ TIẾNG CHUÔNG CHÙA” CỦA NHÀ VĂN VŨ ĐẢM

23 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 55705)


bia_do_tieng_chuong_chua-content


Nhà văn VŨ ĐẢM vừa cho ra mắt tập truyện ngắn” Đổ tiếng chuông chùa” do NXB Thanh Niên ấn hành năm 2013. Tập truyện gồm 10 truyện ngắn đề cập đến nhân tình thế thái trong cái thời cuộc đang đầy biến động hiện nay. Không chỉ cái truyện ngắn” Đổ tiếng chuông chùa” lấy tên cho cả tập mà trong mỗi truyện, đọc xong ta như thấy ngân lên một hồi chuông do ai đó thỉnh lên để ta lắng nghe, chiêm nghiệm, lại như chính ta muốn thỉnh lên một hồi chuông để thức tỉnh chính ta.

 Ra ngõ gặp ba người, một truyện ngắn vừa đạt giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Báo Sài Gòn giải phóng và Hội nhà văn TP.HCM tổ chức năm 2012, truyện khá ngắn nhưng tư tưởng và tính triết luận lại ngân cao. Hạ Văn là một trí thức, đọc cả một bồ sách và cho rằng ta đây hiểu cái đạo ở đời, muốn giúp đời những điều to tát nhưng đời lại không hiểu mình nên suốt ngày chỉ chúi đầu vào đọc sách giải khuây, bỏ cả việc làm, bỏ cả chuyện vợ con. Rồi một ngày Hạ văn đi ra ngoài tìm thầy theo lời dạy của Khổng Tử, trong ba người gặp ngoài đường thế nào cũng có một người gặp ta. Hạ Văn đi, lúc đầu gặp một ông giáo sư, ông bảo có thể làm thầy Hạ Văn bằng cách hướng dẫn Hạ Văn làm luận án tiến sĩ; làm bằng tài năng sẽ thành nhà khoa học nhưng làm khoa học thì nghèo nên Hà Văn không theo. Còn làm tiến sĩ bằng tiền thì thể làm quan to nhưng làm quan mà dốt nát thì phải quỵ lụy ươn hèn nên Hạ Văn bỏ đi, không theo. Rồi Hạ Văn gặp một doanh nhân, bảo có thể làm thầy Hạ Văn bằng cách dạy cho Hạ Văn trở thành doanh nhân bằng nghệ thuật bán hàng, nói thách cao nhưng giảm giá lớn thì dân sẽ tham rẻ mà mua. Hạ Văn cho là lừa đảo nên bỏ đi. Rồi Hạ Văn về vùng quê, thấy cảnh sông nước yên bình lấy làm thích và nảy ra ý định về đây mua đất để thỉnh thoảng về về sống, câu cá sông, gối đầu lên cỏ mà đọc sách. Nhưng chợt nghĩ bọn dân quê vốn thất học, tham lam, lại sang vay tiền, lại sang mượn sách rồi không có giấy chùi đít lại chả tiện tay xé đi vài trang thì sao? Đúng lúc đó có đứa trẻ trâu đi qua, thấy Hạ Văn đeo nhiều vàng trên tay, trên cổ thì khuyên Hạ Văn hãy cất ngay đi kẻo lại thiệt thân. Hạ Văn cả cười bảo đến giáo sư, doanh dân còn chả làm được thầy ta chứ sá gì cái thằng nhãi ranh này? Rồi cứ thế thiu thiu ngủ, được một lúc vãi đái cả ra quần khi có hai tên cướp lăm lăm dao lột hết vàng, tiền bạc. Lúc hai tên cướp đi xa, hoàn hồn xong, Hạ Văn cắm đầu chạy vào làng, miệng lẩm bẩm:” Thầy ta, thầy ta!”. Thế đấy, đâu cứ giáo sư, tiến sĩ mới làm thầy được mà ngay một đứa trẻ trâu cũng có thể trở thành thầy ta ở trong một hoàn cảnh nào đấy!

 Con chim lạ, một truyện ngắn lấy từ hình ảnh con chim cu gáy ở ngoài đời, loài con chim này có đặc tính khi gáy nó hay chúc đầu xuống, chổng đít lên. Một hình ảnh tự nhiên, đời thường của loài chim cu gáy nhưng nó đã được nhà văn Ký, nhân vật trong truyện biến thành vị cứu tinh cho ông B cán bộ tỉnh về hưu. Khi còn đương chức, ông B được nhiều người đến nhờ cậy, khom lưng, cúi lạy để ông ban phát cho bổng lộc dự án, cấp tiền ngân sách, thăng quan tiến chức nhưng đến khi ông về hưu rồi thì chả có ma nào đến lạy lục ông nữa. Đó là lẽ đương nhiên vì xưa kia họ đến lạy lục ông theo kiểu mua- bán sòng phẳng chứ không phải tình người giúp đỡ lẫn nhau cho nên ông về hưu chả ai đến mau ông nữa thế nhưng ông không hiểu điều này lại cho là thiện hạ ăn ở bạc bẽo với mình thế nên ông mắc chứng trầm uất, và mấy lầ toan tự tử. May sao bà vợ ông biết được nhà văn Ký có con chim cu gáy, nó không những hót hay mà còn có động tác cúi đầu chổng mông giống như hình ảnh nhiều kẻ đã quỳ lạy ông B ngày xưa. Bà vợ ông B hỏi mua con chim, giá trăm triệu cũng mua, nhà văn Ký không bán mà tặng bà. Quả nhiên khi bà vợ đem con chim cu gáy về treo trước của phòng ngủ của ông B, khi thấy nó vừa gáy vừa gập đầu, chổng đít, ông B đã phụ họa theo:

- Cúc cù cu, cu!

- Tuyệt, rất tuyệt!

 Đây không phải là âm thanh của tiếng chuông chùa, chỉ là tiếng đối thoại của chim và người nhưng nó xoáy sây, ngân nga không kém gì tiếng chuông trong tâm trí bạn đọc về cái bi, cài hài sâu sắc của những kẻ bị quyền lực ám ảnh, chi phối ngay cả khi đã bước khỏi chốn quan trường.

 Nếu trong truyện Con chim lạ, ông quan tỉnh B bị ám ảnh bởi sự lạy lục của kẻ dưới thì trong truyện ngắn Tây Thi tỉnh lẻ, ông quan huyện Hứa Bình lại bị sự ám ảnh, hành hạ trong từng bữa ăn, giấc ngủ về cặp vú của vợ mình. Xuất thân từ một gia đình bần nông nghèo khổ, nghe theo lời bố, ông Hứa Bình cưới con ông cán bộ xã giàu có, quyền thế, tất nhiên cô vợ ông rất xấu nên mới chấp nhận làm vợ một kẻ cùng đinh như ông. Cái mà ông Hứa Bình kỳ vọng nhất trên thân thể cô con gái ông cán bộ xã chính là đôi gò bồng căng mẩy của cô, chả là thủa bé, ông đã nhìn trộm ngực của một người đàn bà có cặp vú đẹp, trắng nên nó ám vào tâm trí ông. Thế nên đếm tôn hôn khi cô vợ cởi bỏ chiếc xu- chiêng cứng như mo lang ra để lộ cặp vú nhão nhoét vì bị mấy thằng chăn trâu hồi bé giày vò thì ông đã điên tiết tát cho cô một cái và đuổi về nhà bố mẹ. Chỉ một lúc sau, gia đình bố vợ đã cho giai nhân đến đè ông Hứa Bình ra đòi xẻo cái của quí của ông, ông sợ hãi xin tha lỗi và sang đón vợ về. Từ đó cho đến khi ông bước vào chốn quan trường rồi trở thành cán bộ chủ chốt của huyện nhưng sự ám ảnh bởi cặp vú của vợ vẫn mãi đeo bám ông, ông thèm khát được ngắm nhìn đôi gò bồng còn trinh nguyên căng cứng. Rồi cơ hội đó cũng đến khi mà huyện ông có cô Ái Linh là người trong huyện đã đạt giải Á khôi một cuộc thi hoa hậu. Nhìn thấy ảnh cô chụp trên trang bìa một tạp chí, có bộ ngực hở hang, đẹp hút hồn ông đã mê mẩn và ra lệnh cho Nguyễn Bâu là phó văn phòng tuyển cô về làm tạp vụ cho ông với ý đồ ông sẽ ngắm bằng được cặp vú trinh nguyên của cô để rồi chết ông cũng hả lòng hả dạ. Thế nhưng sau bao tháng chăm chút cô, đưa cô Ái Linh vào được khách sạn, ông Hứa Bình khóc nấc lên, quỳ xuống nói cho cô biết sự thật về nỗi ám ảnh cặp vú của vợ và nỗi thèm khát được một lần trong đời nhìn thấy cặp vú trinh trắng và xin cô cho ngắm đôi vú cô thì hỡi ôi hai vú cô đã thâm sì vì cô bị anh phó văn phòng Nguyễn Bâu lừa phỉnh làm cho cô có thai. Ông Hứa Bình ngã vật ra giường, đôi môi ông úp vào chiếc xê-chiêng trắng muốt của cô Ái Linh. Cái đoạn kết bằng hình ảnh úp mặt của ông Hứa Bình vào chiếc xê- chiêng của cô nhân viên đã lột tả lên được một hình ảnh của một người đàn ông làm quan cả đời chỉ đi tìm cái đẹp, ngắm được một lần thôi mà cũng không được. Thật là bi hài.

 Nhà văn Vũ Đảm thường có những kết của truyện rất ấn tượng và để lại trong tâm trí bạn đọc một sự khắc khoải, suy ngẫm nối tiếp cái tư tưởng của nhà văn. Trong truyện Tiến sĩ tập đếm cũng có cái kết độc đáo như vậy. Một tiến sĩ trẻ- xưng tôi trong truyện, bỗng nhiên vào một ngày đẹp trời được ông viện trưởng nhấc lên ghế viện phó để bồi dưỡng tài năng trẻ kế cận vì ông vừa đưa cháu vào thăm Văn Miếu- Quốc tử giám và ông đã đến tấm bia khắc lời của tiến sĩ Thân Nhân Trung, triều Lê:” Hiền tài là nguyên khí quốc gia...”. Ông muốn học tập cha ông, trọng dụng nhân tài, quyết định bổ nhiệm đã được ông ký cho tiến sĩ trẻ, có tài có đức nhưng đợi mãi chả thấy vị tiến sĩ này có thái độ gì nên cuối cùng ông viện trưởng đã bổ nhiệm cho một ông sắp về hưu, dốt nát nhưng lại có tiền. Vị tiến sĩ trẻ lên phòng tổ chức, chất vấn ông trưởng phòng tại sao lại không trao quyết định cho anh mà lại trao cho ông sắp về hưu thì được ông trưởng phòng nói rằng dến đứa cháu ngoại của ông muốn vào được trường Mần non điểm cũng phải cạnh tranh biết đếm bằng tiếng Anh nữa là. Anh tiến sĩ đi ra ngoài rồi chả hiểu sao anh lại đếm bậc cầu thang:” Một bậc, hai bậc, ba bậc”. Có vẻ như ngây thơ nhưng đằng sau bước chân đếm cầu thang của anh tiến sĩ là hồi chuông buồn về tệ nạn mua quan bán chức hiện nay. Dù anh có tài, có đức nhưng không có ô dù, không có tiền thì cũng đừng hòng mơ đến một chức vụ quan trọng nào đó để cống hiến, để phụng sự nhân dân.

 Cõi người, ôi cõi người mênh mông, phức tạp, nhân văn lắm nhưng độc ác cũng không ít đẩy con người vào vòng xoáy của cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn. Cõi người trong truyện ngắn Cõi người của nhà văn Vũ Đảm đã được đẩy đến đỉnh điểm về sự mưu mô, ham hố danh vọng, mê tín đến mù quáng của những kẻ lắm tiền; và cả bi kịch của những người nghèo. Kẻ lắm tiền, trọc phú muốn có danh với đời đã nghe theo lời một tay thầy địa lý xui mua đất của vợ một người nông dân nghèo rồi đặt mộ mẹ mình vào đất ấy thì sẽ trở thành người nổi tiếng hoặc làm quan to. Việc thi nhau xây mộ người thân thật to, thật đẹp; việc nhờ thầy tìm đất đặt mộ để phát quan phát lộc đang là cái mốt thời thượng. Người nông dân nghèo đã buộc phải bán chỗ đất với giá cao như đất mặt phố đang là nơi an nghỉ của vợ để chuyển mộ vợ ra chỗ khác, lấy tiền cho con trai ở Hà Nội mua nhà. Và để che mắt được dân làng, ông đã giả điên vì mồ mả bị động. Cả họ ông sợ đàn ông trong họ bị điên như ông đã hô hào con cháu trong họ di dời mộ ông ra chỗ trũng gần bờ sông. Thật đau lòng, xót xa và cõi người chỉ ấm áp lại khi hình ảnh nén hương trên ngội mộ mới của vợ người đàn ông bùng cháy như muốn nói rằng người vợ sẽ phù hộ cho chồng cho con về việc làm khổ tâm của mình.

 Đổ tiếng chuông chùa, truyện ngắn lấy tên cho cả tập là một truyện rất hiện thực trong đời sống hiện nay. Một ông cục trưởng tên Hộ có quyền lực, giàu có luôn luôn được các đối tác săn đón để được ông ban bố ngân sách, các dự án làm ăn béo bở. Họ quà cáp, lại quả cho ông bằng nhiều triệu đô la, bằng những bữa tiệc sang trọng và bằng cả những cô chân dài xinh đẹp. Trong một lần, cục trưởng được một đối tác dâng cho người đẹp gạo trắng nước trong miền sông nước còn trinh tiết với mục đích cái” ngàn vàng” của người đẹp sẽ đổi lấy mảnh đất ngàn vàng ở tỉnh nọ để làm khu du lịch cao cấp. Nào ngờ bị bọn Tú Bà dâng hàng rởm, người đẹp đã vá lại cái ngàn vàng của mình năm lần. Vì nạo thai nhiều lần, bác sĩ cảnh báo nếu cô nạo thai thêm một lần nữa sẽ vĩnh viễn không có con nên trước khi ân ái, người đẹp bắt cục trưởng phải viết giấy cam đoan, có thai sẽ bỏ vợ để cưới cô. Bị sắc đẹp trong trắng hút hồn, cục trưởng viết mấy chữ cam đoan. Người đẹp có thai, cục trưởng định dùng tiền mua chuộc cô nạo thai nhưng cô bay từ TP.HCM ra tận phòng làm việc của cục trưởng ở Hà Nội, bắt ông quỳ gối hứa bỏ vợ ngay để cưới cô nếu không cô sẽ mở cửa phòng làm việc, vạch váy cho thiên hạ biết cái thai trong bụng cô là tác giả của ông. Thật là khủng khiếp, cục trưởng Hộ đã quỳ gối, thỏa hiệp. Ngay sau đó ông đã quỳ gối van xin vợ cho ly hôn. Bà vợ vì chồng vì con đã đồng ý ly hôn và bỏ vào một ngôi chùa hoang ở ngoại thành để tu hành. Cục trưởng sau đó lên được chức thứ trưởng nhưng cô vợ trẻ đã cuỗm hết tiền bỏ đi với nhân tình, bỏ lại hai đứa con trai sinh đôi cho ông, và đau đớn hơn là để lại cho ông cả căn bệnh thế kỷ HIV. Cục trưởng đã đến chùa, van xin vợ quay về nuôi hai đứa con cho ông, may mà chúng không bị HIV, ông quỳ gối cầu Phật trong tiếng chuông chùa mà vợ ông vừa thỉnh. Tiếng chuông chùa ngân vang, thức tỉnh trong ông thứ trưởng sự ăn năn , hối cải muộn màng. Tiếng chuông chùa cũng cảnh tỉnh nhân gian về sự tha hóa của đạo đức, sự xuống cấp của văn hóa trong cuộc sống chốn quan trường hôm nay.

Trần Văn


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35153)
T hấp thoáng tháng tư rưng rưng mùa hạ cũ Mùa xưa qua đây Tuổi trẻ hồng như màu mực đỏ Đêm đốt rừng gió xiết cổ tình ca
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35125)
« C hiến tranh là sự tiếp nối chính trị bằng những phương tiện khác» . Câu văn trứ danh này của Clausewitz, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua. Nó xác lập sự phụ thuộc của quân sự vào chính trị. Từ khi có những tập hợp người gọi là thành quốc hay quốc gia, người ta không làm chiến tranh đơn thuần nhằm chém giết lẫn nhau, mà để giành lấy quyền định đoạt số phận của một cộng đồng. Và kẻ tham chiến có thể thua hàng trăm trận đánh, miễn là thắng trận cuối cùng, nếu sau đó nó mang lại quyền quyết định về việc tổ chức chính quyền trên một lãnh thổ.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35735)
T ình trạng dịch thuật hiện nay ở Việt Nam đang ở mức cần phải báo động. Radio RFI đã dành nhiều chương trình cho những buổi nói chuyện với nhiều dịch giả trong và ngoài nước về vấn đề này. Sau Hoàng Hưng, Phạm Xuân Nguyên là những nhận định có phần nghiêm khắc của dịch giả Trần Thiện-Đạo đã sống ở Paris trên nửa thế kỷ. Trước 30-04-1975, Trần Thiện-Đạo cộng tác với các báoVăn, Tân Văn, Bách Khoa, Nghệ thuật... ở Sàigòn và hiện nay vẫn thường xuyên gửi bài in trên các sách báo văn học trong-ngoài nước. Ý kiến của Trần Thiện-Đạo sẽ như một liều thuốc đắng, may ra giã được một số tật cố hữu trong địa hạt dịch thuật của Việt Nam.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 38266)
Trước 30-04-1975 Thế Phong là một nhà văn quân đội. Ưu điểm của Thủy và T6 nằm ở giọng văn chuyển tải suy nghĩ nhân vật liên tục không chấm dứt, qua đó, người đọc bắt gặp thủ đô Sàigòn về đêm. Một thủ đô phù phiếm dù mặt trận kề cận. Một Sàigòn vừa trải qua Đảo Chánh đã chờ đợi Chỉnh Lý. Thế Phong ghi lại tâm trạng bấp bênh của xã hội miền Nam mà các chi tiết vũ trường, thao thức nhân vật có thể chuyển hoán cho hôm nay, bây giờ. Bối cảnh truyện xảy ra năm 1964, năm khởi đầu của nền đệ nhị Cộng Hoà.(TCHL)
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 39090)
C ánh tay tôi rơi dài bên tôi, tựa tiếng thở sâu từ ngàn năm trước. Tôi thở mơn man, dịu dàng trên đồi cao cùng người tình xa xứ đáng thương. Tôi thở lười biếng, hão huyền bên người đàn ông dậy nực phù sa sông Hồng. Tôi thở không thành tiếng trên triền cát vàng tựa chiếu chỉ vua ban, nghẹn ngào nuốt sâm quý hắc mùi đền đài Trung Hoa. Tôi thở dồn dập kích động, rên hú thanh quản từng hơi trong căn phòng Tim. Nước sông Hồng mùa đông cạn ráo. Dầu cho Hồ Tây tràn nước ra đường, sương mù dăng trắng thành phố. Không khí ẩm ướt đọng thành vũng trong những ngôi nhà phố cổ. Không ai, không gì biết đến sự tồn tại của tôi. Đồng loã cùng thân thể mát thơm, uốn dẻo và trái tim hỗn mang của tôi là màu đêm tối.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37995)
Tôi xô nó ra nói thôi mà, làm ở trong chùa tội chết. Nhưng thằng nhỏ giờ phút này còn có biết gì nữa, công an nó còn chưa sợ, sợ gì tội. Tôi ngó lên bức hình ông Quan Công trên bàn thờ, tôi nói coi chừng cái ông cầm cây Thanh Long đao kìa. Danh bước đến thổi tắt phụt ngọn đèn dầu. Trong phòng bỗng tối mực. Danh đã cởi áo tự hồi nào. Nó kéo tôi nằm ngữa ra nền xi-măng. Bóng tối như đêm làm cho dạn dĩ hơn, không còn mặc cảm tội lỗi nữa, tôi ôm Danh với tất cả ham mê. Thằng nhỏ tuổi trẻ mà tài cao. Nó làm tình như giông, như bão.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37033)
...Trong hoàn cảnh hiện nay, người làm văn học, trong hay ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ, đang có cơ hội và khả năng tạo một sinh khí cho xã hội VN, giúp giảm thiểu những phá sản tinh thần đang xẩy ra. Muốn vậy, rất cần có sự đam mê, học hỏi, và lòng can đảm nói thật, viết thật. Không có nền văn học có giá trị nào được xây dựng trên sự giả dối và tránh né.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 45428)
T ừ ngày 7/3/1975, khi Văn Tiến Dũng bắt đầu cô lập Ban Mê Thuột, tới ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vừa chẵn 55 ngày. Thật khó ngờ chỉ trong vòng 55 ngày và 55 đêm mà đạo quân hơn một triệu người–có hơn phần tư thế kỷ kinh nghiệm tác chiến, với những vũ khí khá hiện đại như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [VNCH]– bị sụp đổ hoàn toàn [...] Những hình ảnh điên loạn mà ống kính các phóng viên quốc tế thu nhận được chẳng khác cảnh vỡ đê trước con nước lũ, hay sự sụp đổ của một tòa lâu đài dựng trên bãi cát, khi nước triều dâng lên.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 38433)
c ắm que nhang tưởng niệm cho ngày ra đi thấy niềm cô đơn một lần nữa trở lại đêm soi gương sâu hút ánh mắt thoai thoải đường cong li tâm ấm ức
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 40203)
X uân Lộc là nút chặn đường tiến vào Sài gòn của quân Bắc Việt. 35 năm, thời gian tuy dài, nhưng có khi không thể xóa nhòa một vui buồn, huống chi những mất mát đớn đau trong đời người. Trong ký ức của người dân Long Khánh, và người dân miền Nam, trận chiến Xuân Lộc, không thể phôi pha.